Download miễn phí Tiểu luận Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của TB. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN

Đề tài: Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của TB. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN
LờI NóI ĐầU
Kinh tế chính trị là môn khoa học nghiên cứu về kinh tế. Thuật ngữ kinh tế chính trị bắt đầu có từ thế kỷ XVII và sự tìm hiểu không ngừng về thế giới khách quan, quy luật khách quan”bàn tay vô hình”, bàn tay nhà nước . Tuy ở từng giai đoạn từng thời kỳ lịch sử các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau. Người thì trọng tư tưởng tự do kinh tế , người thì trọng nền kinh tế phải có bàn tay của nhà nước. Nhưng tất cả đều có mong muốn và mục đích là làm sao cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và nâng cao cuộc sống người dân, chống lạm pháp và thất nghiệp . Đỉnh cao là học thuyết kinh tế về nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng XHCN của C. MAC Ông đã có cái nhìn đúng nhất và cụ thể nhất về kinh tế và những quy luật kinh tế, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Như vậy môn khoa học kinh tế chính trị đã có một thời kỳ dài biến đổi và phát triển , hoàn thiện . Tuy từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách còn rất xa. Nó còn phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia, sự linh hoạt của từng doanh nghiệp . . . Nhưng cái gốc , cái cốt lõi luôn luôn là nguyên tắc, là đúng bởi vì nó là quy luật vì thế mà mọi thành phần kinh tế phải tuân theo và chỉ có thể làm tốt quy luật đó lên. Còn nếu đi ngược quy lụt thì doanh nghiệp cũng sẽ dần tới phá sản .
Lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển cũng vậy. Đó là một trong những lý thuyết quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước bởi tầm quan trọng của nó.
A CƠ Sở Lý LUậN
Sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư. Vì vậy sau khi đã nghiên cứu quá trình sản xuất càn nghiên cứu quá trình lưu thông để xác định rõ hơn nữa vị trí của lưu thông và tác dụng tích cực của nó đối với sản xuất cùng những biểu hiện của quan hệ bóc lột TBCN . Trong quá trình này việc nghiên cứu sẽ làm chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bản chất của TBCN , giảI thích được đầy đủ những hiện thực bên ngoài của TBCN
Việc nghiên cứu quá trình lưu thông còn cung cấp cho chúng ta một số cơ sở lý luận về vấn đề này để nghiên cứu nền kinh tế XHCN. Chẳng hạn như lý luận về tư bản cố định và tư bản lưu động , thời gian sản xuất , thời gian lưu thông. . .
Lưu thông là quá trình biến tư bản từ hình thái tiền tệ sang hình tháI hàng hoá và từ hình tháI hàng hoá sang hình tháI tiền tệ. Quá trình đó bao gồm hai khâu mua và bán diễn ra trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động
I)TUÂN HOàN CủA TƯ BảN
1>Ba hình tháI vận động của tư bản và sự biến hoá hình tháI của tư bản
Mọi tư bản đều xuất hiện trước hết dưới một hình thức, một số lượng tiền tệ nhất định và được sử dụng để mang lại tiền tệ phụ thêm bằng cách bóc lột lao động làm thuê
Muốn đạt được kết quả ấy TB phải vận động qua ba giai đoạn

+Giai đoạn một:Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường với tư cách là người mua, thực hiên hành vi T-H thoạt nhìn T-H cũng chỉ là hành vi mua bán thông thường. Tiền tệ được sử dụng để mua như mọi hàng hoá khác. Nhưng xét kỹ thì các loại hàng hoá mà tư bản mua thì tiền tệ đóng vai trò khác hẳn. Hàng hoá được mua ở đây là TLSXvà sức lao động tức là vật và người của sản xuất hàng hoá. Quá trình đó có thê trình bày theo công thức:
