congchuameo888

New Member

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện Tử Sao Mai





MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 118

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HÀNG HOÁ, TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1

1.1. Những vấn đề chung về hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại 1

1.1.1 Khái niệm và các chỉ tiêu liên quan của hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 1

1.1.2 Vai trò, vị trí của hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại 3

1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại 4

1.2.1 Yêu cầu quản lý 4

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 5

1.3. Kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp thương mại 6

1.3.1. Kế toán hàng hoá 6

1.3.1.1 Tính giá hàng hoá 6

1.3.1.2. Kế toán nhập – xuất kho hàng hoá 8

1.3.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá 13

1.3.2.1 Các cách tiêu thụ hàng hoá 13

1.3.2.2 Chứng từ sử dụng 14

1.3.2.3 Kế toán tiêu thụ hàng hoá 14

1.3.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 18

1.3.3.1 Kế toán chi phí bán hàng 18

1.3.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 20

1.3.3.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 20

1.4. Tổ chức sổ kế toán trong kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 22

1.5. Đặc điểm kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại một số nước trên thế giới 24

1.5.1. Kế toán hàng hoá 24

1.5.2. Kế toán tiêu thụ hàng hoá 26

1.5.3. Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HÀNG HOÁ, TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 31

2.1 Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Điện tử Sao Mai ảnh hưởng tới kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá 31

2.1.1 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty 31

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 32

2.1.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 36

2.1.2 Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán và vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại Công ty 41

2.1.2.1 cách tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Bộ máy kế toán 41

2.1.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán hiện hành 44

2.2 Thực trạng kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty điện tử sao mai 46

2.2.1 Kế toán hàng hoá tại Công ty 46

2.2.1.1 Đặc điểm hàng hoá 46

2.2.1.2 Tính giá hàng hoá 48

2.2.1.3 Tổ chức kế toán hàng hoá 50

2.2.1.3.1. Chứng từ sử dụng 50

2.2.1.3.2 Kế toán chi tiết hàng hoá 54

2.2.1.3.3 Kế toán tổng hợp hàng hoá 63

2.2.2 Kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty 68

2.2.2.1 Các cách tiêu thụ hàng hoá 68

2.2.2.2 Kế toán tiêu thụ hàng hoá 69

2.2.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty 85

2.2.3.1 Kế toán chi phí bán hàng 85

2.2.3.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 89

2.2.3.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty 93

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HÀNG HOÁ, TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 97

