little_chick

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG 3
1.1. Những vấn đề pháp lý chung về hợp đồng 3
1.1.1. Lý luận chung về hợp đồng 3
1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng 3
1.1.1.2. Phân loại hợp đồng. 5
1.1.2. Chế độ pháp lý về hợp đồng. 6
1.1.2.1. Giao kết hợp đồng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 6
1.1.2.2. Thực hiện hợp đồng. 9
1.1.2.3. sửa đổi và chấm dứt hợp đồng. 10
1.1.2.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. 12
1.1.2.5. Xử lý tranh chấp hợp đồng. 13
1.2. Hợp đồng xây dựng những vấn đề lý luận. 15
1.2.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng. 15
1.2.2. Các loại hợp đồng xây dựng. 16
1.2.3. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng. 17
1.2.4. Các hình thức hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 17
1.2.5. Nội dung của hợp đồng xây dựng. 19
1.2.5.1. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hay yêu cầu kỹ thuật khác của công việc. 20
1.2.5.2. Giá cả và cách thanh toán. 20
1.2.5.3. Điều kiện nghiệm thu bàn giao 20
1.2.5.4. Thời hạn bảo hành 21
1.2.5.5. Các thỏa thuận khác 22
1.2.5.6. Các phụ lục kèm theo hợp đồng 22
1.2.6. Đảm bảo và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng xây dựng. 22
1.2.7. Điều chỉnh hợp đồng trong hoạt động xây dựng 23
1.2.8. Thực hiện, đình chỉ, thay đổi, thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 24
1.2.8.1. Thực hiện hợp đồng xây dựng. 24
1.2.8.2. Thay đổi hợp đồng xây dựng 25
1.2.8.3. Đình Chỉ hợp đồng trong hoạt động xây dựng 25
1.2.8.4. Thanh lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng 25
1.2.9. Giám sát thực hiện và nghiệm thu hợp đồng trong hoạt động xây dựng 27
1.2.10. Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng 28
1.3. Pháp luật về hợp đồng xây dựng. 29
CHƯƠNG 2 - THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ TÀI CHINHA (V.IBC) 31
2.1. Giới thiệu chung về Công ty V.IBC. 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty V.IBC 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty. 33
2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty. 38
2.1.4. Vấn đề lao động và việc chấp hành pháp luật lao động tại Công ty. 38
2.2. Thực tế áp dụng pháp luật về hợp đồng xây dựng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính. 43
2.2.1. Ký kết hợp đồng tư vấn tại công ty 43
2.2.1.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty 44
2.2.1.2.Chủ thể ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư tại Công ty 46
2.2.1.3. Hình thức và nội dung của hợp đồng tư vấn đầu tư xây dựng tại Công ty 47
2.2.2. Tình hình thực hiện hợp đồng tại công ty 53
2.2.3. Thanh lý hợp đồng tại Công ty 57
2.2.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại Công ty 60
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG. 62
3.1. Những nhận xét về việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng tại Công ty 62
3.1.1. Những thuận lợi 62
3.1.2. Những khó khăn 64
3.2. Một số kiến nghị 67
3.2.1. Về phía Nhà nước 67
3.2.2. Về phía Công ty 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển liên tục của nền kinh tế nước ta, quy mô về chiều rộng và chiều sâu hoạt động xây dựng nước ta ngày càng mở rộng, thị trường xây dựng trở lên rất sôi động. Những năm gần đây ngành xây dựng nước ta phát triển rất mạnh và trưởng thành nhanh chóng về trình độ, số lượng, chất lượng, mọi chuyên ngành xây dựng. Hơn cả, ngành Công nghiệp Tàu thủy , được sự quan tâm của Nhà nước ngành Công nghiệp Tàu thủy nước ta đang phát triển và ngày càng lớn mạnh.
Trong hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, thực hiện đường lối của Đảng, ngành xây dựng góp phần xứng đáng làm thay đổi bộ mặt đất nước. Bằng sự hợp tác quốc tế và sự lỗ lực của mình, ngành xây dựng nước ta đã tiếp thu nhiều kinh nghiệm áp dụng nhiều công nghệ mới, trình độ lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc và quản lý xây dựng nâng lên rõ rệt, từng bước phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và ngoài thế giới.
Với mục đích, tạo ra một cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho ngành Công nghiệp Tàu Thủy, Nhà nước đã thực sự quan tâm đến hoạt động đầu tư cho ngành Tàu thủy thông qua việc ban hành các chính sách phát triển ngành Tàu thủy và hàng loạt các văn bản nhằm thống nhất hoạt động đầu tư xây dựng.
Trước đầy trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế. Hoạt động xây dựng cũng vậy nó bị bó buộc bởi các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp được độc lập tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư xây dựng cũng vì thế mà thông thoáng hơn.
Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của xã hội, đáp ứng đòi hỏi tiến độ thi công, nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm của các bên trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng phát huy tối đa vai trò tự chủ, chức năng động trong sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp. Trong lĩnh vực xây dựng thì họat động tư vấn là họat động cơ bản.
Ở nước ta, hoạt động xây dựng đã và đang phát triển rất mạnh tạo ra nhiều công trình mới đẹp so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, cũng có nhiều công trình chưa đạt về tiêu chuẩn đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước phải chặt trẽ hơn nữa, công trình đó có đáp ứng được yêu kỹ thuật cầu đòi hỏi thì đòi hỏi các nhà tư vấn xây dựng phải chuyên nghiệp những yêu cầu đó được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Nhận thức rõ ý nghĩa vấn đề nêu trên, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về các lĩnh vực của hoạt động xây dựng đặc biệt là họat động tư vấn đầu tư xây dựng và qua quá trình thực tập tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC). Trong báo cáo thực tập chuyên ngành này Em xin phép được nghiên cứu đề tài “ Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC)”.
Về mặt kết cấu thì đề tài gồm ba Chương:
Chương I: Khái quát chung về hợp đồng và hợp đồng xây dựng;
Chương II: Thực tiển áp dụng pháp luật về hợp đồng xây dựng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính;
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Ngoài ra nội dung nghiên cứu trên đề tài còn có phần lời nói đầu và tài liệu
tham khảo.



