Gauti

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
CHƯƠNG I: Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô
I - Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế
1.1 Nền kinh tế thị trường và những khuyết tật của nó
1.2 Vai trò của Chính Phủ trong sự phát triển kinh tế
1.3 Các công cụ của Chính Phủ để can thiệp vào nền kinh tế thị trường
II - Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế
2.1 Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ
2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
2.3 Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ
2.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ

CHƯƠNG II : Đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay
I - Quá trình điều hành chính sách tiền tệ qua các giai đoạn ở Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô:
1.1 Giai đoạn 1986 – 1988
1.2 Giai đoạn 1989 – 1991
1.3 Giai đoạn 1992 – 1995
1.4 Giai đoạn từ 1996 đến nay
II - Thực trạng sử dụng công cụ lãi suất tín dụng từ khi có pháp lệnh ngân hàng đến nay:
2.1 Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 6/1992 đến 1995
2.2 Cơ chế lãi suất tín dụng thời kỳ 1996 đến 7/2000
2.3 Cơ chế lãi suất tín dụng từ 8/2000 đến nay

CHƯƠNG III : Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời kỳ 2004 - 2010
I - Một số hạn chế còn tồn tại của chính sách tiền tệ trong thời gian vừa qua và nguyên nhân chủ yếu
1.1 Một số hạn chế của các công cụ
1.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên
II - Phương hướng hoàn thiện công cụ lãi suất tín dụng
2.1 Phát huy hiệu quả của cơ chế lãi suất thoả thuận
2.2 Tiếp tục tự do hoá lãi suất
2.3 Tiến tới thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước
III - Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ
Kết luận 2


3
3
5
7
8
8
10
13
15



20

20
20
20
21

22
22
24
28





31
31
32
33
33
34
35

36
38



Lời mở đầu
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế năng động, luôn luôn trong trạng thái phát triển với tốc độ nhanh và thực tế, nó “đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”. Kinh tế thị trường và hoạt động của nó tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan. Tuy nhiên, khi vận động theo cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp… không thể thực hiện tốt chức phận của mình trước xã hội với sự điều khiển của “bàn tay vô hình”, cũng như không thể tránh khỏi những rủi ro trong quá trình kinh doanh đi đến phá sản, thậm chí dẫn đến suy thoái toàn bộ nền kinh tế nếu như không có một chính sách tiền tệ quốc gia cùng với hệ thống công cụ của nó. Đây là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất của mọi quốc gia, đặc biệt chính sách tiền tệ còn được coi là “linh hồn” đối với toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Một chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định tiền tệ sẽ đảm bảo khả năng thanh toán, phát huy khả năng kinh doanh, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, đã đóng một vai trò thực sự quyết định trong nền kinh tế hiện đại. Với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, việc nghiên cứu để lập và thực thi chính sách tiền tệ là một đòi hỏi bức xúc cả về lý luận và thực tiễn.
Nếu như trong nền kinh tế chỉ huy tập trung, Ngân hàng Quốc gia điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ trực tiếp, các chỉ tiêu pháp lệnh… thì trong nền kinh tế thị trường, với hệ thống ngân hàng hai cấp và các trung gian tài chính đa dạng, Ngân hàng Quốc gia phải điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ kinh tế thích hợp. Đó là công cụ lãi suất tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, hạn mức tín dụng, tỷ giá hối đoái… Việc sử dụng công cụ nào, mức độ nào là tuỳ từng trường hợp vào quan điểm của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể. Do giới hạn về thời gian nên trong phạm vi của đề án không thể phân tích hết mà chỉ đề cập khái quát các công cụ của chính sách tiền tệ, còn chủ yếu tập trung đi sâu vào công cụ lãi suất tín dụng.
Với phạm vi nghiên cứu như vậy, cơ cấu và nội dung đề tài được thể hiện bao gồm 3 chương:
Chương I : Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô.
Chương II : Đánh giá vai trò của chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 1986 đến nay.
Chương III : Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô ở Việt Nam thời kỳ 2004 – 2010.
Do đề án được thực hiện theo nhận thức chủ quan của tui nên không tránh khỏi có nhiều hạn chế và thiếu xót, mong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo và các bạn để đề án thêm hoàn thiện. tui xin chân thành Thank cô giáo - TS. Nguyễn Thị Kim Dung, người đã giúp đỡ và tận tâm hướng dẫn tui hoàn thành đề án này.
Chương i
Tầm quan trọng của chính sách tiền tệ
trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô

I - Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế
1.1. Nền kinh tế thị trường và những khuyết tật của nó
1.1.1. Khái niệm nền kinh tế thị trường
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, được đánh dấu bởi các nét đặc trưng sau đây:
Quá trình lưu thông vật chất trong nền kinh tế – xã hội được thực hiện chủ yếu bằng cách mua bán.
Người tham gia mua bán có quyền tự do nhất định trên ba mặt: nội dung mua bán, đối tác mua bán và giá cả trao đổi.
Đánh giá ưu điểm của kinh tế thị trường là một quá trình, ban đầu phái tân cổ điển mà điển hình là W.A.Smith đã đề cao tính ưu việt của kinh tế thị trường thuần tuý. Nhưng thực tiễn cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thuần tuý đã chứng tỏ những ưu điểm đó là ảo tưởng, hay nếu có cũng chỉ là những ưu điểm không đáng kể.
1.1.2. Các thất bại thị trường - cơ sở để Chính Phủ can thiệp vào nền kinh tế
Độc quyền thị trường
Khi thị trường chỉ do một hay một số ít các tổ chức thống trị thì nguy cơ tồn tại một thế lực độc quyền, chi phối thị trường là rất lớn. Các tổ chức có quyền lực độc quyền có thể tạo thêm lợi nhuận siêu ngạch cho mình bằng cách tăng giá, bán với giá cao hơn và cung cấp mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh. Người mua phải mua với giá cao hơn rất nhiều nhưng lại phải chấp nhận chất lượng hàng hoá thấp hơn, phải cạnh tranh nhau để có được hàng hoá. Và rất nhiều người do không đủ khả năng chi trả nên không có điều kiện tiêu dùng hay tiếp cận hàng hoá đó.
Ngoại ứng
Đây là trường hợp xảy ra khi tác động của một giao dịch trên thị trường có ảnh hưởng đến một đối tượng thứ ba ngoài người bán và người mua, nhưng những tác động này không được tính đến. Ví dụ, khói xả từ các phương tiện giao thông hay nhà máy gây ô nhiễm môi trường, nhưng những tổn hại đó không được tính thành chi phí cho các chủ phương tiện và nhà máy, do vậy họ không có ý thức giảm bớt hoạt động của mình vì lợi ích chung.
Hàng hoá công cộng
Trong nhiều trường hợp thị trường không thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ hữu ích cho xã hội, đặc điểm của hàng hoá này là không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp chúng, tiêu dùng chúng. Ví dụ, ngay cả khi ai đó từ chối góp tiền cho ngân sách quốc phòng thì anh ta vẫn được bảo vệ chừng nào hệ thống quốc phòng của quốc gia đó còn hoạt động. Điều đó có nghĩa rằng, các hãng tư nhân nếu sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng thì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo doanh thu để bù đắp chi phí. Đây được coi là luận cứ phát triển nhất chứng minh cho sự cần thiết phải có Chính Phủ đứng ra can thiệp vào nền kinh tế.
Thông tin không hoàn hảo
Người tiêu dùng thường yêu cầu Chính Phủ phải can thiệp vào thị trường vì họ không có đủ thông tin về việc mua sắm hàng hoá hay tham gia những công việc nhất định. Đôi khi một bên nào đó tham gia thị trường có thông tin đầy đủ về các đặc tính sản phẩm hơn bên kia. Chẳng hạn trong thị trường y tế, người bán (bác sĩ) có nhiều thông tin hơn người mua (bệnh nhân ); trong thị trường bảo hiểm người mua biết rõ về xác suất xảy ra rủi ro hơn người bán (công ty bảo hiểm). Khó khăn trong việc thu thập đủ thông tin đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhiều thị trường, khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hay quá ít cho thị trường đó so với mức hiệu quả xã hội. Ngoài ra nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi dụng lợi thế này để thu lợi cho mình trên sự thiệt thòi của bên kia. Bất ổn định kinh tế
Sự vận hành mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế đã khiến lạm phát và thất nghiệp trở thành những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây nhiều tổn thất cho xã hội. Việc Chính Phủ chủ động sử dụng các chính sách tài khoá và tiền tệ để cố gắng ổn định hoá nền kinh tế là những nỗ lực để đạt đến trạng thái toàn dụng nhân công. Mặc dù các chính sách ổn định hoá của Chính Phủ nhiều khi không tiêu hao nhiều nguồn lực của xã hội, nhưng lại trợ giúp đắc lực để thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
Những nguyên nhân trên đây về các thất bại của thị trường cho thấy, bản
thân thị trường có thể đưa đến những kết cục phi hiệu quả nếu không có sự can thiệp của Chính Phủ. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã vận hành có hiệu quả thì vẫn còn hai lý do nữa để Chính Phủ có thể can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng.