TLSX
T-H
SLĐ
Rõ ràng trong quá trình này hành vi T-SLĐ đã trở thành yếu tố đặc trưng khiến tiền xuất hiện là TB. T-TLSX chỉ cần thiết để cho sức lao động đã mua có thể hoạt động được. Xong T_SLĐ được coi là nét đặc trưng của sản xuất TBCN không phải vì tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó. Tiền đã xuất hiện từ rất sớm để mua cái gọi là sự phục vụ. Nhưng mặc dầu thế tiền lúc ấy cũng không biến thành TB tiền tệ . Nét đặc trưng ở đây không phải là ở chỗ người ta có thể mua sức lao động bằng tiền mà là ở chỗ sức lao động đã trở thành hàng hoá. Đây là một việc mua bán, một quan hệ tiền tệ nhưng trong đó người mua là tư bản, người bán là người lao động đã bị tách rời hoàn toàn với TLSX. Vì không phải bản chất của tiền tệ đẻ ra mối quan của TBCN mà chính sự tồn tại của mối quan hệ đó đã làm cho chức năng đơn giản của tiền tệ biến thành chức năng của tưbản
T-H –TLSX là tư bản tiền tệ . hoàn thành quá trình này, giá trị tư bản trút bỏ hình tháI tư bản tiền tệ để tồn tại hình tháI tư bản hiện vật là sức lao động và TLSX dưới hình tháI các yếu tố của SXTBCN tức là hình tháI TBSX.
+Giai đoạn hai:TBSX mua được hàng hoá sức lao động rồi nhà tưbản không thể đem bán nó đi mà chỉ có quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định . Hơn nữa chỉ có tiêu dùng sức lao động mới tiêu dùng được TLSX đã mua. Người sở hữu tiền muốn thu được về thì phải có hàng hoá để bán . Do đó buôc anh ta phải tiến hành sản xuất hàng hoá. Nó được biểu diễn như sau.
SLĐ
H ,
TLSX. . . . . . . . H
Quá trình sản xuất ở đây diễn ra cũng như mọi quá trínhản xuất của mọi hình tháI kinh tế xã hội là do kết hợp hai yếu tố người lao động vàTLSX mà có . Song sự kết hợp hai yếu tố vốn hoàn toàn tách rời nhau này do “công lao” của nhà tư bản đã ứng hẳn tư bản của mình ra để thực hiện. SLĐ vàTLSX vì vậy mà trở thành hình tháI tồn tại của giá trịTB ứng trước. cách kết hợp đặc thù đó không chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động của tư bản. Quá trình sản xuất vì vậy trở thành một chức năng của CNTB . Kết quả của quá trình là một hàng hoá mới được tạo ra khác về giá trị sử dụng và lượng giá trị so với các hàng hoá cấu thành TBSX. Hàng hoá mới này đã mang giá trị thặng dư. Nó trở thành H” có giá trị bằng SX+ giá trị thặng dư. Như vậy kết quả của giai đoạn thứ hai là TB biến thành TBSX hàng hoá.
+Giai đoạn 3:H-T. Sản xuất ra hàng hoá rồi tưbản không thể ngừng vận động . Vì tồn tại dưới hình thức hàng hoá nên cần bán để thu tiền về thì mới có thể tiếp tục công việc kinh doanh.
TB ném vào lưu thông cũng không khác gì hàng hoá thông thường. Nó chỉ thực hiện chức năng vốn có của nó là trao đổi để lấy tiền. Nhưng sở dĩ nó là tưbản vì nó đã trở thành H đã mang trong mình giá trị của tư bản ứng trước và giá trị thặng dư. Vì vậy chỉ cần trao đổi đúng quy luật theo các hàng hoá thông thường và bán được toàn bộ H đảm bảo thu được Tnghĩa là thu được số tiền trội hơn số tiền ban đầu.
Kết thúc quá trình này TB hàng hoá biến thành TB tiền tệ. Tổng giá trị trong cả qúa trình vận độngTB trong cả 3 giai đoạn:
SLĐ
T-H
TLSX. . . . SX. . . . H. . . T.
