Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao Lãnh



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2
I. Vị trí địa lý 2
II. Đặc điểm khí hậu 3
III. Điều kiện thuỷ văn 5
IV. Địa chất thuỷ văn 6
V. Điều kiện kinh tế xã hội 7
VI. Hiện trạng thoát nước 11
VII. Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh đến 2025 16
VIII. Ảnh hưởng của việc xây dựng hệ thống thoát đến kinh tế - xã hội đô thị 21
IX. Hiện trạng môi trường nước mặt 22
Chương II. Thiết kế mạng lưới thoát nước sinh hoạt 26
II.1. Lựa chọn loại hình hệ thống thoát nước 26
II.2. Các số liệu cơ bản 28
Chương III. Thiết kế mạng lưới thoát nước mưa 54
Chương IV. Tính toán diuke qua sông 60
Chương V. Thiết kế trạm xử lý nước thải thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp 67
I. Xác định các thông số tính toán cơ bản 67
1. Lưu lượng nước tính toán 67
2. Xác định nồng độ chất bẩn 67
3. Xác định dân số tính toán 68
II. Xác định mức độ xử lý nước thải cần thiết lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ 69
1. Xác định mức độ xử lý nước thải cần thiết 69
2. Lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ 71
III. Tính toán các công trình xử lý nước thải phương án I 76
1. Ngăn tiếp nhận 76
2. Song chắn rác 76
3. Bể lắng cát ngang 79
4. Tính toán sân phơi cát 83
5. Tính toán bể lắng đứng đợt I 84
6. Tính bể Aeroten trộn 88
7. Tính toán bể lắng đứng đợt II 92
8. Tính toán bể nén bùn đứng 93
9. Bể Mêtan 95
10. Sân phơi bùn 98
11. Trạm khử trùng 100
12. Tính toán máng trộn 102
13. Tính toán bể tiếp xúc 103

LỜI NÓI ĐẦU

Bảo vệ môi trường hiện nay là vấn đề bức xúc trên toàn cầu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới nên việc quan tâm đến môi trường sống trong đó bảoc vệ nguồn nước không bị ô nhiễm đã và đang được Đảng và Nhà nước, các tổ chức và mọi người dân quan tâm. Đó không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Một trong các biện pháp tích cực để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước thiên nhiên tránh không bị ô nhiễm bởi các chất thải do hoạt động sống và làm việc của con người gây ra là việc thu gom và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường và tổng hợp các kiến thức đã học trong 5 năm tại Viện Khoa Học & Kĩ Thuật Môi Trường – trường Đại Học Xây Dựng, em đã nhận nhiệm vụ làm Đồ án tốt nghiệp “Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao Lãnh”.
Trong quá trình thực hiện Đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong Viện, đặc biệt là thầy giáo :ThS. NguyÔn H÷u Hoµ. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp này.
Với trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn hạn chế nên Đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô giáo và các bạn.
Hà Nội ngày tháng năm 2009



Nguyễn Anh TuÊn.

