Meldryk

New Member
Theo thông tin mới nhất, dự kiến đến trưa ngày 24/1/2015 việc hàn nối tuyến cáp quang biển AAG mới xong và kênh truyền được khôi phục hoàn toàn, muộn hơn 1 ngày so với dự kiến ban đầu.




Đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia America Gate Way - AAG) vừa có thông báo tiến độ sửa chữa, khắc phục sự cố đứt cáp.

Theo đó, vào 18 giờ 16 phút ngày 17/1/2015, mối nối đầu tiên đã được hoàn thành. Mối nối cuối cùng sẽ được thực hiện vào 11 giờ 16 phút ngày 22/1, mối nối cuối cùng sẽ được thực hiện. Và đến 11 giờ 16 phút ngày 24/1, cáp sẽ được hàn nối xong. Khi đó, kênh truyền sẽ được khôi phục hoàn toàn. Công tác sửa chữa, khắc phục sự cố của tuyến cáp quang biển AAG dự kiến kết thúc vào 9 giờ 16 phút ngày 28/1/2015.

Trước đó, thông báo của đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG ngày 8/1/2015 cho hay, mối nối cuối cùng dự kiến được thực hiện vào 18 giờ ngày 19/1 và đến 14 giờ ngày 23/1/2014 công tác sửa chữa tuyến cáp sẽ hoàn tất, khôi phục 100% kênh truyền. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, công tác khắc phục sự cố đứt cáp quang biển AAG lần đã bị kéo hơn, thời điểm Internet Việt Nam hoạt động bình thường trở lại sẽ bị lùi 1 ngày so với kế hoạch.

Tuyến cáp quang biển AAG gặp sự cố tại đoạn rẽ nhánh vào trạm cập bờ Vũng Tàu vào ngày 5/1/2015, Đến ngày 6/1/2015, đơn vị điều hành tuyến cáp AAG đã xác định được vị trí cáp lỗi cách trạm Vũng Tàu 117 km và bắt đầu triển khai công tác hàn nối cáp.

Sự cố đứt cáp quang biển AAG ngay tuần đầu năm mới 2015 đã khiến lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp bị ảnh hưởng. Việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… bị chậm do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.

Để giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng, trong thời gian 2 tuần vừa qua, các nhà mạng đã phải khắc phục bằng cách sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, những ngày qua, tốc độ truy cập Internet của nhiều người dùng Việt Nam vẫn bị chậm, nhất là khi truy cập vào các trang quốc tế.

Có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là tại Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, châu Âu và châu Phi thông qua điểm cập bờ của hệ thống. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.

Theo thống kê của các nhà mạng, trong khoảng 5 năm qua, ngoài các lần dừng hoạt động để bảo dưỡng, tuyến cáp quang biển AAG đã nhiều lần gặp sự cố. Chỉ riêng trong năm 2014, tuyến cáp AAG đã 2 lần bị đứt vào tháng 7 và tháng 9. Gần nhất, vào lúc 23h41 ngày 15/9/2014, AAG xảy ra sự cố lỗi cáp trên tuyến phân đoạn Vũng Tàu - Hong Kong khiến kênh truyền quốc tế bị ảnh hưởng. Đơn vị điều hành tuyến cáp đã phải mất 2 tuần mới khắc phục xong sự cố.

Nguồn:ICT-News
 

P©tur

New Member
Gần 1 tháng rồi không học hành giải trí gì được vì không vào được youtube,không check được mail .Chắc em thành người rừng mất thôi
 

be_nhoc_be_nho

New Member
chả hiểu sao cá mập ghét VN, thích cắn cáp quang nhà mình thế, vào mail chả thể nào load được
 

quocvan910312

New Member
chả hiểu sao cá mập ghét VN, thích cắn cáp quang nhà mình thế, vào mail chả thể nào load được Chắc tại do ăn ở thôi
 

hang161072

New Member
lau giờ không làm ăn gì được mọi thứ giao dịch bằng mail ùn tắc lại đó.
 
Do chất lượng cáp thôi, ở đâu ra nhiều cá mập cắn cáp như z, mấy chục năm nay có vụ này đâu

Thằng cha VNPT troll thật, tháng này đứt cáp mà tặng khuyến mãi, để đó trưng thôi có xài được đâu
 
- Đầu tiên, chúng ta cần biết AAG là cái gì?

AAG (Asia-America Gateway) là tuyến cáp viễn thông ngầm dài 20.000km, kết nối Đông Nam Á với Mỹ qua Thái Bình Dương. Dự án đầu tư đường cáp này có giá tới 500 triệu USD, với sự đóng góp từ 19 nhà mạng của nhiều nước, trong đó bao gồm Mỹ, Singapore, Indonesia, Việt Nam... Trong số đó, Việt Nam có 4 nhà mạng tham gia.

Về cơ bản, AAG không phải do Việt Nam quản lý. Các nhà mạng của ta chỉ là nhà đầu tư và sử dụng dịch vụ của AAG. Còn việc quản lý là do một đơn vị độc lập (nghe bảo là ở Hongkong) thực hiện.


- Tại sao cáp AAG đứt suốt ngày thế?

Một trong những nguyên nhân chính khiến cáp hay bị đứt là do các tàu bè qua lại thả neo và vô tình móc trúng đoạn cáp, khiến chúng bị cắt đứt. Thực tế đã chứng minh điều này, khi cáp AAG thường bị ở khu vực giữa Hongkong và Singapore, cũng là ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Đây là một trong những tuyến hàng hải đông đúc nhất trên thế giới hiện nay.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân, trong đó bao gồm việc các dòng cát dưới đáy biển có thể bào mòn và khiến cáp hư hại, cũng như phong tục cắn cáp trong các dịp lễ của một số họ cá mập.


- Tại sao sửa cáp lại lâu như vậy?

Như đã nói ở trên, AAG không do Việt Nam quản lý và vận hành. Do vậy, kể cả khi cáp AAG đứt gần địa phận Việt Nam thì chúng ta cũng không được phép hàn nối hay can thiệp vào đoạn cáp này. Tất cả phải chờ đội NOC (Network Operation Center) của AAG tới sửa chữa. Hàn cáp chỉ mất 2-3 ngày, nhưng thời gian để họ điều tàu ra chỗ đứt của Việt Nam thì rất lâu vì tàu ít mà chúng ta lại không được ưu tiên do mua băng thông không nhiều.

Nguồn:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top