TB biến thành giá trị thông qua một chuỗi biến hoá hình thái quan hệ lẫn nhau, quyết định lẫn nhau thông qua một chuỗi biến hoá hình thái mà bao nhiêu biến hoá hình thái là bâý nhiêu thời kỳ hay giai đoạn trong quá trình vận động của TB. Trong các giai đoạn đó có hai giai đoạn thuộc lĩnh vực lưu thôngvà một giai đoạn thuộc lĩnh vực SX
Sự vận động của TB trải qua 3 giai đoạn lần lượt mang 3 hình thái để rồi trở về trạng thái ban đầu với giá trị không chỉ được bảo tồn mà còn tăng lên, là sự tuần hoàn của TB.
Tuần hoàn của TB chỉ có thể tiến hành một cách bình thường chừng nào các giai đoạn khác nhau của nó không ngừng chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Mặt khác bản thân sự tuần hoàn lại làm cho tư bản phải nằm lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn trong một thời gian nhất định . Do đó sự tuần hoàn của TB là một sự vận động liên tục không ngừng
2. Sự thống nhất của 3 hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp
TB tiền tệ, TB hàng hoá, TB sản xuất đều không phải là những loại TB độc lập. ậ đây các hình TB ấy chỉ là những hình tháI chức năng đặc thù của TBCN, TB lần lượt mang 3 hình thái ấy và nếu xét trong quá trình vận động liên tục thì mỗi hình thái có thể xem là điểm xuất phát đồng thời là điểm quy hồi của nó . Tuần hoàn của TBTT hay là tuần hoàn của TBSX hay có thể là dạng tuần hoàn của TB hàng hoá
Tuần hoàn của TBTT với điểm xuất phát là tiền và điểm kết thúc là T, đã biểu thị một cách rõ rệt nhất các động cơ, mục đích vận động của TB là giá trị tăng thêm giá trị, tiền đẻ ra tiền và tích luỹ tiền. . . trong tuần hoàn này tiền là phương tiện ứng ra trong lưu thông . T là mục đích đat được trong lưu thông. Vì vậy hình như lưu thông đẻ ra giá trị còn sản xuất chỉ là khâu trung gian. Chính do đó mà nó là hình thái phiến diện nhất che dấu quan hệ bóc lột TBCN.
Tuần hoàn TBSX có công thức SX-H-T. . . SX nói lên hoạt động lắp lại một cách có chu kỳ của tư bản SX. Hình thái này cho thấy rõ là nó từ quá trình SX mà ra, là kết quả trực tiếp của SX. Tuần hoàn này cũng đã vạch rõ được nguồn gốc của TB đều từ quá trình Sx mà ra. Song tuần hoàn này lại không biểu thị việc SX ra giá trị thặng dư kết cục nó cũng chỉ xuất hiện dưới hình tháI cần thiết để làm chức năng TBSX, thực hiện quá trình táI SX. Nó không hề chỉ ra mục đích của quá trình là làm tăng giá trị. Do đó làm cho người ta dễ lầm là mục đích của nó chỉ là bản thân SX, trung tâm vấn đề chỉ là cố gắng SX thật nhiều và thật rẻ, có trao đổi cũng chỉ là trao đổi bình thường để tiến hành SX liên tục nên cũng không có hiện tượng SX thừa.
Tuần hoàn TB hàng hoá H-T-H-SX-H khác hẳn các hình thái tuần hoàn khác ở chỗ điểm xuất phát bao giờ cũng bắt đầu bằng H, bằng một giá trị đã tăng thêm giá trị, một giá trị TB ứng trước đã chúa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ quy mô nào.
