tctuvan

New Member
Tải miễn phí giáo án

BÀI MỞ ĐẦU

1.1. Vị trí, định nghĩa môn học
- Nguyên lý máy là môn học kỹ thuật cơ sở nối liền toán, lý, cơ lý thuyết với các môn kỹ thuật cơ sở chuyên môn khác như chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, động cơ đốt trong, máy xây dựng, ô tô…
- Nguyên lý máy nằm trong nhóm Cơ học ứng dụng, đối tượng nghiên cứu là những vật thể có trong thiết kế kỹ thuật, ứng dụng những kiến thức trong cơ học vào các máy cụ thể, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về máy

1.2. Đối tượng môn học
- Đối tượng của môn học là cơ cấu và máy
- Cơ cấu: Cơ cấu là tập hợp những vật thể chuyển động theo quy luật xác định, có nhiệm vụ biến đổi hay truyền chuyển động
Ví dụ:
+ Cơ cấu bánh răng dùng truyền chuyển động quay từ trục chủ động sang trục bị động
+ Cơ cấu tay quay con trượt dùng biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến khứ hồi




- Máy: Máy là một tổ hợp các vật thể liên kết với nhau, dùng để biến đổi năng lượng, để biến đổi chuyển động, hay để tập hợp và gia công các thông tin, với mục đích nâng cao năng suất, thay thế hay làm nhẹ bớt lao động trí óc và chân tay của con người. Trong phạm vi môn học, Máy là tập hợp những cơ cấu, có nhiệm vụ biến đổi hay sử dụng cơ năng để làm ra công có ích.


Ví dụ:
+ Động cơ nổ
+ Máy bào ngang

- Phân loại máy: tùy nhiệm vụ, máy được chia làm hai loại chính.
+ Máy năng lượng: nhiệm vụ biến đổi các dạng năng lượng.
+ Máy công tác: sử dụng cơ năng làm ra công có ích. Máy công tác dùng để thực hiện các quy trình công nghệ khác nhau trong sản xuất: biến đổi hình dáng, kích thước, vị trí, trạng thái, … của sản phẩm hay nguyên vật liệu. Ví dụ máy tiện, máy dệt, …
Ngoài ra ta có các khái niệm như:
+ Máy tổ hợp: gồm các loại máy được phối hợp với nhau để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó.
+ Máy tự động: các động tác của máy được thực hiện một cách tự động bằng các cơ cấu của chúng, không cần sự can thiệp trực tiếp của con người
- Nguyên lý máy không nghiên cứu tất cả các loại máy và tất cả các vấn đề về máy.

1.3. Nội dung của môn học, mô hình nghiên cứu
a. Nội dung của môn học
- Nguyên lý máy nghiên cứu 3 nội dung cơ bản:
+ Nguyên lý cấu tạo của cơ cấu,
+ Nghiên cứu động học và động lực học cơ cấu
+ Động lực học máy
- Nguyên lý máy cung cấp kiến thức để giải quyết hai bài toán cơ bản trong thực tế: bài toán phân tích và tổng hợp
- Bài toán phân tích: xác định các đặc trưng cấu trúc, động học và động lực học của cơ cấu đã cho trước, từ đó suy ra chức năng làm việc của chúng
Máy được xem như la một hệ động lực phức tạp. Các tham số của hệ được phân thành hai nhóm: nhóm các tham số vào và nhóm các tham số ra.
Các tham số vào là các tham số ban đầu của cơ cấu và máy, các tham số đặc trưng cho tác động bên ngoài như kich thích, tải trọng môi trường…
Các tham số ra là các tham số có liên quan tới công dụng và chức năng của máy, hệ quả của các hiện tượng xảy ra khi máy làm việc (lực quán tính, rung động, tổn hao năng lượng…)
Bài toán phân tích đòi hỏi phải xác định các tham số ra của cơ cấu và máy (quy luật chuyển động, các chỉ tiêu chất lượng, năng lượng tiêu hao…) khi biết trước các tham số vào (kích thước các khâu, ngoại lực tác dụng, điều kiện làm việc…). Bài toán phân tích còn gọi là bài toán thuận. Bài toán bao gồm phân tích cấu trúc, phân tích động học và phân tích động lực học của cơ cấu và máy
+ Phân tích cấu trúc: nghiên cứu các nguyên tắc của cấu trúc cơ cấu và khả năng chuyển động của cơ cấu
+ Phân tích động học: xác định chuyển động của các khâu, chỉ xét đến quan hệ hình học và động học giữa chúng
+ Phân tích động lực học: phân tích chuyển động dưới các nguyên nhân như lực tác động, quán tính
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top