hoangthuyljnh

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Lịch sử văn hóa chùa Thầy





 A Di Đà ngự chính giữa, vị trí cao nhất phía trong cùng của gian giữa tòa điện Thánh. Tượng theo tư thế kiết già. Đầu tượng có tóc kết xoắn ốc cao thiên về phía đỉnh. Tai đeo hoa, cổ đeo vòng trang trí hình tròn lớn ở giữa với hình hoa mai và anh lạc.

 Các nhà nghiên cứu mỹ thuật cho rằng đeo dây anh lạc chỉ có ở tượng niên đại TK XVI. Tay phải của tượng để trước lòng đùi kê lên bàn chân, tay trái lồng lên tay phải. Ngón cái của hai tay đan xen nhau, đều đeo nhân có mặt hoa cúc mãn khai. Tượng khoác áo cà sa chùng lỏng, gấp nhiều nếp phủ quanh cổ và lượn tròn trước bụng. Lớp áo ngoài trùm qua bờ vai, phủ lên hai gối xuống mở bệ sen. Bên trong có lớp xiêm rộng thắt lưng nhiều nếp và bó mối xoắn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lịch
BÀI THU HOẠCH ĐIỀN DÃ:
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Mai Sương
Lớp: A2K14
Hà Nội, ngày 15/03/2008
Lời giới thiệu
Một chuyến đi với những hiểu biết mới, khám phá được nhiều nét thú vị của những ngôi đình, ngôi chùa của đất nước ta.
Đoàn chúng tui cùng tham quan với bốn địa điểm nổi tiếng của tỉnh Hà Tây như: “Đình Tây Đằng”, “Chùa Mía”, “Chùa Tây Phương” là ngôi nổi bật với những bức tượng của các vị Tổ. Đặc biệt khá đẹp và rất ấn tượng với “Chùa Thầy”.
Sau chuyến đi thực tế chùa Thầy đã để lại cho tui những ấn tượng và những suy nghĩ riêng, ấn tượng với kiến trúc độc đáo và rất thú vị với những bức tượng trong chùa.
Chùa Thầy khá nổi bật với Hội chùa Thầy. Hội diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch hàng năm.
“ Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.”
(Á Nam Trần Tuấn Khải)
Đây là một trong những bài thơ nổi tiếng thể hiện trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở.
Thân bài:
I/ Tên di tích và lịch sử xây dựng:
1 a. Tên di tích:
Chùa Thầy còn được gọi là chùa Cả, tên chữ là: “ Thiên Phúc Tự”.
Tên di tích “ chùa Thầy” đã có khá nhiều cách giải thích khác nhau. Có cách cho rằng: Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là “ chùa Thầy”. Nhưng cũng có cách khác giải thích rằng: “Chuyện kể rằng sau khi đắc đạo, thiền sư Từ Đạo Hạnh trở về giảng đạo, dạy học hái thuốc giúp dân, tổ chức những trò chơi như đá cầu, đánh vật, múa rối nước… Do đó dân chúng rất cảm phục nên mới gọi nhà sư bằng một danh xưng vừa trìu mến vừa gần gũi là "thầy". Bởi vậy chùa ngài tu là chùa Thầy, núi ngài hóa cũng là núi Thầy, làng ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng được gọi là tổng Thầy.”
b. Địa điểm của di tích:
Chùa Thầy là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa cách Hà Nội khoảng 25 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc.
Ngày nay, chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
2 a. Nội dung các tấm bia trong chùa:
Chùa Thầy có 7 tấm bia đá, được chạm khắc vào các năm 1653, 1666, 1673, 1683, 1672 và 1717. Lâu đời nhất là tấm “Thiên phúc tự tạo lệ bi” niên đại Thịnh Đức thứ nhất (l653). Bia đặt trong nhà khách, hình khối chữ nhật dẹt, trán tròn. Bia có kích thước: cao 1,66m; rộng 0,9m; dày 0,2m. Trán bia khắc “lưỡng ong triệu nguyệt”, diềm chạm lân chầu. Hai mặt bia khắc hoa văn và minh văn, bài ký “Thiên phúc tự tạo lệ bi” ghi lại vị trí và lịch sử của chùa.
Chính vẻ đẹp, hình tượng kỳ ảo của chùa Thầy đã khiến Chúa Định Vương Trịnh Căn (1682-1709) khi qua đây phải ghi lại trên bia Phật Tích Sơn Tự: "Nay thấy chùa Thiên Phúc ở núi Phật Tích như viên ngọc nổi lên giữa đám ruộng sỏi đá rạng vẻ xuân tươi cả bốn mùa".
b. Năm tháng xây dựng và các đợt trùng tu nâng cấp mở rộng:
Chùa Thầy được xây dựng vào đời Vua Lý Nhân Tông (1072-1127). Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự).
Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.
Thật hiếm thấy ngôi chùa nào đã ngót ngàn năm tuổi, vẫn giữ vị trí toạ lạc không thay đổi như Thiên Phúc Tự (chùa Thầy). Dĩ nhiên không thể còn nguyên vẹn kiến trúc thời Lý do Thiền sư Từ Đạo Hạnh xây dựng, dấu tích còn lại đến bây giờ là kết quả của những đợt trùng tu lớn vào TK XVII, TK XVIII.
II/ Quy hoạch và kiến trúc:
1 a. Quy hoạch di tích:
Chùa Thầy là một ngôi chùa có quy mô lơn với diện tích khoảng 2400 mét vuông. Toàn khu chính diện của chùa Thầy là một khuôn viên hình chữ nhật rộng khoảng 40 mét, dài khoảng 60 mét gồm ba tòa nhà to và dài xây song song hình chữ “tam”. Có hai dãy hành lang chạy kèm hai bên các đầu hồi.
Nhưng lạ thay, cả ngôi báo điện hình chữ “tam” đồ sộ như thế mà chỉ có 36 lỗ đục,còn gỗ được xây chồng lên nhau, nhưng lại rất vững chắc. Hai bên tòa nhà chính diện là gác chuông và gác trống nhô cao lên khỏi hai dãy hành lang:
“Lâu đài quang tịch bên hồ nước,
Chuông trống vang rền trong khói sương.”
b. Phương hướng của chùa:
Chùa Thầy quay mặt về hướng Nam. Nhìn về phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu; bên phải lưng chùa dựa vào núi Sài Sơn.
c.Thế đất xây chùa:
Chùa được xây dựng dựa trên thế đất hình con rồng, một thế đất rất đẹp.
Chùa Thầy được xây dựng trên trán con rồng. Đây là một hình thức chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Nhưng chùa Thầy được xây dựng từ thời nhà Lý vì thế hình thức nội công ngọai quốc này là mới được bổ sung thêm. Phía sau chùa là núi, có 3 lớp nền. Núi Thầy được xem là thân con rồng đang uốn lượn. Thân con rồng này dựa vào trán con rồng. Chung quanh có Thập lục kỳ sơn (là các con lân, con phượng, con rùa) chầu về. Ngôi chùa này nhìn ra sân rộng gọi là lưỡi con rồng. Phía trước là hồ Long Trì (ao rồng), xung quanh có làng xóm đông vui. Chùa nằm trên khu đất Hàm rồng, sân cỏ trước là hàm trên của rồng, bờ hồ bên trái là hàm dưới, miệng rồng đang lè cái hòn ngọc ra để đùa nghịch là Thủy Đình: nơi thường diễn ra trò múa rối nước đặc sắc; hai dải đất rộng ra hai bên là hai chân trước của rồng ôm lấy chùa; hai cầu Nhật Tiên Kiều và Nguyệt Tiên Kiều là răng nanh của rồng với kiểu “ Thượng gia hạ kiểu”; hai bên có giếng tượng trưng cho mắt rồng; hai cây gạo khúc khuỷu vươn lên trời trước chùa là râu rồng; ba lớp chùa Hạ, Trung, Thượng là đầu rồng; hành lang hai bên chùa có gác chuông, gác trống là tai rồng.
2. Cảnh quan môi trường:
Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất đẹp tạo nên cảnh quan môi trường của chùa cũng rất đẹp và linh thiêng. Chắc hẳn ai đã từng đến cũng sẽ ấn tượng với cảnh quan thiên nhiên cũng như những nét đẹp cổ kính riêng của chùa Thầy.
Chùa Thầy gồm ba toà nhà chạy song song với nhau dựng trên nền cao bó đá hộc xanh. Toà ngoài gọi là nhà tiền tế hay chùa Hạ. Toà giữa là trung điện hay chùa Trung, toà trong cùng là thượng điện. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán. Phía sau chùa là gác chuông và gác trống.
Trước cửa chùa có một hồ nước rộng còn gọi là Long Trì (ao Rồng) rất đẹp. Giữa hồ có một thuỷ đình nhỏ xinh như một đóa hoa sen duyên dáng soi mình trên mặt nước, xưa được dùng làm nơi múa rối nước, một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Với làn nước trong xanh cùng với cây cối khá phong phú, xanh tươi đã tạo cho du khách đến thăm chùa có được cảm giác rất thoải mái và thú vị:
“Ao sâu trong ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top