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
I. Vị trí địa lý.
Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, có ranh giới với huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.
- Đông và Bắc giáp huyện Cao Lãnh.
- Tây giáp sông Tiền và huyện Chợ Mới (An Giang)
- Nam giáp huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp
Thành phố Cao Lãnh có tọa độ địa lý: 10o24’-10o31’ vĩ độ Bắc và 105o33’-105o42’ kinh độ Đông. Cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ 80km và cách biên giới Việt Nam – Campuchia 54km.
Đặc điểm địa hình và diện tích.
Địa hình:
Địa hình tự nhiên của thành phố Cao Lãnh rất bằng phẳng, cao độ địa hình trung bình thay đổi từ 4.30m tới 7.00m. Khu vực Thành phố có nhiều sông rạch chia cắt địa hình thành nhiều khu vực nhỏ như sông Đình Trung, kênh Thầy Cừ, rạch Chùa, rạch Xếp Lá,… địa hình của thành phố Cao Lãnh thay đổi theo từng khu vực như sau:
- Khu vực trung tâm thành phố: gồm các phường 1, 2, 3, một phần phường 4, khu Trần Quốc Toản và khu các công trình thể thao tại xã Mỹ Trà là các khu vực có mật độ xây dựng cao đã được tôn nền tới cao độ trung bình từ 2.20m tới 6.10m.
- Khu vực dọc sông Cao Lãnh, dọc đường Phạm Hữu Lầu ra bến phà Cao Lãnh có cao độ địa hình tương đối cao, cao trình tự nhiên trung bình từ 4.80m tới 6.20m.
- Các khu vực khác phần lớn là đất ruộng, vườn có cao độ địa hình tương đối thấp, cao độ trung bình từ 4.30m tới 5.70m.
Các sông lớn trong phạm vi thành phố Cao Lãnh có tác dụng giao thông thuỷ, tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho Thành phố gồm có:
- Sông Tiền đoạn qua phạm vi thành phố Cao Lãnh có chiều dài khoảng 20km, bờ sông tương đối ổn định không bị xói lở. Đây là tuyến giao thông thuỷ quốc gia và cũng góp phần quan trọng trong việc tiêu thoát lũ cho thành phố Cao Lãnh.
- Sông Cao Lãnh chảy qua trung tâm thành phố có chiều dài khoảng 13km, chiều rộng trung bình từ 25m tới 50m, sâu trung bình từ 4,7m tới 7m.
- Sông Đình Trung đoạn qua thành phố có chiều dài khoảng 7.5km, rộng trung bình từ 20m tới 50m, sâu trung bình từ 4m tới 6m.
Diện tích:
Diện tích tự nhiên toàn Thành phố Cao Lãnh rộng 1071954ha (tương đương 107 km2) và 151027 nhân khẩu. Trong đó:
- Đất nông nghiệp : 6223 ha.
- Đất chuyên dùng : 756 ha.
- Đất ở : 878 ha.
- Đất khác : 1868 ha, chủ yếu là sông rạch.
Phân theo khu vực:
- Diện tích nội thành : 2252 ha.
- Diện tích ngoại thành : 7448 ha.
II. Đặc điểm khí hậu.
Mưa:
Thành phố Cao Lãnh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và khí hậu Thành phố có đặc điểm là nhiệt độ ổn định và đồng nhất. Độ ẩm cao và lượng mưa tương đối phong phú. Thành phố Cao Lãnh có đặc điểm khí tượng chung của tỉnh Đồng Tháp, nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt là Mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 90%-92% lượng mưa cả năm, trong đó chỉ riêng 2 tháng (tháng 9 và tháng 10) lượng mưa chiếm đến 30%-40% lượng mưa cả năm, thời gian còn lại (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) là mùa khô, thời gian này lượng mưa chỉ chiếm từ 8%-10% lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa tại thị xã từ 1200-1500mm/năm và thường ở mức trung bình là 1300mm/năm.
- Lượng nước bốc hơi trung bình là 3-5mm/ngày, lượng nước bốc hơi tập trung vào các tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm khoảng 1600mm/năm, tương ứng với lượng mưa nhưng lệch về thời gian.
Nắng:
Là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9.1 giờ/ngày.
Gió:
Trong năm hình thành 2 mùa gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11, thổi từ Vịnh Thái Lan mang nhiều hơi nước gây mưa.
+ Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 12 đến tháng 4, thổi từ lục địa khô và hanh. Tốc độ trung bình năm 1.0-1.5m/s, trung bình lớn nhất 17m/s.
Nhiệt độ không khí :
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phulove154

New Member
Re: [Free] Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao Lãnh

cho mình xin link download đầy đủ nha bạn. thanks bạn nhìu
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Thiết kế hệ thống thoát nước thành phố Cao Lãnh

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top