Naughton

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhựa Tiền Phong –Hải Phòng



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I:Các vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh . 3
I-Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. 3
1.Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
các doanh nghiệp. 3
2.Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. 4
II-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh-cơ sở cho sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. 5
Chương II.phân tích và đanh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhựa Tiền Phong- Hải Phòng. 7
I-Quá trình hình thành và phát triển của công ty
nhựa Tiền Phong- Hải Phòng. 7
1.Hoàn cảnh ra đời 7
2.Quá trình phát triển 7
II-Kết quả đạt được 9
III-Thuận lợi và khó khăn của công ty 11
1.Thuận lợi 11
2.Khó khăn 13
IV-Một số giải pháp công ty đã và đang thực hiện nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh 13
1.Đào tạo con người .13
2.Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm chú trọng công tác kỹ thuật.13
3.Thực hiện tích luỹ vốn nâng cao vốn tự có ,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.14
4.Phát động phong trào thi đua,phát huy sang kiến cải tiến kỹ thuật.14
5.Cải cách thủ tục hành chính.14
6.Không ngừng chiếm lĩnh thị trường.14
Chương III-Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của công ty nhựa Tiền Phong - Hải Phòng.15
I-Tăng cường sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.15
1.Tăng cường phân công lao độngbố chí lao động hợp lý.15
2.Hoàn thiện công tác đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn.15
II-Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm .16
1.Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và xác dịnh thị trường mục tiêu .18
2.Sử dụng chinh sách khuyếch trương quả cáo.18
III-Đầu tư cho công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.19
IV- Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu và đảm bảo vật tư cho san xuất .20
V-Tăng cường quan hệ hợp tác với đối tác.20
1.Quan hệ trực tiếp với người đặt sản xuất theo hợp đồng.22
2.Quan hệ với các công ty cùng sản xuất các sản phẩm nhựa.22
3.Quan hệ với người cung cấp nguyên vật liệu.22
VI-Một số kiến nghị đối với nhà nước.22
Kết luận.23
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam với một nền kinh tế còn chưa thoát khỏi sự yếu kém và cùng kiệt nàn, một nền kinh tế chiếm đa số là nông nghiệp lạc hậu, hệ thống kinh tế Nhà nước chưa năng động,chưa tận dụng hết các nguồn lực tiềm năng vốn có. Thời gian chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa lâu còn mang nặng tính tập trung quan liêu bao cấp nặng sức ì phó thác cho Nhà nước. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự tiếp thu chậm chạp và máy tính bảo thủ đã hạn chế rất đáng kể khả năng phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế Nhà nước vẫn mang vai trò chủ đạo và được Nhà nước bảo hộ nhưng trong thực tế các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh không hiệu quả trong thị trường thậm chí Nhà nước phải bù lỗ.
Chủ trương của Đảng là phải đổi mới hệ thống quản lý kinh doanh, cách kinh doanh, tận dụng hết nguồn lực trí thức, tiếp cận và áp dụng có chon lọc các kiến thức kinh tế cũng như các kiến thức kinh nghiệm kinh tế phương tây vào nền kinh tế Việt Nam, buộc các nhà doanh nghiệp thực sự kinh doanh,tìm chỗ đứng trong nền kinh tế thị trườngđầy thời cơ và thách thức; đòi hỏi doanh nghiệp phải“sống” bằng chính khả năng của mình, gắn trách nhiệm sản xuất kinh doanh vào tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Với đề tài “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhựa Tiền Phong –Hải Phòng”. Em xin được xây dựng vốn hiểu biết ít ỏi của mình nói về việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở nước ta mà cụ thể là công ty nhựa Tiền Phòng –Hải Phòng .Cách nhìn nhận giải quyết vấn đề và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cho việc sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp ở nước ta góp phần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù đã cố gắng tích luỹ để có được kết quả tốt cho đề tài nghiên cứu nhưng do tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình quý báu của thầy cô để bài viết thêm hoàn chỉnh hơn.
Đề tài gồm ba chương:
Chương I: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chương II: phân tích và đanh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhựa TIền phong – Hải Phòng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty nhựa Tiền phong- Hải Phòng.




CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH.
I-BẢN CHẤT HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.
1- Quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh ( SXKD)
Hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tế biểu hiện trình độ quản lý theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là điều kiện quan trọng tạo đà tăng trưởng kinh tế và thực hiện mục tiêu kinh tế của Doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Có thể xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để xem xét, đánh giá hiệu quả SXKD của một Doanh nghiệp.
- Nếu hiểu một cách đầy đủ thì hiệu quả SXKD thể hiện trình độ tổ chức quản lý trong hoạt động cuả các Doanh nghiệp.
- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Cũng giống như một số chỉ tiêu khác, hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là “tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và lợi ích địa phương, giữa lợi ích cá nhân lợi ích tập thể và lợi ích Nhà nước.
- Trong thực tế hiệu quả SXKD của các Doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:
+ Kết quả tăng, chi phí giảm.
+ Kết quả tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả SXKD. Trường hợp này diễn ra chậm hơn và trong SXKD có những lúc chúng ta phải chấp nhận. Thời gian đầu tốc độc tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của kết quả SXKD, nếu không thì Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hay là phát triển thị trường mới.. Đây chính là một bài toán cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Thông thường thì mục tiêu tồn tại của Doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động SXKD của Doanh nghiệp phải tạo ra thu nhập từ tiêu thụ hàng hoá đủ bù đắp các chi phí đã chi ra để sản xuất các hàng hóa ấy. Còn mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp đòi hỏi qúa trình SXKD vừa đảm bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vừa có tích luỹ để tiếp tục qúa trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các Doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là nhiệm vụ cơ bản của Doanh nghiệp.
2- Bản chất của hiệu quả kinh tế trong SXKD.
Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả SXKD. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh các Doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả SXKD là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hay ngược lại đạt hiệu quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lực

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

huyhiep207

New Member
Re: [Free] Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty nhựa Tiền Phong –Hải Phòng

m đang làm bài này ở chương 3 bí quá cần tham khảo
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top