II. >CHU CHUYểN CủA TB
1. Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển
Sự tuần hoàn củaTB nói lên sự biến hoá hình thái TB của các giai đoạn lưu thông và SX. Nhưng TB không phải chỉ biến hoá hình thái môt lần rồi dừng lại. TB là một sự vận động chứ không phải là một vật đứng yên. TB luôn tồn tại thì TB phải không ngừng đi vào lưu thông và tiếp tục thực hiện liên tục quá trình biến hoá hình thái tức là tuần hoàn của tư bản được lắp đi lắp lại nhều lần và có định kỳ . Đó là sự chu chuyển của TB
- Thời gian chu chuyển của TB là khoảng thời gian kể từ khi nhà TB ứng ra dưới một hình tháI tư bản nào đó cho đến khithu về cũng dưới hình tháI ấy có kèm theo giá trị thặng dư. Chu chuyểnTB chỉ là tuần hoàn TB xét dưới một quá trình định kỳ nên thời gian chu chuyển của TB cũng là tổng số thời gian mà TB trảI qua các giai đoạn lưu thông và giai đoạn SX trong quá trình tuần hoàn
- Thời gian sản xuất của TB là thời gian TB nằm trong lĩnh vực SX gồm :
+Thời gian lao động. Đây là thời gian duy nhất tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà TB.
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phớ



28

nhiều. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp duy trì hoạt động của mình trong một nghành ngay cả khi các điều kiện trở nên kém thuận lợi. Trên thực tế chi phí cho CN nghỉ việc hay chuyển đổi cơ cấu SX là rất lớn. Cũng như vậy việc ngừng hoạt động của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Một đặc điểm khác khi phân tích cung là của một doanh nghiệp là mức độ tập chung. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại hình chiến lược mà các doanh nghiệp khác sẽ có thể áp dụng . Trên thực tế nghành công nghiệp càng ít tập chung thì sự chênh lệch về giá công nhân của các doanh nghiệp càng lớn.
-Phân tích tình hình cạnh tranh
+Quy mô và sức mạnh cạnh tranh, quy mô chi phí cố định, bản chất sản phẩm, những vấn để được thua mang tính chiến lược , bản chất của các khoản đầu tư.
+Đối thủ tiềm năng :Tồn tại các rào cản nhập cuộc, rủi ro của các biện pháp trả đũa.
+Sản phẩm thay thế :Chức năng của các sản phẩm thay thế, sử dụng các sản phẩm thay thế.
+Khách hàng:Mật độ tập trung, tầm quan trọng của các chi phí so với tổng chi phí, chi phí chuyển đổi người cung cấp, nguy cơ sát nhập ngược theo chiều dọc.
+Người cung cấp:Mức độ tập chung, khác biệt hoá sản phẩm, nguy cơ sát nhập xuôI theo chiều dọc, tầm quan trọng của nghành với tư cách là khách hàng.
Nguy cơ xâm nhập của các đối thủ cạnh tranh mới, nguy cơ sản phẩm thay thế, quyền lực của các khách hàng, quyền lực của các nhà cung cấp. Các nhân tố này cho phép xác định những điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các doanh nghiệp khác. Điều này cho phép doanh nghiêp đoán được bản chất của cạnh tranh và các hành động chiến lược của các doanh nghiệp khác trên thị trường.
-Phân tích nội bộ , thực chất là phân tích mặt mạnh , mặt yếu củadoanh nghiệp và của các trung tâm hoạt động chiến lược măt khác là so sánh về mặt mạnh mặt yếu so với các doanh nghiệp khác và cuối cùng là để đánh giá vị trí tương đối của doanh nghiệp đối với một vị trí lý tưởng phù hợp với đòi hỏi cuả môI trường và những điều kiện cạnh tranh.
+Về mặt marketinh :Chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thị phần, giá sản phẩm, sự chung thành của khách hàng, chất lượng và chi phí phân phối, xúc tiến, quảng cáo bán hàng.
+Về sản xuất:Khả năng sản xuất, chi phí sản xuất, chất lượng sản xuất, thời hạn sản xuất, việc xắp xếp bố trí các bộ phận sản xuất.
+Về mặt nghiên cứu và phát triển:Vấn đề phát triển sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, tiềm năng nghiên cứu, sự tồn tại của các bằng sáng chế.
+Về mặt tài chính:Mức độ nợ nần, mức độ lợi nhuận, mức độ lưu kho, khả năng tín dụng của khách hàng, nguồn tài trợ , vấn đề tiền mặt.