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty 97

3.1.1 Những thành tựu đạt được 97

3.1.2 Những mặt còn tồn tại, hạn chế 100

3.2 Hoàn thiện kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty 103

3.2.1 Sự cần thiết và các nguyên tắc hoàn thiện 103

3.2.2 Nội dung hoàn thiện 104

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá của Công ty:
Được khái quát qua Sơ đồ 16.
Sơ đồ 16: Tổ chức Sổ kế toán trong kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện tử Sao Mai
Bảng tổng hợp chi tiết TK 131, 156, ...
Sổ quỹ
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối
số phát sinh
Sổ cái các TK156, 511, 632, 641, 911...
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết TK 131, 156, 511, 632, 641, 642, ...
Chứng từ – Ghi sổ
Bảng tổng hợp CTG
Chứng từ gốc
(PNK, HĐGTGT,...)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
2.2 Thực trạng kế toán hàng hoá, tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty điện tử sao mai
2.2.1 Kế toán hàng hoá tại Công ty
2.2.1.1 Đặc điểm hàng hoá
Hàng hoá của Công ty bao gồm chủ yếu là các mặt hàng Điện tử - Điện lạnh - Điện gia dụng. Những mặt hàng này được nhập khẩu về từ các nước:
Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, ... cho tiêu thụ trong nước theo những Hợp đồng đã được ký kết với khách hàng. Do đó, hoạt động này của đơn vị có tính ổn định khá cao và tồn kho cuối kỳ ít.
Các mặt hàng này của Công ty bao gồm nhiều chủng loại, mỗi loại lại có quy cách, đặc tính, … khác nhau.
Sự phong phú, đa dạng này của các hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, điều này cũng gây khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý, hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp hàng hoá.
Dưới đây là một số chủng loại của 2 mặt hàng Máy giặt và Tủ lạnh:
Biểu số 02: Bảng một số mặt hàng của Công ty Điện Tử Sao Mai
STT
Tên hàng hoá
I.
1.
2.
3.
4.
5.
...
II.
1.
2.
3.
...
Máy giặt
Máy giặt FW 651
Máy giặt FW 667
Máy giặt WM 370S
Máy giặt WF 818
Máy giặt 665
Tủ lạnh
Tủ lạnh RA 108
Tủ lạnh RA 115
Tủ lạnh National
Xuất phát từ đặc điểm trên, công tác quản lý hàng hoá của Công ty rất được chú ý. Công việc này được thực hiện cả về mặt số lượng, chất lượng, giá vốn và giá bán.
Để quản lý hàng hoá về mặt số lượng, Phòng thị trường có nhiệm vụ tìm kiếm và ký kết các Hợp đồng với khách hàng trên thị trường, từ đó trình lên Công ty và tiến hành trực tiếp hoạt động nhập khẩu các hàng hoá này. Đồng thời, trong qúa trình nhập khẩu, Phòng thị trường cũng chính là bộ phận kiểm tra và duyệt chất lượng của hàng nhập, đảm bảo đúng chất lượng đã được ký kết trong Hợp đồng nhập khẩu. Khi nhập kho Công ty và khi xuất hàng cho khách thì chất lượng sản phẩm lại được bộ phận kho (với Thủ kho là người chịu trách nhiệm trực tiếp) kiểm tra một lần nữa nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hoá và uy tín với khách hàng.
Phối hợp với Phòng thị trường để tham gia quản lý hàng hoá là Phòng tài chính – kế toán. Phòng này có nhiệm vụ tổng hợp chi phí để xác định Giá vốn thực tế cho các mặt hàng nhập khẩu theo từng lô khi nhập về, theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho của từng chủng loại, mặt hàng.
Trên cơ sở Giá vốn hàng xuất kho trong kỳ, Phòng thị trường đề xuất giá bán, có tính đến tình hình thị trường trình Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt.
Với công tác quản lý hàng hoá như trên, thời gian qua Công ty đã theo dõi chính xác được cả về mặt số lượng, chất lượng, giá vốn và giá bán của hàng hoá, đảm bảo cung cấp thông tin giúp cho các quyết định của Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo kịp thời hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế .
2.2.1.2 Tính giá hàng hoá
* Đối với hàng hoá nhập kho
Tại Công ty Điện Tử Sao Mai, hàng hoá nhập kho được tính theo giá thực tế, do kế toán tập hợp chi phí trên cơ sở các chứng từ hợp lệ cho từng lô hàng.
Giá thực tế của hàng hoá nhập kho được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập. Theo nguyên tắc này,