1.2. Vai trò của Chính phủ trong sự phát triển kinh tế
1.2.1. Vai trò của Chính phủ
Trong mô hình kinh tế, Chính phủ (G) cũng là một tác nhân kinh tế như các tác nhân người tiêu dùng (C), người sản xuất (I) và người nước ngoài (X – M) trong việc tạo ra giá trị sản lượng: Y = C + I + G + (X – M)
Tuy nhiên trong nền kinh tế hỗn hợp Chính phủ có vai trò quan trọng. Về phương diện là tác nhân kinh tế, Chính phủ vừa là người tiêu dùng (C) cũng vừa là người sản xuất (I) và do đó cũng có tham gia vào hành vi xuất nhập khẩu (X – M). Do vậy Chính phủ thực tế có tham gia vào tổng cung và tổng cầu, điều hoà tiền tệ giá cả. Những mối quan hệ này cho thấy vai trò rất lớn của Chính phủ trong hoạt động của thị trường. Về phương diện người quản lý nền kinh tế vĩ mô, chính phủ thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và sự phát triển.
Mặt khác, việc mở rộng kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước không chỉ vì thị trường có những khuyết tật, mà còn vì xã hội đặt ra mục tiêu mà thị trường dù có hoạt động tốt cũng không thể đáp ứng được. Theo Samuelson, Chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định để các doanh nghiệp và hộ gia đình có thể tiến hành sản xuất và trao đổi sản phẩm thuận lợi, đưa ra định hướng cơ bản về phát triển kinh tế cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như thuế quan, tín dụng, trợ giá để hướng dẫn các ngành, doanh nghiệp hoạt động. Chính phủ duy trì công ăn, việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra các chính sách thuế, chi tiêu và tiền tệ hợp lý, đồng thời khuyến khích một tỷ lệ tăng trưởng hợp lý, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường. Chính phủ thực hiện phân phối lại thu nhập, các hoạt động phúc lợi công cộng như cung cấp phúc lợi cho người già, người tàn tật và người thất nghiệp. Để thể hiện vai trò đó chính phủ thực hiện các chức năng của mình.
1.2.2. Chức năng của Chính phủ
Bảo đảm các lợi ích công cộng của xã hội, thực hiện điều chỉnh quyền và tài sản của công dân bảo đảm dân chủ và công bằng xã hội.
Đó là bảo đảm trật tự, an ninh quốc phòng, bảo đảm phát triển các sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, bảo hiểm và bảo vệ môi trường. Quy định các quyền của công dân, bảo đảm cho cá nhân, tổ chức một sự tự do hoạt động kinh tế, chống lại sự độc quyền, bảo đảm sự ổn định về sở hữu các tài sản… để có thể phát huy được mọi khả năng về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực cho sự phát triển.
Phân bổ nguồn lực, tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng.
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của Chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế, đạt mức như xã hội mong muốn. Chính phủ đứng ra cung cấp các loại hàng hoá công cộng, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo quy hoạch chung, khắc phục thất bại của thị trường liên quan đến tính phi hiệu quả như độc quyền, ngoại ứng hay thông tin không hoàn hảo. Bên cạnh đó phải bổ sung những mặt yếu mà thị trường không thể tạo ra được, như các ngành sản xuất có tính chất xương sống của nền kinh tế, phân bố đúng đắn nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn, phát triển các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.
Mặt khác thị trường _ nơi quan hệ cung cầu được thực hiện thông qua giá cả _ đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực. Do vậy phải quy định chính sách và luật để mở rộng hơn nữa quy mô thị trường, tạo ra sự giao lưu thương mại nhằm kích thích sự đổi mới công nghệ và tăng thêm đầu tư, dẫn tới sự tăng trưởng nhanh.
Phân phối lại thu nhập.
Ngay cả khi “bàn tay vô hình” của thị trường có hiệu quả thì nó vẫn có thể tạo ra những sự phân phối thu nhập rất bất bình đẳng. Khi quốc gia còn ở mức phát triển thấp, những nguồn lực sẵn có dành cho việc phân phối lại còn rất hạn chế. Nhưng khi đã phát triển cao hơn thì cùng với sự thịnh vượng chung, Chính phủ cũng có khả năng dành nhiều nguồn lực hơn để cung cấp các dịch vụ cho người nghèo. Đây được coi là chức năng kinh tế lớn thứ hai của Chính phủ. Phân phối lại thu nhập thường được thực hiện thông qua chính sách thuế khoá và chi tiêu.
ổn định kinh tế vĩ mô, tổ chức và phối hợp hoạt động trên phạm vi quốc gia, lựa chọn và vạch ra kế hoạch, thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển.