+Về nhân sự:Những người có tài năng, khả năng thu hút và lưu giữ người có tài, chính sách khuyến khích và khen thưởng, hệ thống giao tiếp, vấn đề tiền lương và cách tuyển dụng .
+Mặt tổ chức:Cơ cấu tổ chức, các thủ tục hành chính, quy trình kiểm soát, quy trình ra quyết định, tính linh hoạt của tổ chức.
Khi đã xác định được các đặc trưng, chúng ta phải đánh giá. Vì vậy phải so sánh các điểm mạnh và yếu với các khả năng nội bộ của đối thủ cạnh tranh, đồng thời với dáng chiến lược mà thị trường đòi hỏi.
--Theo dõi môI trường tương lai của doanh nghiệp.
Để xác lập một cách hiệu quả chiến lược , một trong những yếu tố quan trọng là phát triển và sử dụng hệ thống môI trường cạnh tranh và phải có cái nhìn tổng thể về những thách thức trong tương lai mà doanh nghiệp sẽ phải đương đầu. Giúp doanh nghiệp đoán trước những khả năng phát triển cũng như những đe doạ mà doanh nghiệp phải đương đầu và cho phép doanh nghiệp kịp thời đối phó. Muốn vậy chúng ta phải tìm kiếm thông tin từ thị trường: Marketinh, sản xuất, tổ chức tài chính. . .
Marketinh :Giá cả, triết giá, hợp đồng, số lượng sản phẩm, thị trường sản phẩm, thị phần các chính sách và kế hoạch, quy mô sử dụng , lực lượng bán các kênh và chính sách sử dụng phân phối và chương trình quảng cáo.
+Thông tin về sản xuất:Quy trình sản xuất, công nghệ, chi phí sản xuất, khả năng sản xuất, vị trí và quy mô của nhà máy, bao gói sản phẩm.
+Tổ chức tài chính:Đặc điểm các cán bộ chủ chốt, phẩm chất của các cán bộ, điều kiện tài chính và vận động của chúng, chương trình phát triển và mua xắm, các dự án.
Các nguồn thông tin cung cấp dữ liệu cho doanh nghiệp
--Các giảI pháp chiến lược.
+Chuyên môn hoá:Nó gắn liền với doanh nghiệp khi doanh nghiệp mới ra đời. Đối với các doanh nghiệp này tập chung mọi khả năng dựa vào chi thức riêng biệt, lựa chọn khoảng trống thị trường để có thể có vị trí thống trị là con đường hợp lý nhất. Mặc dù vậy chiến lược chuyên môn hoá luôn luôn là con dao hai lưỡi. Về mặt ưu điểm trước hết là tránh được những phức tạp về quản lý mà các doanh nghiệp đa dạng hoá thường mắc phải. Mức độ chuyên môn hoá yếu càng dễ dàng xác định mục tiêu và hướng đi cho doanh nghiệp. Hơn nữa tính đơn giản tương đối trong công tác quản lý nhờ chiến lược chuyên môn hoá này giúp lãnh đạo doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực sức mạnh để lựa chọn thực hiện các chiến lược cơ bản của công ty. Do vậy các lãnh đạo có thể phát triển một hình ảnh chung nhất trên thi trường đối với khách hàng và cố gắng tấn công vào thị trường nhờ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng đó. Hơn nữa vì sản xuất chuyên môn hoá một sản phẩm nên doanh nghiệp có ưu thế hơn với các doanh nghiẹep khác ở chỗ họ hiểu rõ thậm trí đối phó kịp thời với những biến động có liên quan đến khách hàng. Tuy nhiênchuyên môn hoá sản xuất cũng có mặt trái của nó vì nó tập chung toàn bộ nguồn lực của một doanh nghiệp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy sẽ rất nguy hiểm nếu thị trường có biến động . Khi đó sự tồn tại của công ty chỉ còn trông chờ vào sự may rủi. Hơn nữa chuyên môn hoá con người và phương tiện sản xuất có thể tạo nên sự cứng nhắc trong tổ chưcs bởi vì họ rất thụ động không có khả năng thay đổi và thích ứng khi thị trường của họ giảm sút.