Giá vốn thực tế
Hàng hoá nhập kho
=
Giá mua
+
Chi phí mua
Nếu là hàng hoá mua trong nước thì:
Giá mua và chi phí mua là giá ghi trên hoá đơn và không bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Nếu là hàng hoá nhập khẩu về thì:
Giá mua là (Giá CIF + Thuế nhập khẩu),
Chi phí mua là chi phí vận chuyển, lưu trữ, bốc dỡ và chi phí nhập khẩu (chủ yếu là chi phí mở và thanh toán LC), chúng không bao gồm thuế giá trị gia tăng. Chi phí mua hàng được tập hợp cho từng lô hàng nhập khẩu. Trường hợp trong một lô hàng nhập khẩu có từ 2 mặt hàng trở lên thì chi phí mua hàng được phân bổ cho từng mặt hàng theo Giá CIF không có thuế nhập khẩu, Cụ thể:
Chi phí mua hàng phân bổ cho
mặt hàng A
=
Tổng chi phí mua hàng của lô hàng nhập khẩu
*
Giá CIF của mặt hàng A
Tổng giá CIF
Với cách quản lý chi phí mua như trên, cùng với đặc thù của đơn vị là nhập khẩu theo các Hợp đồng đã ký kết với khách hàng (cuối kỳ không có tồn kho) nên khi tiêu thụ hàng hoá này, toàn bộ chi phí mua được tính hết vào giá vốn của hàng xuất bán.
Ví dụ:
Căn cứ vào Hợp đồng số 031204/MSC – TT, ngày 12/01/2004 Công ty Điện Tử Sao Mai nhập khẩu 208 chiếc máy giặt FW 651.
Giá CIF là: 250.169.920
Chi phí mua là: 1.085.672
Thuế nhập khẩu là: 50% * 250.169.920 = 125.084.960
VAT của hàng nhập khẩu là:
10% * (250.169.920 + 125.084.960) = 37.525.488
Vậy giá vốn thực tế
Của hàng nhập khẩu
=
250.169.920 + 125.084.960 + 1.085.672
=
376.340.552
* Đối với hàng hoá xuất kho
Hiện nay, Công ty Điện Tử Sao Mai đang áp dụng phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng hoá xuất kho, xuất phát từ đặc điểm của đơn vị là số lượng các mặt hàng không nhiều, nhưng tần xuất nhập xuất hàng hoá tương đối lớn và trình độ vững vàng của đội ngũ nhân viên kế toán. Theo phương pháp này, chỉ đến cuối tháng mới xác định được giá vốn thực tế hàng hoá xuất kho. Cụ thể,
Đơn giá bình quân
=
Giá mua thực tế hàng hoá
tồn đầu kỳ
(có bao gồm chi phí mua phân bổ cho từng mặt hàng đầu kỳ)
+
Giá mua thực tế hàng hoá nhập trong kỳ
(có bao gồm chi phí mua phân bổ cho từng mặt hàng trong kỳ)
Số lượng hàng hoá
tồn đầu kỳ
+
Số lượng hàng hoá nhập trong kỳ
Giá vốn thực tế
hàng hoá xuất kho
=
Số lượng hàng hoá xuất kho
*
Đơn giá
bình quân
Ví dụ:
Căn cứ vào Hợp đồng số 2715, bán hàng cho Cửa hàng điện lạnh Thái Dương theo từng lô, ngày 12/01/2004 xuất bán 5 chiếc máy giặt WM 370S. Theo phương pháp trên:
Đơn giá
bình quân
=
(249.547.540 + 4.197.935)
+
0
(107 + 0)
+
0
= 2.371.453
Vậy giá vốn thực tế của máy giặt xuất bán
= 2.371.453 * 5
= 11.857.265
2.2.1.3 Tổ chức kế toán hàng hoá
2.2.1.3.1 Chứng từ sử dụng
Hiện nay, để quản lý việc nhập – xuất kho hàng hoá, các chứng từ được sử dụng tại đơn vị là: Phiếu nhập kho, Hoá đơn giá trị gia tăng kiêm phiếu xuất kho. Cách lập và luân chuyển các chứng từ này tại Công ty Điện Tử Sao Mai được thực hiện như sau:
* Nhập kho hàng hoá
Nhân viên phòng thị trường của đơn vị sau khi tìm kiếm và ký kết được hợp đồng với khách hàng, tiến hành trực tiếp nhập khẩu hàng hoá. Hàng hoá nhập về được các nhân viên này kiểm tra chất lượng, xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, sau đó mới tiến hành nhập kho hàng hoá. Tất cả các loại hàng hoá nhập kho đều phải lập Phiếu nhập kho (Biểu số 03). Đây là chứng từ phản ánh lượng hàng được nhập qua kho trước khi ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Thương mại Lâ Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và Xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty Sả Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp 296 - Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc Phòng Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần tư vấn thi Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi Sông Nhuệ Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gíá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty c Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top