spy_vodoi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Xuất khẩu có một ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia nào, kể cả những nước phát triển và những nước đang phát triển vì đây là một kênh tiêu thụ sản phẩm quan trọng của quá trình sản xuất. Và đối với một nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu càng có ý nghĩa đặc biệt hơn ở chỗ nhờ có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu mà chúng ta có thể nhập khẩu được nguyên liệu chúng ta chưa có khả năng sản xuất và các máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá. Đồng thời, nó cũng góp phần cải thiện cán cân thanh toán - một trong bốn đỉnh của “tứ giác mục tiêu”. Với cả tác động cả đầu vào và đầu ra, xuất khẩu đã đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát thoát ra khỏi nước kém phát triển trước năm 2010, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Song đối với những ai quan tâm một chút đến thương mại quốc tế thì sẽ thấy mọi việc không đơn giản như vậy. Xuất khẩu Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về cơ cấu, năng lực cạnh tranh, nguồn cung và nhu cầu của thị trường. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế là xuất khẩu của chúng ta trong thời gian vừa qua chỉ phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu với lợi thế chủ yếu dựa trên tài nguyên thiên nhiên. Do đó, muốn xuất khẩu hàng hoá đi vào chiều sâu, mang lại giá trị kinh tế cao cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thì việc thực hiện tốt quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu là con đường đúng đắn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Do vậy, nhìn nhận lại thực trạng xuất khẩu, đặc biệt là cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua để có được những giải pháp hợp lý là một vấn đề có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
Từ việc quan sát thực tiễn, nghiên cứu thực tế trong quá trình thực tập ở Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với sự tham khảo ý kiến của thày giáo hướng dẫn, em đã quyết định chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Nội dung của chuyên đề thực tập này bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu WTO



Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế xã hội
1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động thương mại quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế, hay còn gọi là ngoại thương, là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá (hữu hình hay vô hình) và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu.
1.1.1.1. Mô hình của chủ nghĩa trọng thương
Những người thuộc trường phái trọng thương cho rằng: Hoạt động nông nghiệp và công nghiệp không thể là nguồn gốc của mọi của cải (trừ công nghiệp khai thác vàng và bạc), chỉ có hoạt động ngoại thương mới là nguồn gốc thực sự của mọi của cải”. Theo những học giả này thì xuất khẩu là hoạt động quan trọng đối với một quốc gia vì nó kích thích sản xuất trong nước phát triển và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm quốc gia. Ngược lại nhập khẩu là “gánh nặng” đối với một quốc gia vì nó làm giảm của cải của quốc gia.
Chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, cho rằng tiền mới là tiêu chuẩn căn bản của của cải quốc gia, hàng hoá chỉ là phương tiện để tăng thêm tiền. Từ đó, họ coi những hoạt động nào mang lại tiền tệ cho quốc gia là những hoạt động tích cực (hoạt động ngoại thương), còn hoạt động nào không mang lại lợi ích cho quốc gia là hoạt động tiêu cực.
Hạn chế trong lập luận của học thuyết đó là coi vàng bạc như là hình thức của cải duy nhất của quốc gia. Đồng thời học thuyết này cũng không giải thích được cơ cấu hàng hoá trong thương mại quốc tế, chưa thấy được lợi ích của chuyên môn hoá trong việc phân công lao động hợp tác quốc tế.
Khả năng ứng dụng: Đối với những nước mà khả năng sản xuất trong nước vượt quá mức cầu tiêu dùng trong nước thì cần thực hiện chính sách xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Đồng thời đối với những nước gặp khó khăn trong việc thanh toán quốc tế cũng nên sử dụng chính sách xuất khẩu để bù đắp những thiếu hụt trong cán cân thanh toán. Học thuyết trọng thương cũng có ý nghĩa đối với những quốc gia chưa có nhu cầu ngoại tệ trong hiện tại thì cũng có thể mong muốn tích luỹ ngoại tệ càng nhiều càng tốt để đề phòng những bất trắc trong tương lai.
1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Nội dung: “Nếu một quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác” (Bùi Xuân Lưu - Nguyễn Hữu Khải, 2007, tr.26).
Quan niệm: A.Smith cho rằng thương mại có thể làm tăng khối lượng sản phẩm và tiêu dùng của toàn thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối.
Khả năng ứng dụng: Lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hoá và trao đổi buôn bán các mặt hàng. Mô hình này sẽ giải thích các quốc gia có những điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển trồng trọt thì sẽ trồng trọt các loại cây như lúa, cà phê, cao su… thì sẽ xuất khẩu các mặt hàng này, còn những quốc gia có khả năng sản xuất tốt các mặt hàng điện tử, linh phụ kiện thì sẽ xuất khẩu chúng. Theo quan điểm này thì cơ cấu hàng hoá được hình thành. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi chủ yếu gồm những mặt hàng nông sản còn cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của những nước có công nghệ phát triển chủ yếu là những sản phẩm có hàm chứa lượng công nghệ cao.
Tuy vậy, lý thuyết này vẫn không giải thích được tại sao có những nước không có lợi thế tuyệt đối về tất cả các mặt hàng. Câu trả lời sẽ có được khi chúng ta xem xét lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo dưới đây.
1.1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo
Nội dung: Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá trị thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia khác. Nói cách khác, một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà quốc gia đó có thể sản xuất một cách tương đối so với quốc gia khác.
Cụ thể, quốc gia A sẽ xuất khẩu sản phẩm X khi và chỉ khi:
PXA/PXB < PYA/PYB
Trong đó:
PXA: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hoá X ở quốc gia A
PXB: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hoá X ở quốc gia B
PYA: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hoá Y ở quốc gia A
PYB: chi phí lao động để sản xuất một đơn vị hàng hoá Y ở quốc gia B
Như vậy, quốc gia A sẽ xuất khẩu hàng hoá X và nhập khẩu hàng hoá Y;
Lời nói đầu 1
Chương 1: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn của xuất khẩu hàng hoá và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 3
1.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế xã hội 3
1.1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động thương mại quốc tế 3
1.1.1.1. Mô hình của chủ nghĩa trọng thương 3
1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 4
1.1.1.3. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 5
1.1.1.4. Lý thuyết Heckscher – Ohlin 6
1.1.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hoá 7
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 8
1.2 Cơ sở lý luận về cơ cấu xuất khẩu 11
1.2.1. Khái niệm về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 11
1.2.2. Phân loại một số loại cơ cấu 11
1.2.3. Vai trò của cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 13
1.3 Cơ sở lý luận của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14
1.3.1. Một số mô hình lý thuyết và thực tiễn về việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 14
1.3.1.1. Mô hình đàn nhạn bay của Kaname Akamatsu 14
1.3.1.2. Mô hình vòng đời sản phẩm 15
1.3.1.3. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 16
1.3.1.4. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 18
1.3.1.5. Chiến lược hướng về xuất khẩu (chiến lược hướng ngoại) 19
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 20
1.3.2.1. Các nhân tố trong nước 20
1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài 22
1.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu 23
1.3.3.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 23
1.3.3.2. Tác động của WTO đối với sự chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam 24
1.3.3.3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO 26
1.4 Kinh nghiệm của các nước 27
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam 32
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2007 32
2.1.1. Những kết quả chủ yếu 32
2.1.1.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu 32
2.1.1.2. Tỷ lệ kim ngạch hàng hoá xuất khẩu so với GDP 34
2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người: 35
2.1.1.4. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 35
2.1.2. Những tồn tại 36
2.1.3. Nguyên nhân 37
2.1.3.1. Nguyên nhân thành tựu 37
2.1.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại: 38
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ năm 1990 đến nay 41
2.2.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1997 42
2.2.1.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch nhà nước 42
2.2.1.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo Danh mục tiêu chuẩn ngoại thương (SITC) mã cấp 1 44
2.2.2. Từ năm 1998 đến năm 2002 47
2.2.2.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 47
2.2.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo tiêu chuẩn SITC 48
2.2.3. Từ năm 2003 đến năm 2006 51
2.2.3.1. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo cơ cấu kế hoạch của nhà nước 51
2.2.3.2. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo phân loại của SITC 51
2.2.4. Từ năm 2007 đến nay 52
2.3. Đánh giá các nhân tố tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 56
2.3.1. Các nhân tố trong nước 56
2.3.2. Các nhân tố nước ngoài: 57
2.4. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 58
2.4.1. Kết quả đã đạt được 58
2.4.2. Tồn tại 59
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 60
Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu 62
3.1. Định hướng của nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam 62
3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực 62
3.1.2. Sự chuyển hướng về chiến lược ngoại thương từ thay thế nhập khẩu đến hướng ngoại 64
3.2. Quan điểm và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 65
3.3. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 69
3.3.1. Các giải pháp đối với nhà nước 69
3.3.1.1. Chính sách khuyến khích đầu tư: 69
3.3.1.2. Chính sách về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 73
3.3.1.3. Về chính sách phát triển thị trường 76
3.3.1.4. Chính sách về phát triển công nghệ 79
3.3.1.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực 81
3.3.2. Các giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 81
Kết luận 83
Danh mục tài liệu tham khảo 84

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

caoquocdat06

New Member
Hi admins,
Mình đang cần tài liệu này để phục vụ học tập
Mong admins có thể cho mình xin Link download
Xin cảm ơn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Luận văn Kinh tế 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0
K Những giải pháp và kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá Luận văn Kinh tế 0
K Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế trong chăn nuôi góp phần thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kin Luận văn Kinh tế 0
Y Xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và những giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Phú Sơn Luận văn Kinh tế 0
E Vai trò của đầu tư với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
N Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ công nghiệp Việt Nam thời kỳ 2001-2010 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top