Download Luận văn miễn phí



Mục lục
Lời mở đầu 1
Chương 1 : Khái quát chung về ngành dệt may và năng lực cạnh tranh 1
của các doanh nghiệp Việt Nam
1.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam 1
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử hình thành 1
1.1.1.1. Lịch sử ngành dệt may 1
1.1.1.2. Ngành dệt may Việt Nam 5
1.1.2. Thực trạng về ngày dệt may hiện nay 7
1.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may Việt Nam trong 9
điều kiện Việt Nam là thành viên WTO
1.1.3.1 Cơ hội 9
1.1.3.2. Thách thức 10
1.2. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của 12
doanh nghiệp
1.2.1. Cạnh tranh 12
1.2.1.1. Khái niệm 12
1.2.1.2. Vai trò của cạnh tranh 14
1.2.2. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh 15
1.2.2.1. Lý thuyết về môi trường bên ngoài - môi trường vĩ mô ( PEST ) 15
1.2.2.2. Lý thuyết môi trường ngành ( Mô hình Porter ) 16
1.2.2.3. Lý thuyết về môi trường bên trong doanh nghiệp 18
1.2.2.4. Lý thuyết phân tích SWOT 20
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt của Tổng 25 công ty dệt may Hà Nội
2.1. Tổng quan về tổng công ty dệt may Hà Nội 25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của công ty 25
2.1.1.1. Lịch sử hình thành 25
2.1.1.2. Quá trình phát triển 25
2.1.1.3.Các phòng ban của công ty 29
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty 30
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ 32
2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty 33
2.2.1. Tình hình chung của công ty 33
2.2.2. Thực trạng kinh doanh của công ty 40
2.3. Thực trạng cạnh tranh của công ty 54
2.3.1 Phân tích thực trạng cạnh tranh của công ty 54
2.3.1.1. Phân tích môi trường bên ngoài Hanosimex, môi trường
vĩ mô (mô hình PEST) 54
2.3.1.2. Môi trường ngành 57
2.3.1.3. Mô hình chuỗi giá trị bên trong doanh nghiệp 59
2.3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty 60
2.3.3 Các chiến lược cạnh tranh của công ty 65
Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp 70
3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam 70
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp 71
Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may 86
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo


Lời mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của các quốc gia trên thế giới, đó là quy luật tất yếu. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đó không chỉ là tin vui đối với nền kinh tế mà của tất cả các ngành nghề nói riêng. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn vươn mình đứng dậy như Thánh Gióng, nhưng đồng thời cũng đối mặt với những khó khăn thách thức không nhỏ - sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường, đặc thù của mọi nền kinh tế. Là một tế bào của nền kinh tế Việt Nam, qua những giai đoạn phát triển thăng trầm, ngành dệt may cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Năm 2007 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của ngành dệt may trên thị trường thế giới cũng như khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trước những thay đổi về chất và lượng của nền kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO, lại may mắn được rèn luyện và tìm hiểu trong môi trường năng động của ngành dệt may, trong một công ty có bề dày truyền thống và kinh nghiệm như tổng công ty dệt may Hà Nội, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội” để tìm tòi và phát triển. Bài viết của em được trình bày theo ba chương như sau
Chương 1: Khái quát chung về ngành dệt may và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO
Chương 2 : Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.
Chương 3 : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội, chú ý ngành dệt.
Trong suốt quá trình tìm tòi nghiên cứu em đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Như Bình và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế. Tuy nhiên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót do năng lực có hạn của bản thân. Em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Như Bình để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

























Chương 1 : Khái quát chung về ngành dệt may và năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

