saobangmuaha266

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
Trang
Nội dung
I. Khái niệm nguồn nhân lực
II. Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và đối với nền kinh tế tri thức ở nước ta
III. Thực trạng thách thứ và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực Việt Nam
1. Số lượng (quy mô) nguồn nhân lực Việt Nam
2. Về giá nhân công
3. Về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
4. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực nước ta
5. Phân bố nguồn nhân lực của nước ta
6. Lợi thế và thách thức nguồn nhân lực nước ta
IV. Chiến lược và giải pháp phát triển nguồn nhân lực của nước ta
1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước ta
2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta



Nội dung

I. Khái niệm nguồn nhân lực (NNL).
Ngày nay, khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận như một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ cho mọi sự tăng trưởng thì một trong những yêu cầu để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được một nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng được những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, của thế giới, của thời đại.
Nguồn nhân lực là toàn bộ những người lao động đang có khả năng tham gia vào các quá trình lao động và các thế hệ nối tiếp sẽ phục vụ cho xã hội.
Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế-xã hội là khả năng lao động cả xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguần lao động.
Nguồn nhân lực còn có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Khi tham gia vào các quá trình phát triển kinh tế-xã hội, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình đó, hướng nó tới mục tiêu nhất định. Vì vậy, nguồn nhân lực không chỉ đơn thuần là số lượng lao động đã có và sẽ có mà nó còn phải bao gồm một tổng thể các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng làm việc, thái độ và phong cách làm việc... tất cả các yếu tố đó ngày nay đều thuộc về chất lượng nguồn nhân lực và được đánh giá là một chỉ tiêu tổng hợp là văn hoá lao động. Ngoài ra, khi xem xét nguồn nhân lực, cơ cấu của lao động-bao gồm cả cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng.
Cũng giống như các nguần lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu sử dụng lao động, những người lao động phải được đào tạo, phân bổ và sử dụng theo cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính hiệu quả cao trong sử dụng. Một quốc gia có lực lượng lao động đông đảo, nhưng nếu phân bổ không hợp lý giữa các ngành, các vùng, cơ cấu đào tạo không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì lực lượng lao động đông đảo đó không những không trở thành nguần lực để phát triển mà nhiều khi còn là gánh nặng cản trở sự phát triển.

mạnh, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khả năng giải quyết việc làm phụ thuộc sự phát triển kinh tế. Vậy, Nhà nước cần tạo môi trương, điều kiện kinh tế và pháp lý để lở rộng phát triển ngành nghề, tạo nhiều chỗ làm mới cho người lao động cụ thể.
Nhà nước tăng cường chống buôn lậu để vảo vệ sản xuất trpmg nước. Chủ trương quản lý bằng dán tem đối với một số mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu là hợp lý. Các mặt hàng tiêu dùng khác như bánh kẹo cũng cần được bảo hộ sản xuất để tránh được sự cạn tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Bằng chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý để khuyến khíchsản suất trong nước, như: chính sách tín dụng, chính sách thuế; tăng cương vốn đầu tư tạo thêm việc làm; chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chương trình xây dựng vùng kinh tế mới, khu vực kinh tế thanh niên... tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế trong nước...
- Cần có cơ chế quản lý lao động thống nhất trên phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân.
Người lao động trong mọi thành phần kinh tế đều dược pháp luật Nhà nước bảo vệ. Mọi quan hệ lao động được xác lập, thực hiện trên cơ sở Luật lao động. Do việc làm gắn liền với sự tồn tại của cá nhân, gia đình khiến người lao động trong nhiều trường hợp phải chấp nhận những đòi hỏi gắt gao của bên cầu lao động, không có đủ khả năng để tự bảo vệ mình khỏi những quan hệ lao động không lành mạnh giữa chủ-thợ. Do đó Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra việc chấp hành các văn bản pháp luật của người lao động ở mọi thành phần kinh tế. Trên thực tế sự giám sát kiểm tra này phải thật cụ thể đến cả quy định về giờ làm việc trong ngày, định mức, đơn giá tiền lương... chứ không chỉ dừng lại ở việc quản lý mức lương tối thiểu như hiện nay.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước. Muốn vậy, phải tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường lao động ở nớpc ngoài, coi đây là giải pháp quan trọng để giải quyết việc làm. nhà nước đẩy mạnh nghiên cứu thị trường lao động quốc tế để đào tạo chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu lao động.
Thực hiện tín dụng ưu đãi để người cùng kiệt có tiền học nghề, tham gia và xuất khẩu lao động, cải cách thủ tục hành chính rườm rà ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động, tiến tới xuất khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật, xuất khẩu chuyên gia...
Tăng cường công tác thông tin dịch vụ lao động, phát triển thị trường sức lao động. Các trung tâm dịch vụ việc làm không chỉ có chức năng môi giới tạo việc làm, cung cấp nhân lực cho cơ sở sử dụng lao động, mà phải trở thành trung tâm nghiên cứu,điều tra tình hình cầu lao động, làm cầu nối giữa đào tạo với sử dụng lao động, giữa cung - cầu lao động ở các thành phần kinh tế, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp về cung - cầu lao động.
Như vậy, có thể nói nguồn nhân lực nước ta trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực so với những năm trước kia nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc so với yêu cầu thực tế của nền kinh tế- xã hội của đất nước. Thực trạng này đã đặt nguồn nhân lực nước ta trước những khó khăn thách thức trong hiện tại cũng như trong tương lai và cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn và phát triển nguồn nhân lực nước ta.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

honganh0511

New Member
tui muốn tải bài viết này, hãy gửi link cho tui nhé, Thank bạn nhiều!!
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top