Rudi

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn





MỤC LỤC

 LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 3

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ 3

1.1- Khái niệm, đặc điểm chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 3

1.2-Vai trò và Nguyên tắc chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 5

1.2.1-Vai trò. 5

1.2.2-Nguyên tắc chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 7

1.3-Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 9

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 12

Chương 2 15

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 15

 2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn. 15

 2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số 15

 2.1.2. Đặc điểm văn hoá xã hội. 16

 2.1.3.Đặc điểm kinh tế. 18

 2.2. Thực trạng ngành y tế Lạng Sơn trong nhưng năm gần đây. 23

 2.3.Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa

 bàn tỉnh Lạng sơn. 27

 2.3.1.Nguồn vốn cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 27

 2.3.2. Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 31

 2.3.3.Khâu chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 33

 2.3.4.Khâu quyết toán NSNN chi cho sự nghiệp y tế. 38

 2.4. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng

 sơn. 40

 2.4.1.Chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế. 41

 2.4.2.Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. 42

 2.5.Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN

 cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 51

Chương 3 54

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 54

 3.1.Những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý chi

 NSNN cho sự nghiệp y tế trong những năm tới. 54

 3.2.Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho

 sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 56

 3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. 56

 3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. 57

 3.2.3. Tăng cường quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các

 khâu của chu trình NSNN và tăng cường công tác kiểm tra. 60

 3.2.4.Kiện toàn tổ chức công tác quản lý tài chính ở các đơn vị y tế. 62

 3.2.5.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn

 tỉnh. 63

 3.2.6.Đẩy mạnh công tác y học cổ truyền dân tộc. 63

 3.2.7.Nghiên cứu triển khai thí nghiệm mô hình đơn vị dịch vụ y tế

 tự hạch toán 63

KẾT LUẬN 66

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng không đáng kể mà mỗi năm NSNN phải chi thêm cho sự nghiệp y tế là khá lớn, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 2.856,5 triệu đồng; năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 4.728 triệu đồng, các khoản chi này giảm về tỷ trọng là do tỷ trọng của các khoản viện phí và BHYT tăng . Trong tương lai khoản chi này nên giảm bớt nhằm giảm gánh nặng cho NSNN và phải tìm mọi cách khai thác triệt để các nguồn vốn khác để chi cho sự nghiệp y tế tỉnh.
Nguồn NSNN không chỉ chiếm vai trò chủ yếu trong công tác khám chữa bệnh mà nó còn có một vai trò rất lớn trong công tác phòng bệnh, nhận xét trên được thể hiện ở biểu sau: (Biểu số 4)
Biểu số 4:
Nguồn chi cho hoạt động phòng bệnh
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số
tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số
Tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số
tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Tổng chi
5.641
100
6.340
100
9.885
100
Trong đó:
Nguồn NSNN
Viện phí, BHYT
Nguồn khác
4.723
-
918
83,73
-
16,27
5.386
-
954
84,95
-
15,05
7.872
-
2.013
79,72
-
20,28
(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)
Công tác phòng bệnh là một công tác giữ vị trí chiến lược, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm các dịch bệnh, giảm chi cho khám chữa bệnh do vậy việc chi NSNN cho phòng bệnh là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua chi NSNN cho công tác phòng bệnh cũng đã cho ta thấy phần nào sự quan tâm của ngành y tế đối với công tác này. Năm 1999 chi NSNN cho phòng bệnh chiếm 83,73% tổng chi cho phòng bệnh, năm 2000 là 84,95% đến năm 2001 tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 79,72%.
Tỷ lệ chi NSNN cho khám chữa bệnh và công tác phòng bệnh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là tương đối lớn và không ngừng tăng, tuy vậy cơ cấu chi cho khám chữa bệnh và phòng bệnh cần có sự điều chỉnh làm sao cho công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh được đầy mạnh hơn và công tác phòng bệnh được triển khai rộng rãi hơn trên địa bàn tỉnh.
Nguồn viện phí và BHYT là nguồn đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp một phần nguồn tài chính cho công tác y tế. Nhưng do điều kiện của tỉnh đối tượng thuộc diện miễn giảm viện phí lớn nên số tiền viện phí thu được không lớn. Nguồn viện phí hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho sự nghiệp y tế.
