sodepgiadep

New Member
Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau

Cho mình hỏi:
Theo điều 27 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ quy định."Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp sau: ...2. Đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn tài chính hay đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng."
Theo đoạn 190 của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam (Quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1 tháng 12 năm 2005 có nêu: "Công ty hay chi nhánh công ty kiểm toán có thể cung cấp cho khách hàng kiểm toán là các doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán các dịch vụ kế toán và ghi sổ kế toán theo thủ tục thỏa thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được" => Như vậy trường hợp Công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng có được cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng đó hay không? Giả sử khách hàng đó không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và Công ty kiểm toán đã áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.
Có sự khác biệt nào giữa Nghị định và Quyết định hay không?
Mong quý hội giải thích cụ thể. Xin chân thành cảm ơn!
 

be_bie

New Member
Trả lời:

 

Theo Kế toán, loại văn bản là Nghị định sẽ có tính thực thi pháp luật cao hơn là Quyết định của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, theo quy định tại đoạn 190 của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam được ban hành theo Quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 1/12/2005 của Bộ Tài chính:

“190. Công ty hay chi nhánh công ty kiểm toán có thể cung cấp cho khách hàng kiểm toán là các doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán các dịch vụ kế toán và ghi sổ kế toán theo thủ tục thỏa thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được. Ví dụ cho các dịch vụ đó như sau:

a)           Vào sổ các giao dịch mà khách hàng kiểm toán đã quyết định hay đã phê duyệt định khoản tài khoản thích hợp;

b)           Ghi các giao dịch đã được định khoản vào Sổ Cái của khách hàng kiểm toán;

c)           Lập báo cáo tài chính tổng hợp dựa trên các báo cáo đã lập của các đơn vị; và

d)           Ghi nhận các bút toán đã được khách hàng kiểm toán phê duyệt vào Bảng cân đối kế toán.

Tầm quan trọng của các nguy cơ nên được thẩm định và, nếu nguy cơ rõ ràng là đáng kể, các biện pháp bảo vệ cần được áp dụng để giảm nguy cơ xuống mức có thể chấp nhận được. Những biện pháp bảo vệ có thể gồm:

a)    Sắp xếp sao cho thành viên nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không thực hiện các dịch vụ như vậy;

b)    Thực thi các chính sách và quy trình để cấm cá nhân đang thực hiện các dịch vụ như vậy sẽ không ra bất cứ một quyết định nào mang tính điều hành trên danh nghĩa của khách hàng kiểm toán;

c)    Yêu cầu khách hàng kiểm toán tự đưa ra số liệu và định khoản cho các bút toán;

d)    Yêu cầu các số liệu giả định phải do khách hàng kiểm toán lập và phê duyệt; hoặc

e)    Khách hàng kiểm toán phải phê duyệt mọi bút toán không có chứng từ gốc (như dự phòng, ước tính, phân bổ, chuyển sổ...) hay bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.”

Như vậy, theo Kế toán thì Công ty kiểm toán vẫn có thể thực hiện kiểm toán BCTC cho khách hàng là các doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán đã được Công ty cung cấp các loại dịch vụ có liên quan đến kế toán và ghi sổ kế toán theo như các trường hợp được nêu trong đoạn 190 trên miễn sao vẫn đảm bảo được tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán và Công ty kiểm toán đã áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết để giảm nguy cơ mất tính độc lập xuống mức có thể chấp nhận được. Tuy nhiên việc chỉ thực hiện một số ít khâu liên quan đến việc kế toán và ghi sổ kế toán như các trường hợp được nêu trong đoạn 190 trên là rất hiếm xảy ra.

Còn khi Công ty kiểm toán đang cung cấp dịch vụ thực hiện toàn bộ các khâu trong công việc kế toán cho khách hàng thì không thể cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho chính khách hàng đó trong năm tài chính hiện hành và năm sau năm thực hiện dịch vụ kế toán đó (theo Điều 27 của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ.

 

HV
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
F Điều khiển chuyển động của Robot theo phương pháp Jacobian xấp xỉ khi động học và động lực học không Luận văn Kinh tế 0
O Nghiên cứu nâng cao năng lực quản lý - điều hành - giảng dạy theo tín chỉ của bộ môn giáo dục thể ch Luận văn Sư phạm 0
T Điều kiện chuyển đổi cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với c Kinh tế quốc tế 0
B Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự : Luận văn ThS. Luật: 5.05.07 Luận văn Luật 0
M Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình Vi Luận văn Luật 0
K Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam Luận văn Luật 3
L Người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 643 của Bộ Luật Dân sự năm 2005 : Luận vă Luận văn Luật 0
B Theo thông tư số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 của Bộ tài chính Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
P Về điều kiện của Giám đốc công ty kiểm toán theo Thông tư 60/2006/QĐ-BTC. Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top