1.1. Khái quát chung về ngành dệt may Việt Nam
1.1.1. Nguồn gốc, lịch sử hình thành
1.1.1.1. Lịch sử ngành dệt may
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu.
Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con người. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà và sợi bông ở ven sông Indus. Trong thời kỳ cổ đại, may dệt cũng tuỳ từng trường hợp vào thổ nhưỡng và sinh hoạt kinh tế: các dân tộc sống về chăn nuôi dùng len (Lưỡng Hà, Trung Đông và Trung Á), vải lanh phổ biến tại Ai Cập và miền Trung Mỹ, vải bông tại Ấn Độ và lụa (tơ tằm) tại Trung Quốc. Các dân tộc Inca, Maya, Tolteca, v.v. tại châu Mỹ thì dùng các sợi chuối và sợi thùa. Theo Kinh Thi của Khổng Tử, tơ tằm được tình cờ phát hiện vào năm 2640 trước Công nguyên. Sau khi vua Phục Hy, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, khuyến khích dân chúng trồng dâu nuôi tằm, tơ lụa trở thành một ngành phồn thịnh, một trong những hàng hoá đầu tiên trao đổi giữa Đông và Tây. Trong nhiều thế kỷ, Trung Quốc là nước duy nhất sản xuất và xuất khẩu lụa và tơ tằm. Con Đường Tơ Lụa, còn được truyền tụng đến ngày nay, không chỉ là địa bàn của các nhà buôn mà còn mở đường cho các luồng giao lưu văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, và cả các cuộc viễn chinh binh biến.
Tuy các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật, nhưng trong suốt 5 ngàn năm, con người vẫn chỉ dùng các nguyên liệu tự nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi bông, sợi đay, sợi gai dầu, sợi lanh, hay từ thực vật như da, sợi len, tơ tằm, v.v. Vì thế sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm quí, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quí tộc, thượng lưu, đại đa số dân chúng chỉ mặc vải thô, quanh quẩn với một vài màu mè kiểu cọ. Mãi đến giữa thế kỷ 18, với cuộc cách mạng kỹ nghệ bên Anh và sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá, chạy bằng hơi nước, ngành dệt mới thật sự ra khỏi sản xuất thủ công để trở thành một kỹ nghệ.
Tuy nhiên, con người vẫn còn lệ thuộc vào thiên nhiên, và nhiều nhà khoa học ở Âu Châu tìm tòi cách làm ra một loại sợi nhân tạo có thể sản xuất hàng loạt, với giá rẻ. Phải đợi đến năm 1884, một người Pháp, bá tước Hilaire Bernigaud de Chardonnet mới phát minh một cách chế tạo tơ nhân tạo, sau 6 năm nghiên cứu. Ông Chardonnet được coi như cha đẻ của kỹ nghệ sợi hoá học là chữ gọi chung cho các sợi nhân tạo và sợi tổng hợp. Mục đích của ông khi tìm cách làm tơ nhân tạo là để bình dân hoá vải vóc, để bất cứ ai cũng có thể có được những bộ quần áo lụa là cho tới lúc ấy chỉ dành cho một thiểu số. Ông đã thành công hơn dự kiến vì kỹ nghệ phát sinh từ các sáng chế của ông đã dẫn đến cả một cuộc cách mạng trong may mặc, biến thời trang thành một hiện tượng quần chúng trong mọi nước. Ngành dệt may từ đó cũng phát triển ngày càng nhanh, cùng với đà tiến triển của kinh tế và thương mại. Từ 1889 đến 1939, phải sau 50 năm sản lượng sợi hoá học trên thế giới mới đạt mức 1 triệu tấn một năm, nhưng chỉ 12 năm sau đã tăng gấp đôi, và cứ thế tăng vọt.
Năm 1900, trên thế giới có 1,6 tỷ người, tiêu thụ 3,8 triệu tấn sợi, hầu như toàn bộ là các sợi tự nhiên - bông (81%) và len (19%)-, số sợi hoá học dưới 1000 tấn. Năm 1975, thế giới tiêu thụ 26 triệu tấn sợi, trong đó 50% bông, 6% len và 44% sợi hoá học. Như thế, chỉ trong 3 phần tư thế kỷ, số lượng tiêu thụ đã nhân lên 4,3 lần cho sợi bông, 2,2 lần cho sợi len, và 11 000 lần cho sợi hoá học. Mức tăng trưởng phi thường này tuy thế khựng lại sau năm 1973, vì cuộc khủng hoảng về dầu lửa và giai đoạn kinh tế suy thoái sau đó. Ngoài ra, vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi hoá học, khuynh hướng thay thế các sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với khoảng 60% .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Nhận download tài liệu miễn phí
 

rdcenter

New Member
Re: Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội

Thank bạn vì sự chia sẻ rất hữu ích.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Ứng dụng một số phần tử hữu hạn cải biên trong phân tích giàn tự nâng : Luận văn ThS. Cơ học: 60 44 Khoa học kỹ thuật 0
D Biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Khoa ở trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn : Luận văn Luận văn Sư phạm 0
K Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Nghề thương mại và Công nghiệp : Luận văn Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ cán Bộ bảo hiểm xã hội Việt Nam : Luận văn ThS. Luận v Luận văn Sư phạm 0
H Vận dụng quan điểm dạy học kiến tạo trong dạy học chương "Nhóm Oxi" Hóa học 10 nâng cao : Luận văn T Luận văn Sư phạm 0
H Nâng cao hiệu quả dạy học chương tích phân cho sinh viên các trường đại học khối kinh tế : Luận văn Luận văn Sư phạm 0
U Xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao : Luận văn ThS. Giáo dục học Luận văn Sư phạm 0
H Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty Cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex. Luận văn ThS. Kinh doanh và quản l Luận văn Luật 0
B Một số giải pháp nhằm nâng cao thị phần, chi nhánh công ty ILA Vietnam tại Hà Nội Luận văn ThS. Kinh Luận văn Luật 0
V Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. Luận văn T Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top