--Liên kết theo chiều dọc.
ĐôI khi liên kết theo chiều dọc được các doanh nghiệp chuyên môn hoá áp dụng để cảI thiện tình thế. Khi một doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì đây là một giảI pháp đúng đắn vì mỗi giai đoạn của sản xuất đều mang lại cho công ty một khoản lợi nhuận. Nó không phải để có được sản phẩm đa dạng mà là đảm bảo việc cung cấp sản phẩm được tôn trọng về chất lượng cũng như về thời hạn nhờ đó thu được giá trị gia tăng ở mỗi giai đoạn sản xuất sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. Liên kết theo chiều dọc cũng có nhiều bất lợi vì để thực hiện công việc này đòi hỏi phải có đầu tư và như vậy thường gây sức ép rất lớn đến nguồn lực của doanh nghiệp và trong một vàI trường hợp có thể làm con người chểnh mảng với thiên hướng ban đầu. Một nhược điểmnữa là nó gây nhiều phức tạp trong công tác quản lý sản xuất sản phẩm cuối cùng thì việc hiểu và làm chủ công tác tổ chức cũng như việc phối hợp các giai đoạn đó càng nảy sinh nhiều vấn đề. Một nhược điểm cuối cùng là thất bại trong thời kỳ suy thoái. Trong thời kỳ phát triển toàn bộ các dây chuyền sản xuất từ đơn vị cung cấp đến nguyên liệu đến đơn vị phân phối sản phẩm đều ảnh hưởng điều kiện thuận lợi. Nhưng khi doanh nghiệp suy thoái thì tất cả đều bị ảnh hưởng thay vào việc hưởng lợi nhuận là thua lỗ ngày càng ra tăng.
--Đa dạng hoá.
Để tránh những nguy cơ trên một số doanh nghiệp tìm cách đa dạng hoá. Chiến lược này bắt nguồn từ nhiều lý do. Trước hết sản phẩm truyền thống bị ế ẩm vì cầu thị trường giảm hay do cạnh tranh tăng thì doanh nghiệp phải có hướng đa dạng hoá các hoạt động hay thị trường mới .
Một lý do nữa là đa dạng hoá tìm cách phân tán tốt nhất những rủi ro và cân bằng cần thiết về lợi nhuận và thu nhập giữa các hoạt động khác nhau cái nọ bù cho cái kia và cuối cùng khi sản phẩm cơ bản đủ cho sự tăng trưởng . Khả năng đầu tư hiệu quả vào các lĩnh vực khác nhau trở thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất đó.
--Đổi mới chiến lược là một trong những chiến lược có tác động bên ngoàI mạnh nhất. Đổi mới có thể khôI phục sự tăng trưởng của doanh nghiệp, tiếp đến là toàn nghành. Ngược lại đổi mới có thể làm ngừng tăng trưởng, có thể tác động đến cơ cấu cạnh tranh và cũng có thể làm mất đi cạnh tranh. Cuối cùng tác động của đổi mới cũng làm biến đổi vị trí cạnh tranh của người đổi mới. Đổi mới được tiến hành trong các quá trình tác nghiệp tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế về chi phí.
Chúng ta biết được tác dụng của đổi mới nhưng làm thế nào để phát triển được chiến lược này. Đó là vấn đề mà mọi doanh nghiệp phải quan tâm vì đó là vấn đề mới mẻ cần khám phá.
Như vậy các doanh nghiệp sau khi đã có vốn, chiến lược sản xuất kinh doanh, luật doanh nghiệp có sửa đổi và bổ xung . . . thì kết quả đạt được sẽ ra sao.