Việc sử dụng BHYT theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT đã đóng góp một phần đáng kể cho hoạt động khám chữa bệnh, san sẻ những chi phí quá lớn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt một phần gánh nặng cho NSNN bằng việc phát hành thẻ BHYT cho người tham gia.
Tuy đóng vai trò rất quan trọng nhưng trong thời gian qua tình hình nguồn viện phí và BHYT chi cho công tác khám chữa bệnh chiếm một tỷ lệ còn nhỏ và không đồng đều giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong năm 1999 tổng chi từ viện phí và BHYT cho công tác khám chữa bệnh là 1.699,1 triệu đồng trong đó chi cho khám chữa bệnh tuyến tỉnh là 1.063,6 triệu đồng chiếm 62,6%, chi cho khám chữa bệnh tuyến huyện là 635,5 triệu đồng chiếm 37,4%; năm 2000 tổng chi khám chữa bệnh từ nguồn viện phí và BHYT là 2.528 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh là 1.601 triệu đồng chiếm 63,3%, tuyến huyện là 927 triệu đồng chiếm 36,7%. Năm 2001 tổng chi cho khám chữa bệnh từ nguồn này là 3.054 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh chiếm 59,8%, tuyến huyện chiếm 40,2%. Qua số liệu trên ta thấy nguồn viện phí và BHYT chủ yếu thu được từ các bệnh viện cấp tỉnh điều đó cho thấy một bộ phận người dân tập trung ở thị xã có thu nhập cao quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ và sẵn sàng trả các khoản viện phí cho dịch vụ y tế, còn ở tuyến huyện nguồn thu này còn rất thấp.
Ngoài hai nguồn vốn chính để chi cho sự nghiệp y tế thì các nguồn vốn khác cũng có vai trò rất lớn vào việc đa dạng hoá nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. Nguồn vốn khác ở đây là nguồn y tế dự phòng và nguồn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, chủ yếu phục vụ cho công tác phòng bệnh. Trong thời gian qua nguồn kinh phí dự phòng được tăng cường đáng kể cho công tác phòng bệnh, năm 1999 là 1.092 triệu đồng, năm 2000 là 1.154 triệu đồng và năm 2001 là 2.013 triệu đồng. Nguồn viện trợ do các tổ chức quốc tế tài trợ chiếm một tỷ trọng nhỏ chủ yếu là các phương tiện và các thiết bị y tế.
2.3.2. Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói riêng, đây là khâu mang tính chất định hướng. Nếu làm tốt khâu lập dự toán sẽ tạo điều kiện cho khâu chấp hành và quyết toán được thực hiện thuận lợi. Trong quá trình lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Dựa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành y tế trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
+ Dựa vào luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định, các chính sách chế độ hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi NSNN năm.
+ Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp quản lý chi NSNN về y tế.
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và văn bản hướng dẫn của các bộ.
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo.
+ Tình hình thực hiện dự toán NSNN các năm trước.
Trình tự lập dự toán:
Mô hình cấp phát NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những thay đổi để nhằm phục vụ cho việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trình tự lập dự toán ngân sách, chấp hành và quyết toán cũng có một số thay đổi, quá trình lập dự toán NSNN cho sự nghiệp y tế từ năm 2000 trở về trước được thực hiện theo trình tự:
- Sở Tài chính vật giá thông báo số kiểm tra cho Sở Y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh và phòng Kế hoạch Tài chính thương mại các huyện, thị xã. Sau đó Sở Y tế tiếp tục giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán cấp dưới là các đơn vị thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh (Trung tâm y tế dự phòng; Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ; Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; Trung tâm bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, hoá mỹ phẩm; Trạm kiểm dịch quốc tế; Trạm phòng chống sốt rét; Hội đồng giám định y khoa). Các phòng Kế hoạch Tài chính thương mại huyện, thị xã sẽ giao số kiểm tra cho các trung tâm y tế huyện.
Căn cứ vào dự toán sơ bộ về chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh từ kế hoạch Sở Tài chính vật giá sẽ xác định mức chi tổng hợp cho các đơn vị, trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị này tiến hành lập dự toán.
Dựa vào số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách của ngành y tế các đơn vị sẽ tiến hành lập dự toán ngân sách.
Sở Y tế tổng hợp dự toán của các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh, các đơn vị phòng bệnh tuyến tỉnh, và các trung tâm y tế huyện, thị xã, sau đó tổng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P [Free] Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Huy động vốn & một số giải pháp mở rộng huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top