Gow

New Member

Download miễn phí Đề tài Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay





Qua thực tế hoạt động, các doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng lên rõ rệt. Nhờ hiệu quả được nâng cao nên tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông (trong đó có cổ đông Nhà nước và người lao động) cỏ đông vừa được hưởng cổ tức ở mức cao, vừa được tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước ngoài việc được tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức, các khoản nộp Ngân sách Nhà nước cũng tăng nhanh. Tuy nhiên cho tới nay quá trình cổ phần hoá còn diễn ra khá chậm chạp, chưa đạt được chỉ tiêu mà Chính phủ đã đề ra, có thể đề cập tới một số nguyên nhân của việc thực hiện cổ phần hoá còn chậm chạp như sau:

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o đến nay công ty cổ phần là hình thức tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh được các nhà tư bản ưa chuộng nhất nên nó được hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Thứ ba, sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển.
Sự phát triển của kinh tế thị trường tất yếu làm ra đời và phát triển các loại hình thị trường, trong đó có thị trường vốn. Nguyên nhân ra đời và phát triển của thị trường vốn là do đặc điểm của sự vận động vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất và lưu thông không ăn khớp với nhau về không gian và thời gian. Trong quá trình đó, có những doanh nghiệp thừa vốn (vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng đến) nhưng lại có những doanh nghiệp đang cần vốn trong kỳ kinh doanh của mình để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, trang thiết bị. Hơn thế nữa, trong các tầng lớp dân cư có một bộ phận không sử dụng hết ngay thu nhập của mình mà để dành sử dụng cho những mục đích khác của đời sống, tức là có một khoản tiền nhàn rỗi, ngược lại một bộ phận dân cư khác lại cần tiền cho nhu cầu chi tiêu, tức là thiếu vốn. Đối với những doanh nghiệp và bộ phận dân cư có tiền nhàn rỗi, với tư cách là chủ sở hữu tiền tệ họ muốn tiền của mình sinh lời, ngược lại đối với những doanh nghiệp và bộ phận dân cư cần sử dụng vốn trong một thời gian nhất định, họ cũng sẵn sàng chấp nhận trả một số tiền, tức là chi phí của việc sử dụng vốn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua hình thức tín dụng. Sự ra đời và phát triển của tín dụng là kết qủa tất yếu của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình cạnh tranh, làm giảm chi phí lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tín dụng còn có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần bởi vì:
Một là, việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiện được nếu không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có những doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường.
Hai là, thực tiễn lịch sử ra đời và phát triển của các công ty cổ phần trên thế giới đều chứng tỏ việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua các ngân hàng, đôi khi còn do bản thân ngân hàng đảm nhận.
Như vậy về mặt lịch sử cũng như về mặt logic, tín dụng có trước khi xuất hiện công ty cổ phần, tín dụng là cơ sở trực tiếp, là động lực thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. Tuy nhiên công ty cổ phần không đồng nhất với các hình thức tín dụng. Khi mua cổ phiếu người mua không phải là người cho vay đối với công ty cổ phần, mà là một trong số những người chủ của công ty đó. Nhưng trên thực tế, việc bỏ vốn ra mua cổ phiếu chẳng qua là việc chuyển hoá vốn đó thành vốn sinh lợi tức. Đứng về mặt kinh tế thuần tuý, thì không thể coi cổ đông với người cho vay là một, người cho vay đòi hỏi phải có người đi vay và đối lập với người đi vay. Trái lại sự xuất hiện của công ty cổ phần có nghĩa là thủ tiêu người vay và thay vào đó bằng người quản lý, lợi tức cho vay được thay bằng lợi nhuận doanh nghiệp với tư cách là thu nhập do quyền sở hữu đem lại, lợi tức cổ phần mà cổ đông nhận được có nghĩa là lợi nhuận chuyển hoá thành hình thái lợi tức. Như vậy công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới, một loại hình doanh nghiệp được phát triển trên cơ sở tín dụng.
Qua phân tích ở trên cho phép chúng ta kết luận rằng: Công ty cổ phần là quá trình kinh tế tất yếu khách quan do đòi hỏi của sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường, nó là kết qủa tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Nó diễn ra một cách mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí và sự tự do cạnh tranh dưới chủ nghĩa tư bản. Với những đặc điểm của mình, công ty cổ phần trở thành một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới.
I. 2: Thực trạng DNNN trước khi thực hiện cổ phần hoá
DNNN ở nước ta ra đời và hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung với một thời gian dài. Mặt khác, do hình thành từ những nguồn gốc khác nhau và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm nên các DNNN ở Việt Nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, những đặc trưng này bao gồm:
Một là, quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn.
Hai là, trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu (từ 2-3 thế hệ, cá biệt tới 5-6 thế hệ), trừ một số rất ít (18%) số DNNN được đầu tư mới đây (sau 1986), phần lớn các DNNN đã được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp. Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh cả trong nước lẫn quốc tế của DNNN rất yếu, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động, khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Ba là, việc phân bổ còn bất hợp lý về ngành và vùng
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, các DNNN không còn được bao cấp mọi mặt như trước đây, mặt khác lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt, nên nhiều DNNN không trụ nổi, dẫn đến phá sản, giải thể.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong những năm qua tương đối cao và ổn định, đặc biệt là các DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành kinh tế quan trọng, then chốt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ cao và thông qua đó Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế như các Tổng công ty 90, 91. Đồng thời DNNN vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần, các DNNN cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định:
Một là, trước khi thực hiện cổ phần hoá DNNN, nước ta có khoảng gần 6.000 DNNN, nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ có khoảng 50% DNNN là có lãi, trong đó thực sự làm ăn hiệu quả và có triển vọng lâu dài chỉ chiếm dưới 30%. Trên thực tế DNNN nộp ngân sách chiếm 80-85% tổng số thu nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì DNNN chỉ đóng góp được trên 30% Ngân sách Nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí, tài sản cố định và đát theo giá thị trường thì các DNNN hầu như không tạo ra được tích luỹ. Điều đó có nghĩa là hoạt động của DNNN không tương xứng với phần đầu tư của Nhà nước cho nó cũng như không tương xứng với tiềm lực của chính DNNN.
Hiệu quả kinh tế, mức sinh lợi của đồng vốn thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thua lỗ còn khá cao. Năm 1996, tỷ lệ này lên tới hơn 22% tổng số DNNN và phần lớn là doanh nghiệp thuộc các địa phương quản lý. Các DNNN thuộc địa phương quản lý do chưa tìm được nguồn thanh toán nợ và giải quyết chế độ cho người lao động nên một số doanh nghiệp đang thua lỗ nặng nề vẫn tồn tại trên danh nghĩa (sáp nhập thì không doanh ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Mía Đường Lam Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Nông Lâm Thủy sản 0
N Tìm hiểu những nguyên nhân, đưa ra cách khắc phục những hạn chế đang tồn tại sau khi cổ phần hoá Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần sản xuất và thương mại hoá chất An Phú Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư -Công nghiệp- Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện kế toán hàng hoá tiêu thụ và xác định kết quả tại công ty cổ phần Khang Vinh Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
O Giải pháp tài chính khi tiến hành cổ phần hoá ở Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I Luận văn Kinh tế 0
T Những vấn đề thực tế liên quan trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0
T Phân tích cấu trúc và biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp Ngân hàng thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Ha Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top