Thực tế một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sử dụng tốt nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp còn bế tắc trong việc tìm thị trường, nhu cầu người tiêu dùng mặc dù thị trường trong nước là rất lớn vẫn còn tình trạng dân thiếu hàng hoá mà hàng hoá vẫn thừa chứng tỏ doanh nghiệp chưa trả lời được câu hỏi sản xuất cái gì và bán nó cho ai. Mà đã không trả lời được thì coi như doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả và có thể phá sản. Đổi mới chưa được bao lâu, nền kinh tế quản lý theo cách hành chính quan liêu bao cấp được thay bằng nền sản xuất hangf hoá theo cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước, giảI phóng sức lao động đã cởi trói cho những tiềm năng tiềm ẩn . Thế là hàng hoá ào ạt ra đời, nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngòi vào VN để sản xuất hàng hoá càng làm cho khả năng cung cấp hàng hoá cho tiêu dùng tăng. Nhưng VN chưa bao giờ thừa hàng hoá . VN có đến 80 triệu dân , đây là một thị trường có thể coi là lớn hàng hoá như hiện nay chưa thể coi là thoả mãn thị trường. Xi măng thừa, sắt thép thừa mà khắp nơi vẫn còn nhà tranh, nhà ngói. Đồ nhựa đồ nhôm đầy phố nhưng dân vẫn phải nấu cơm bằng xoong và chính xoong rửa sạch để đun nước uống. . .
Bất kỳ nền kinh tế nào cũng có một quan hệ khách quan đó là cung và cầu. Khi cung vượt quá cầu thì khủng hoảng thừa và ngược lại khi cầu vượt quá cung thì khủng hoảng thiêú xảy ra. ở nước ta một thị trường chiếm 79%là nông dân đang chịu sức ép của sự thiếu hàng hoá trong khi các nhà sản xuất lại đang thừa hàng hoá. Tuy chưa xảy ra khủng hoảng thừa nhưng một vàI bộ phận, một vì khu vực, một vàI doanh nghiệp thực sự có một cuộc khủng hoảng. Thực tế doanh nghiệp nước ta chủ yếu là vốn vay mà hàng hoá ứ đọng sẽ làm chậm vòng chu chuyển vốn không tạo ra được lợi nhuận sẽ ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp.
VN một thị trường rộng lớn có sức tiêu thụ hàng hoá cao nhưng thị trường lại không có sức mua do dân quá nghèo. Đại đa số nông dân tức là đại đa số cầu thiếu tiền
Khi cầu tạo nên sự phù hợp giữa cung và cầu làm sao cho người tiêu dùng phải có tiền để mua hàng. Đấy là kích vào bản chất của nhu cầu trong cơ chế thị trường.
Doanh nghiệp thừa hàng nhưng dân vẫn không mua, lượng hàng tồn kho trong các doanh nghiệp còn khá lớn. Sản phẩm tiêu thụ chậm , hàng hoá tồn đọng nhiều, vốn chậm luân chuyển, là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Vì vậy nhiều doanh nghiệp vốn tự có thấp nhưng họ không dám vay ngân hàng thương mại dù lãI suất rất thấp nhưng lợi nhuận họ đạt được vẫn thấp hơn lãI suất cho vay của ngân hàng thương mại thậm chí còn bị âm do đó không thể mở rộng sản xuất.
Về phía các doanh nghiệp hiện nay họ cũng chú trọng tiết kiệm vật tư nguyên vật liệu giảm giá thành nhueng vẫn nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh bán ra. Bên cạnh đó những doanh nghiệp áp dụng những cách bán hàng mới như trả góp, bán trả chậm, hạ giá bán mặt hàng tồn kho mở rộng đại lý, tăng cường tiếp thị đưa hàng và bán hàng cho dân ở các vùng núi xa xôi.
--Khách quan mà nói thì quản lý doanh nghiệp của nước ta không tồi.