Ngày nay khi khoa học kinh tế đã phát triển mạnh, loài người đã có nhận thức đầy đủ hơn về nguyên nhân gây ra lạm phát, thất nghiệp và các bất ổn định kinh tế khác, cũng như khả năng can thiệp của Chính phủ để khắc phục các hiện tượng đó. Vì thế Chính phủ hiện nay có trách nhiệm không để tái diễn các cuộc suy thoái hay khủng hoảng trầm trọng như những năm 30 nữa. Công cụ để Chính phủ thực hiện chức năng này là các chính sách tài khoá, tiền tệ và sự giám sát chặt chẽ thị trường tài chính. Ngoài ra Chính phủ còn tập trung vào hoạch định các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
Căn cứ vào những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, Chính phủ đưa ra các chế độ, tổ chức bộ máy làm việc ở các cấp, phối hợp và điều hoà hoạt động của chính quyền phù hợp với bộ máy kinh tế chung.
Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, thương mại và tài chính quốc tế đã trở nên hết sức quan trọng. Do đó Chính phủ đóng vai trò thiết yếu là thay mặt cho quyền lợi quốc gia trên các diễn đàn quốc tế và đàm phán các hiệp định cùng có lợi với quốc gia khác trên thế giới. Các lĩnh vực thương mại xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế quốc tế ngày nay là: Tự do hoá thương mại giảm dần các rào cản nhằm khuyến khích chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế; Các chương trình hỗ trợ quốc tế giúp cải thiện đời sống cho người cùng kiệt ở các nước khác; Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia để chống lại lạm phát, thất nghiệp và khủng hoảng…
1.3. Các công cụ của Chính phủ để can thiệp vào nền kinh tế thị trường
Điều hành cung ứng tiền của NHTW có ảnh hưởng rất lớn đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế vĩ mô. Do đó mọi hành vi thái độ của NHTW đều có thể dẫn đến những sai lầm. Chính vì vậy Chính phủ và Quốc hội cần tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát và điều hành đối với hoạt động của NHTW. Có thể giám sát trực tiếp hay gián tiếp thông qua dư luận của công chúng. Những quyết định lớn của NHTW cũng có thể đưa ra thăm dò dư luận trước khi đi đến quyết định cuôí cùng. Thông qua dư luận, Chính phủ sẽ giám sát được hành vi của NHTW và kịp thời ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra.
3.2. Tăng cường sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan
NHTW là người chủ trì xây dựng dự án chính sách tiền tệ để Chính phủ xem xét, trình quốc hội quyết định, đồng thời là người tổ chức thực hiện khi dự án đã được phê chuẩn. Dự án CSTT sẽ kém khả thi và quá trình điều hành CSTT sẽ không đạt hiệu quả tối đa nếu không có sự phối hợp của các bộ, ngành khác. Sự phối hợp này thể hiện ở việc cung cấp thông tin một cách trung thực và kịp thời cho NHTW.
Bộ tài chính:
- Cung cấp các thông tin về thu chi NSNN, nguồn bù đắp thiếu hụt, kế hoạch cho vay, trả nợ của Chính phủ, tình hình cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch. Các thông tin này rất cần thiết để NHTW dự báo các diễn biến tiền tệ nguồn vốn khả dụng của các TCTD>
- Cung cấp thông tin về sự biến động giá cả thị trường để NHTW có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Bộ kế hoạch và đầu tư:
Cung cấp các thông tin chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, giúp cho NHTW có cơ sở để dự báo nhu cầu tín dụng, nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế.
Bộ thương mại:
Cung cấp cho NHTW các thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu.. để phân tích cán cân thanh toán quốc tế, qua đó dự báo sự biến động tài sản có ngoại tệ.
Tổng cục thống kê:
Cung cấp các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của cả nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, kịp thời thông báo các chỉ tiêu kinh tế thực hiện trong kỳ để NHTW nắm được diến biến tình hình, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết.
3.3. Nâng cao trình độ của cán bộ ngân hàng
Đây là vấn đề rất quan trọng được đặt ra đối với NHTW hiện nay. Năng lực và kinh nghiệm điều hành được đặc biệt chú trọng, có như vậy mới đủ khả năng phân tích và đánh giá các diễn biến của thị trường một cách chuẩn xác, đưa ra các dự báo phù hợp với tình hình thực tế để ra các quyết định quản lý một cách kịp thời.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. NHTW Việt Nam thực hiện chức quản lý tiền tệ và ngân hàng theo cơ chế thị trường đến nay mới được hơn 10 năm. Hầu hết viên chức ngân hàng vừa làm vừa học, học đến đâu làm đến đó. Vì vậy NHTW cần đặc biệt chú trọng tới công tác cán bộ, thực hiện đào tạo và đào tạo lại theo chương trình chuẩn hoá, phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng.
Kết luận

