giacubeo

New Member
Báo cáo Thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7
Mục lục.1
Lời cảm ơn.2
Lời nói đầu.3
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG.5
I. Một số khái niệm cơ bản về BHLĐ.5
II. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ.14
III. Nội dung của công tác BHLĐ.20
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ TẠI DOANH NGHIỆP.23
Chương I: Khái quát chung về doanh nghiệp.23
Chương II: Những nội dung về kỹ thuật an toàn.34
Chương III: Những nội dung về vệ sinh lao động.44
Chương IV: Các nội dung thực hiện chính sách BHLĐ.52
Chương V: Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.56
PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.60
I. Nhận xét chung về công tác BHLĐ tại công ty.60
II. Một số ý kiến đóng góp.60
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG.62
Tài liệu tham khảo.63
LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng đất nước con người là vốn quý nhất, cho nên Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm chăm sóc tới con người lao động. Như Bác Hồ đã dạy: “ Mỗi người lao động bất kỳ nam hay nữ đều rất quý báu, chẳng những quý cho gia đình các cô, các chú mà còn quý cho Đảng, cho Chính phủ và cho nhân dân nữa. Nếu để xảy ra tai nạn là thiệt chung cho bản thân gia đình, cho Chính phủ và nhân dân. Vì vậy chúng ta phải hết sức bảo vệ an toàn lao động, hết sức bảo vệ tính mệnh của người công nhân...”.Thực hiện theo lời Bác, việc đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất đã và đang được Đảng, Nhà nước, cùng các Bộ, các cấp, các ngành quan tâm hàng đầu.
Bảo hộ lao động là chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng, Nhà nước và có vị trí quan trọng nên ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, năm 1947 Bác Hồ đã ký sắc lệnh 29/ SL về lao động. Bác căn dặn lao động phải đi đôi với bảo hộ lao động, phải đảm bảo an toàn lao động vì con người là vốn quý.
Ngày nay công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh, công nghiệp phát triển mạnh gắn liền với việc tăng về số lượng cũng như chủng loại các máy móc, thiết bị. Khi sản xuất phát triển, công nghiệp hoá tăng lên thì cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại và tác hại của các yếu tố đó cũng tăng lên. Việc loại trừ và hạn chế bớt các yếu tố nguy hiểm, độc hại là yêu cầu quan trọng và rất cần thiết đối với sức khoẻ người lao động, với sản xuất và với môi trường chung của toàn xã hội.

Vì vậy Bảo hộ lao động ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn vì nếu làm tốt công tác Bảo hộ lao động sẽ giúp người lao động luôn được thoải mái, khoẻ mạnh và tránh được các tai nạn lao động, do đó lao động đạt hiệu quả cao, sản xuất phát triển làm cho sinh hoạt xã hội vui tươi, lành mạnh, mức sống của người lao động được nâng cao.
Như vậy lợi ích và tầm quan trọng của công tác Bảo hộ lao động thực sự đóng vai trò to lớn trong lao động sản xuất và trong công cuộc xây dựng đất nước ngày một phát triển, văn minh và giàu đẹp hơn.














PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG:

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG (BHLĐ):

I.1. Lý do nẩy sinh vấn đề bảo hộ lao động :
Xã hội loài người tồn tại và ngày càng phát triển là do con người có lao động. Nhờ có lao động con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Càng ngày con người càng có nhiều kiến thức, có nhiều kỹ năng, có nhiều khả năng sáng tạo, cho nên lao động ngày càng có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn. Và xã hội loài người ngày càng phát triển nhanh chóng.
Khi lao động con người phải sử dụng các phương tiện nguyên vật liệu, môi trường khác nhau và tất nhiên là sẽ gặp phải, sẽ nẩy sinh các yếu tố làm nguy hại tới cơ thể, sức khỏe, tính mạng người lao động. Do vậy để người lao động làm việc được an toàn, trong các điều kiện vệ sinh, trong các điều kiện ngày càng được cải thiện thì phải thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động.
Như vậy bảo hộ lao động là vấn đề tất nhiên, nẩy sinh khách quan theo với đà phát triển của xã hội loài người. Nhưng do nhiều lý do khác nhau mà vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai, xã hội loài người trải qua những biến đổi chính trị sâu sắc, một loạt nước có chế độ chính trị mới ra đời - chế độ xã hội chủ nghĩa, vai trò của người lao động được dần dần xác lập đầy đủ hơn thì công tác bảo hộ lao động ngày càng được chú ý và do vậy đã đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên cho đến nay tai nạn lao động xảy ra vẫn còn rất nhiều. Do vậy vấn đề bảo hộ lao động cần được quan tâm đầy đủ ở ngay bản thân người lao động, ở những người tổ chức và sử dụng lao động, ở chính phủ và các tổ chức xã hội. Vậy bảo hộ lao động là gì ?


I.2. Bảo hộ lao động (BHLĐ):
BHLĐ mà nội dung chủ yếu là công tác an toàn và vệ sinh lao động, là các hoạt động đồng bộ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động(ĐKLĐ), ngăn ngừa tai nạn lao động(TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp(BNN), đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động.
Hoạt động Bảo hộ lao động gắn liền với lao động sản xuất và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào trình độ kinh tế, khoa học, công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi nước. Bảo hộ lao động là yêu cầu tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội.
Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã coi việc cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động là một trong những quan tâm và hoạt động chủ yếu của mình. ILO đã có hàng chục công ước và kiến nghị đề cập đến vấn đề này, trong đó công ước 115 ra đời năm 1981 đề cập đầy đủ và tổng quát về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động.
Trong công tác Bảo hộ lao động, nội dung chủ yếu là an toàn lao động và vệ sinh lao động. Bởi vậy ở nước ta cho đến nay từ "Bảo hộ lao động" được dùng phổ biến với cách hiểu như đã định nghĩa ở trên đây, và khi nói đến An toàn và vệ sinh lao động, chúng ta hiểu đó là nói đến nội dung chủ yếu nhất của công tác Bảo hộ lao động.

I.3. Điều kiện lao động(ĐKLĐ):
ĐKLĐ được hiểu là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của con người trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Báo cáo Thực tập tại Công ty Cơ khí và Xây lắp số 7

mình cần dowload bài này gấp b ơi
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top