Một mặt khác là doanh nghiệp VN không thu hút được nhân lực có tài bởi cử nhân ra trường ai cũng muốn vào liên doanh vì lương mà họ được hưởng ở đó cao hơn nhiều nên xu hướng làm doanh nghiệp VN chỉ là miễn cưỡng, với mức lương mà doanh nghiệp VN trả chỉ đủ để họ làm việc hời hợt, không dốc hết sức mình không tận tâm tận lực với công ty. Về khoa học kỹ thuật chúng ta không đủ tiền dể nhập máy móc. Với những máy móc không phải là tối tân nên chi phí cho sản xuất tăng , giá hàng hoá tăng trong khi đó giá hàng nước ngoàI nhập vào VN lại rẻ hơn mà hàng hoá lại đẹp hơn . Do đó doanh nghiệp VN khả năng cạnh tranh còn thấp kém. Thực tế hàng TQ tràn đầy thị trường VN họ vẫn bán được vì hangf của họ đẹp , rẻ rất phù hợp với đời sống của phần lớn dân VN là nông dân.
Một mặt nữa là hiện nay nước ta đang đào tạo tràn lan đi ngược lại tỷ lệ 1 đại học 2 trung cấp 7công nhân thì lại là 7đại học 1 trung cấp và 2công nhân . Số lượng công nhân lành nghề rất hiếm.
Tuy vậy không phải doanh nghiệp VN nào cũng lâm vào tình trạng như vậy. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả với đồng vốn vay và vốn tự có ít ỏi của mình đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng GNP.
CáI khó cho các doanh nghiệp VN hiện nay là sản xuất ra hàng hoá nhiều thì ứ đọng ế thừa không bán được bởi vì cầu của người dân thấp, dân không đủ tiền mua nhưng hàng hoá lại không cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoàI, không thể xuất khẩu ra ngoài. Đó là điểm yếu của doanh nghiệp VN.
Doanh nghiệp VN chủ yếu là vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh nhỏ , vốn thiếu nhiều . Phần lớn là kinh doanh trên vốn vay. Nhiệm vụ của các nhà quản lý doanh nghiệp là phải làm sao tạo ra được vòng tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh chóng tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để có thể duy trì, phát triển doanh nghiệp. cần tạo ra được tính trội trong hệ thống quản lý, tạo ra sự cộng hưởng giữa các thành viên trong hệ thống.
Doanh nghiệp VN vẫn tồn tại duy trì công việc kinh doanh đều đặn chứng tỏ công việc quản lý doanh nghiệp của các nhà quản lý trong nước không phải là tồi. Với lý do tại sao doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả . Đây là câu hỏi đối với các nhà chức trách, đảng, nhà nước mặc dù đầu tư nước ngoàI đầu tư vào nước ta không phải là ít . Sinh viên ra trường thất nghiệp, lực lượng tại chức lại quá đông . Tuy họ có kinh nghiệm trong công việc nhưng họ lại không có chuyên môn Lực lượng này còn quá nhiêù đặc biêt tồn tại trong các doanh nghiệp nhà nước trong khi sinh viên ra trường lại thất nghiệp đành đi làm những công việc mà họ không hề có chuyên môn. Một hiện tượng chớ chêu là những công việc như gội đầu , mát xa cũng phải có bằng đại học mà không hiểu họ cần cái bằng đại học đó để làm gì hay là chỉ cần có để ra oai để câu khách còn kiến thức ở trong cái bằng đó thì chẳng có tác dụng gì đối vơí công việc họ làm.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


xem thêm

Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
G Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý th Kiến trúc, xây dựng 0
Y Trình bày lý thuyết chung về công nghệ truyền tải không đồng bộ ATM như đặc điểm chung, các dịch vụ, Luận văn Kinh tế 0
D TRÌNH BÀY LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MAC LENIN VỀ TIỀN CÔNG VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ Ở VIỆT NAM Môn đại cương 0
D Lý luận giá trị thặng dư được trình bày trong quyển I bộ Tư bản của C.Mác. Ý nghĩa của vấn đề này đố Môn đại cương 0
L Trình bày lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
A Trình bày lý thuyết về Web có ngữ nghĩa, ontology và các thế hệ phát triển của World Wide Web Tài liệu chưa phân loại 0
A Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của các nguyên tắc n Tài liệu chưa phân loại 0
N Chuẩn mực số 545 - Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý Tài liệu chưa phân loại 0
Q Trình bày cơ cấu tổ chức của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Techcom Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top