CHƯƠNG 1- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

1.1. Những vấn đề pháp lý chung về hợp đồng
1.1.1. Lý luận chung về hợp đồng
1.1.1.1. Khái niệm về hợp đồng
Trong đời sống xã hội, con người luôn phải vận động tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc thiết lập với nhau những quan hệ, để qua đó chuyển giao cho nhau những lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, trao đổi tài sản hay những việc có tính chất kinh doanh, đóng vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên được hình thành mà do con người trao đổi với nhau để đạt những thỏa thuận nhất định, để cùng nhau tiến hành những công việc chung.
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia một quan hệ nhất định.
Trên cơ sở định nghĩa này, ta thấy rằng trước hết hợp đồng là một hành vi pháp lý, hơn thế nữa nó là một hành vi pháp lý đặc biệt: sự thỏa thuận giữa các bên.
 Hợp đồng là một hành vi pháp lý: Hành vi pháp lý là sự thể hiện ý chí làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Mục đích của hợp đồng chính là mục đích của các bên. Mỗi bên đều theo đuổi những mục đích riêng của mình. Hợp đồng chính là kết quả của sự dung hòa các lợi ích đối lập nhau.
Hành vi pháp lý là một hành vi có ý trí của con người làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Hợp đồng là một loại hành vi pháp lý cơ bản và thông dụng nhất và được thực hiện trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý trí của một người làm phát sinh hệ quả pháp lý, chẳng hạn như hành vi từ chối nhận thừa kế, hành vi lập di chúc, hành vi thừa nhận con ngoài giá thú… ở đây cần phân biệt hành vi pháp lý đơn phương với hợp đồng đơn vụ. hợp đồng đơn vụ là sự thống nhất ý trí giữa hai hay nhiều người nhưng chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với một người trong số họ. Mặc dù, trước đây còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ngày nay người ta đều thống nhất thừa nhận hành vi pháp lý đơn phương là một nguồn làm phát sinh nghĩa vụ, chỉ có một lưu ý là hành vi pháp lý đơn phương không làm phát sinh nghĩa vụ đối với người khác. Mặt khác, cho dù là đơn phương, người đã đưa ra cam kết không thể rút lại được cam kết đó nữa.
 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên: Thỏa thuận là sự thống nhất ý chí phát sinh các hệ quả pháp lý; Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh một hệ quả pháp lý đặc biệt; hợp đồng làm phát sinh hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ nhất định.
Căn cứ xác lập hợp đồng: sự tự do ý chí, không có sự ép buộc lừa dối được xác lập trên cơ sở tự nguyện. Các quy phạm pháp luật về hợp đồng là sự phản ánh các quan điểm lý luận về vấn đề này.
Bên cạnh đó, nếu chỉ có một bên thể hiện ý trí của mình mà không được bên kía chấp nhận cũng không thể hình thành nên một quan hệ. Do đó, chỉ khi nào có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên, thì quan hệ trao đổi vật chất mới được hình thành quan hệ đó được gọi là quan hệ hợp đồng. Như vậy cơ sở đầu tiên hình thành hợp đồng là sự tự nguyện về ý chí của các bên. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật (được nhà nước bảo vệ ) khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của nhà nước. Các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự “tự do” ấy phải đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì hợp đồng trở thành phương tiện để kẻ giàu bắt lạt kẻ cùng kiệt và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung toàn xã hội.
Tóm lại; khi ý chí của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước và đảm bảo sự tự do thỏa thuận thì hợp đồng có hiệu lực như pháp luật đối với các bên giao kết. Nghĩa là từ đó các bên đã tự nhận về mình nghĩa vụ pháp lý nhất định. Sự can thiệp của nhà nước không chỉ là buộc các bên phải giao kết hợp đồng phù hợp với lợi ích chung và đạo đức xã hội mà còn buộc các bên phải thực hiện hợp đồng đúng với những cam kết mà họ đã thỏa thuận. Theo nội dung đã cam kết, dưới sự hỗ trợ của pháp luật, các bên phải thực hiện với nhau các quyền và nghĩa vụ.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Lenga12

New Member
Re: [Free] Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng và thực tiễn áp dụng tại Công ty Tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính (V.IBC)

share link dùm mình nhé
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top