Cùng với chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách đối ngoại… chính sách tiền tệ quốc gia xuất hiện trên vũ đài khoa học kinh tế thế giới như một đòi hỏi tất yếu khách quan.
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã chứng tỏ rằng: Để có một chính sách tiền tệ khôn ngoan, phù hợp với từng thời kỳ luôn luôn là một bài toán khó.. Chính vì vậy trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ đòi hỏi trí tuệ của những bộ óc ưu tú nhât. Trong từng thời kỳ, tuỳ từng trường hợp vào những điều kiện cụ thể, việc nghiêng vè sử dụng công cụ nào trong hệ thống các công cụ của chính sách tiền tệ hay sử dụng đồng thời tất cả các công cụ đó , hay xác định công cụ nào là chủ yếu, công cụ nào là bổ trợ.. cho phù hợp, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định giá trị tiền tệ là một vấn đề luôn được bàn luận trao đổi.
Từ khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đổi mới, đặc biệt là từ khi đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay, cơ chế điều hành chính sách tiền tệ đã được ngân hàng nhà nước từng bước cải cách theo hướng bám sát vào các diễn biến của thị trường. Chính sách tiền tệ đã phát huy vai trò của mình một cách hiệu quả, góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Có thể nói chính sách tiền tệ và việc sử dụng các công cụ của nó đã từng bước được hoàn thiện với những bước đi thận trọng, phù hợp với cơ chế kinh tế của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, chính sách tiền tệ đã đảm bảo thực hiện đúng hướng chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia trong giai đoạn mới. Chứng tỏ vai trò xứng đáng của mình trong nền kinh tế quốc dân, là một trong các công cụ vĩ mô đắc lực nhất của Chính phủ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

phuong2002az

New Member
ad tải giúp em tài liệu này với ạ

Đề án Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô​

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top