ra_n_bi

New Member
Download Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Sunyad – Việt Nam miễn phí




MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 2
2. Mục tiêu của Đồ án Tốt nghiệp 2
3. Nội dung Đồ án 2
4. Phương pháp thực hiện 3
5. Giới hạn nghiên cứu 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ NƯỚC THẢI 4
1.1. Nguồn gốc và đặc tính của nước thải sinh hoạt 5
1.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt 5
1.1.2. Đặc tính của nước thải sinh hoạt 5
1.2. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt 5
1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 6
1.3.1. Phương pháp cơ học 6
1.3.1.1. Song chắn rác, lưới chắn rác 6
1.3.1.2. Bể lắng cát 7
1.3.1.3. Bể lắng 7
1.3.1.4. Bế điều hòa 7
1.3.1.5. Bể lọc 7
1.3.2. Phương pháp hóa lý 8
1.3.2.1. Keo tụ .8
1.3.2.2. Tuyển nổi 8
1.3.2.3. Hấp phụ .8
1.3.2.4. Trao đổi ion .9
1.3.2.5. Đializ – Màng bán thấm 9
1.3.2.6. Trích ly 9
1.3.2.7. Chưng bay hơi 9
1.3.3. Các phương pháp hóa học 9
1.3.3.1. Phương pháp trung hòa 9
1.3.3.2. Phương pháp oxy hóa – khử 10
1.3.3.3. Kết tủa hóa học 10
1.3.4. Phương pháp sinh học 10
1.3.4.1. Phương pháp sinh học nhân tạo 11
1.3.4.1.1. Quá trình kỵ khí 11
1.3.4.1.2. Quá trình hiếu khí 12
1.3.4.2. Phương pháp sinh học tự nhiên 15
1.3.4.2.1. Cánh đồng tưới 15
1.3.4.2.2. Xả nước thải vào ao, hồ, sông, suối 15
1.3.4.2.3. Hồ sinh học 16
1.3.4.3. Phương pháp khử trùng nước thải 18

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SUNYAD 20
2.1. Thông tin chung về Công ty 21
2.2. Thông tin về hoạt động sản xuất 21
2.3. Các nguồn gây ô nhiễm 23
2.3.1. Ô nhiễm do nước thải 23
2.3.1.1. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn 23
2.3.1.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 23
2.3.1.3. Ô nhiễm do nước thải sản xuất 23
2.3.2. Ô nhiễm không khí 23
2.3.2.1. Ô nhiễm do khí thải 23
2.3.2.2. Ô nhễm do bụi 24
2.3.2.3. Ô nhiễm do dung môi hữu cơ 24
2.3.2.4. Tiếng ồn, độ rung 24
2.3.3. Ô nhiễm do chất thải rắn 24
2.3.3.1. Chất thải rắn sản xuất 24
2.3.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt 25
2.4. Chất lượng nước thải sinh hoạt của Công ty 25


CHƯƠNG III: LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 26
3.1. Các chỉ tiêu ô nhiễm 27
3.2. Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý 27
3.3. Lựa chọn công nghệ xử lý 28

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 32
4.1. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị cho phương án 1 33
4.1.1. Hố thu gom 33
4.1.2. Song chắn rác 34
4.1.3. Bể điều hoà 34
4.1.4. Bể lắng 2 vỏ 38
4.1.5. Bể Aerotank 42
4.1.6. Bể lắng đợt 2 51
4.1.7. Bể lọc áp lực 55
4.1.8. Bể chứa bùn 58
4.1.9. Khử trùng nước thải 59
4.2. Tính toán thiết kế các công trình đơn vị cho phương án 1 61
4.2.1. Bể tự hoại 61
4.2.2. Bể lọc sinh học ngầm 63
4.2.3. Bể lắng đợt 2 65
4.2.4. Bể lọc áp lực 65
4.2.5. Bể chứa bùn 66
4.2.6. Bể tiếp xúc 66

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN KINH TẾ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ 67
5.1. Tính kinh tế 68
5.1.1. Phương án 1 68
5.1.1.1. Diện tích mặt bằng xây dựng 68
5.1.1.2. Khái toán kinh tế 68
5.1.1.3. Đơn giá xử lý 1m3 nước thải 70
5.1.2. Phương án 2 71
5.1.2.1. Diện tích mặt bằng xây dựng 71
5.1.2.2. Khái toán kinh tế 71
5.1.2.3. Đơn giá xử lý 1m3 nước thải 73
5.2. Lựa chọn công nghệ xử lý cho Công ty 73
5.3. Quản lý hệ thống xử lý nước thải 73

