Download tiểu luận miễn phí



Văn hóa thương mại ở Việt Nam rất trọng chữ tín. Các Doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường phải biết gìn giữ và nâng cao uy tín của mình. Uy tín là tài sản vô hình nhưng rất đỗi quan trọng, mất nó có thể khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thứ. Chính vì vậy, khi tham gia thị trường tại Việt Nam hay bất kỳ thị trường nào, Orion cũng phải chú ý gây dựng uy tín và bảo vệ nó. Uy tín phải xuất phát từ một nền tảng phát triển vững chắc của doanh nghiệp: chất lượng sản phẩm luôn đặt hàng đầu, bên cạnh đó phải có các biện pháp chống hàng giả. Hiện nay, hàng giả nhái sản phẩm của Orion lưu thông trên thị trường khá nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp còn phải giữ chữ tín với người cung cấp, với khách hàng, với nhà phân phối: trả tiền hay cung cấp sản phẩm đúng hạn, đúng chất lượng.
hải biết được sự biến động của những yếu tố chủ yếu thuộc m...

A. LÝ LUẬN
Môi trường kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự hoạt động, thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh bao gồm môi trường vi mô và môi trường vĩ mô:
I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
Môi trường vĩ mô của của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp. Đó là những yếu tố mà doanh nghiệp không kiểm soát và làm thay đổi được, do vậy doanh nghiệp phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.
Môi trường vĩ mô bao gồm 06 yếu tố chủ yếu:
1. Yếu tố dân số
Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, vì con người tạo nên thị trường : thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới, sự thay đổi cơ cấu tuổi tác, cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, những sự di chuyển dân cư và sự chia nhỏ thị trường đại chúng thành những thị trường nhỏ
Sự bùng nổ dân số trên toàn thế giới :
Sự bùng nổ dân số trên thế giới là một mối lo chủ yếu của các tổ chức Chính phủ và các tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Cơ sở của mối quan tâm này gồm 2 yếu tố : thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đông như vậy, đặc biệt là một mức sống mà mọi người khao khát muốn có. Nguyên nhân thứ hai gây ra mối lo ngại là mức tăng dân số đạt cao nhất ở những nước và cộng đồng có ít khả năng đảm bảo cuộc sống nhất. Những khu vực kém phát triển trên thế giới hiện chiếm 76% dân số thế giới và đang tăng lên với tốc độ 2% mỗi năm, trong khi dân số ở những khu vực phát triển hơn của thế giới chỉ tăng 0,6 % mỗi năm.
Dân số lớn và tăng cao tạo ra 1 thị trường tiềm năng rộng lớn cho doanh nghiệp. Việt Nam với quy mô dân số hơn 84 triệu người với tốc độ tăng cao là thị trường hấp dẫn của các công ty trong nước và nước ngoài. Đây là yếu tố quyết định quy mô thị trường hiện tại và tương lai.
Cơ cấu tuổi của dân số quyết định nhu cầu :
Dân số có thể chia thành 6 nhóm tuổi : Chưa đến độ tuổi đi học, tuổi đi học, thiếu niên, thanh niên tuổi từ 25 đến 40, trung niên tuổi từ 40 đến 65 và cao niên tuổi từ 65 trở nên. Mỗi nhóm có caaui số nhu câù sản phẩm và dịch vụ nhất định, những sở thích về phương tiện truyền thong và bán lẻ khác nhau. Nghiên cứu cơ cấu tuổi giúp doanh nghiệp biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới .
Cơ cấu dân tộc :
Các nước có cơ cấu dân tộc và chủng tộc rất khác nhau. Mỗi nhóm dân cư có những mong muốn nhất định và những thói quen mua sắm nhất định.
Các nhóm trình độ học vấn :
Trong bất kỳ xã hội nào dân cư cũng được phân thành 5 nhóm trình độ học vấn : mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn. Sự thay đổi của yếu tố này có tác động đến sự thay đổi cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ thể và các đặc tính nhu cầu .
Sự thay đổi quy mô hộ gia đình :
Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hóa. Các gia đình với quy mô lớn bao gồm nhiều thế hệ trước đây dần được thay bằng các hộ gia đình nhỏ do lớp trẻ ngày nay có xu hướng mong muốn có cuộc sống tự lập. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân cũng phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm của dân cư. Ví dụ, nhóm độc thân, ly thân, góa bụa, li dị cần những căn hộ nhỏ hơn, nhu cầu ăn uống, mặc ….cũng khác với khi kết hôn…..Doanh nghiệp cần nghiên cứu những yếu tố này để xác định đúng sản phẩm đưa ra thị trường
Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư :
Tại các nước nói chung và tại Việt Nam nói riêng , quá trình đô thị hóa và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Điều này là yếu tố tạo ra cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
2. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Có sức mua mới có thị trường. Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác nhau, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự phân bổ sức mua ở các vùng khác nhau.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....
+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...
Phân tích các yếu tố kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp nhận dạng được khách hàng của mình. Chẳng hạn khi thu nhập tăng lên sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của họ. Đối với các nước phát triển, khi thu nhập tăng lên thì phần trăm dành cho thực phẩm giảm, phần trăm dành cho quần áo, phương tiện đi lại, giải trí sức khỏe và giáo dục tăng lên. Đối với nước ta khi thu nhập dân cư tăng lên, cơ cấu chi tiêu gia đình có sự khác biệt so với các nước phát triển. Mức thu nhập của thành phố hiện nay chênh lệch so với nông thôn từ 5 đến 7 lần, trong khi 80% dân số Việt Nam là cư dân nông thôn. Trình độ tiêu dùng của bộ phận dân cư này vẫn chủ yếu là hàng hóa đơn giản, phổ thong và rẻ tiền. Đó cũng là khía cạnh mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi tham gia vào thị trường. Doanh nghiệp phải xây dựng cho được chiến lược marketing phù hợp với thị trường của từng vùng, từng nước và từng khu vực khác nhau.
3. Yếu tố chính trị - pháp luật
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ... nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi- thương mại.
+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hay thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020 Văn hóa, Xã hội 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
T Định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Luận văn Kinh tế 0
J Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông Hà Nội giai đoạn 20 Luận văn Kinh tế 0
N Định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội - HAMECO gia Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của Công ty TNHH Hồng Phong. Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đến năm 2 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top