KẾT LUẬN 76
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để đáp ứng cho đòi hỏi ngày càng cao của con người, các hoạt động sản xuất kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Tuy nhiên, điều đó lại phát sinh ra những tiêu cực đến môi trường, làm suy thoái môi trường đất, nước , không khí, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đấn hệ sinh thái. Bản thân con người phải gánh chịu những hệ quả từ việc làm của mình như: khan hiếm nguồn nước sạch, lũ lụt, hạn hán… Do đó, ngày nay những vấn đề liên quan đến môi trường không xa lạ với con người, hơn nữa nó còn trở thành vấn đề cấp bách và hết sức cần thiết của toàn cầu.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thề hội nhập và phát triển kinh tế trong khu vực và trên Thế giới, tốc độ công nghiệp hóa của Việt Nam ngày càng phát triển, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ra đời, nhiều ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh. Vì thế, hằng ngày khối lượng nước thải không nhỏ được thải ra nguồn tiếp nhận mà chưa qua hệ thống xử lý. Điều này làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng.
Để tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội – môi trường một cách bền vững thì các biện pháp bảo vệ môi trường phải được quan tâm và thực hiện đúng mức. Việc đặt ra tiêu chuẩn môi trường và thực hiện Luật Môi trường là một điều hết sức cần thiết đối với môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.Chính vì vậy mà việc lựa chọn thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho các công ty xí nghiệp là một trong những vấn đề cấp bách đối với chính sách bảo vệ môi trường của nước ta.

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP:
Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho công ty TNHH SUNYAD với công suất 40m3/ngày nhằm giảm thiểu các chỉ tiêu ô nhiễm có trong nước thải.
Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại A TCVN 5945 – 1995.

3. NỘI DUNG ĐỒ ÁN:
- Trình bày khái quát các phương pháp và công nghệ xử lý nước thải.
- Tìm hiểu về tình hình chung của công ty TNHH SUNYAD.
- Tìm hiểu về các nguồn phát sinh ô nhiễm từ các hoạt động của Công ty.
- Lựa chọn quy trình xử lý nước thải thích hợp cho Công ty.
- Tính toán thiết kế các hạng mục công trình trong hệ thống xử lý nước thải.
- Tính toán chi phí đầu tư, quản lý vận hành, giá thành xử lý 1m3 nước thải.

4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
- Thu thập và xử lý các tài liệu cần thiết cho đề tài một cách thích hợp.
- Tham khảo các đề tài liên quan đã thực hiện.
- Các Website có liên quan.
- Sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách.
- Ngoài ra các thông tin có được một phần nhờ sự giúp đỡ của bạn bè.
- Nghiên cứu lý thuyết xử lý nước thải trong và ngoài nước.
- Xử lý thông tin đưa vào chương trình tin học: word, autocad.

5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt của công ty để đưa ra biện pháp xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 04/10/2006 đến ngày 27/12/2006.


















CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ NƯỚC THẢI


1.1 NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.2 THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI












1.1. NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT:
1.1.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của con người như: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân…
Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, chợ, các cộng trình công cộng khác và ngay trong các cơ sở sản xuất.
1.1.2. Đặc tính của nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi: các cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, Coliform,…)

1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT:
Mức độ cần thiết xử lý nước thải phụ thuộc vào:
- Nồng độ nhiễm bẩn của nước thải
- Khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận
- Yêu cầu về mặt vệ sinh môi trường.
Để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải và tính toán thiết kế các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, trước tiên cần biết thành phần và tính chất của nước thải.
Thành phần nước thải được chia làm 2 nhóm chính: thành phần vật lý và thành phần hóa học.
 Thành phần vật lý: Biểu thị các dạng chất bẩn có trong nước thải ở các kích thước khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: gồm các chất không tan chứa trong nước thải dạng thô (vải, giấy, lá cây, sạn, sỏi, cát,…) ở dang lơ lửng (δ > 10-1mm) và các chất ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt (δ = 10-1 ÷ 10-4mm)
- Nhóm 2: gồm các chất bẩn dạng keo (δ = 10-4 ÷ 10-6mm)
- Nhóm 3: gồm các chất bẩn ở dạng hòa tan (có δ < 10-6mm), chúng có thể ở dang ion hay phân tử: hệ 1 pha, dung dịch thật.
 Thành phần hóa học:biểu thị các dạng chất bẩn trong nước thải có tính chất hóa học khác nhau, được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: thành phần vô cơ: cát, sét, xỉ, oxit vô cơ, các ion của muối phân ly… (khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt)
- Nhóm 2: thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động thực vật, cặn bã bài tiết… (khoảng 58%)
Các chất chứa Nitơ: urê, protein, amin, axit amin
Các hợp chất nhón Hidrocacbon: mỡ, xà phòng, celllulose…
Các hợp chất có chứa Phospho, lưu huỳnh
- Nhóm 3: thành phần sinh học: nấm men, nấm mốc, tảo, vi khuẩn…

1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
Các loại nước thải đều chứa tạp chất gây ô nhiễm rất khác nhau, từ các loại chất rắn không tan đến những loại chất khó tan hay tan được trong nước, xứ lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại nước và tái sử dụng hay thải vào nguồn. Để đạt được những mục đích đó, chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Thường có các phương pháp xử lý sau:
- Xử lý bằng phương pháp cơ học
- Xử lý bằng phương pháo hóa lý
- Xử lý bằng phương pháp sinh học
 

Hang113

New Member
Re: Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Sunyad – Việt Nam

CHO EM XIN TL NÀY Ạ ,CẢM ƠN AD :)
 

tctuvan

New Member
Re: Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công ty Sunyad – Việt Nam

Trích dẫn từ Hang113:
CHO EM XIN TL NÀY Ạ ,CẢM ƠN AD :)

Của nàng đây
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top