Covey

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Khái niệm về tỷ giá và chính sách tỷ giá 1
1.1 Khái niệm về tỷ giá 1
1.2 Khái niệm chính sách tỷ giá. 4
II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn trong các giai đoạn từ năm 1955 đến nay 7
1. Thời kỳ 1955- 1989: 7
2. Thời kỳ 1989-1999: 8
3. Thời kỳ 1999 đến nay: 11
4. Đánh giá về việc điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 12
4.1. Những kết quả đạt được: 12
4.2. Những mặt còn hạn chế: 14
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách tỷ giá hối đoái 14
1. Nâng cao năng lực các công cụ can thiệp tỷ giá 14
2. Hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu: 16
3. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối và công tác quản lý ngoại hối ở VN. 16
4. Theo sát những tín hiệu trên thị trường ngoại tệ chính thức. 17
5. Theo dõi những xu hướng vận động trên thị trường chợ đen. 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư ( không phổ biến).
Tỷ giá tiền mặt: Là tỷ giá áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn tỷ giá chuyển khoản.
Tỷ giá chuyển khoản: Là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
1.2 Khái niệm chính sách tỷ giá.
Theo nghĩa rộng: Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ ( mà thay mặt thường là NHTW) thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
Chế độ tỷ giá là các loại hình tỷ giá được các quốc gia lựa chọn áp dụng, bao gồm các quy tắc, cơ chế xác định, cách mua bán, trao đổi giữa các thể nhân và pháp nhân trên thị trường ngoại hối
Các quốc gia khác nhau có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau và trong một quốc gia ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng thời kỳ.
Căn cứ vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình thành tỷ giá có 3 chế độ tỷ giá đặc trưng sau: Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ gái thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định ( gọi là tỷ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy trong chế độ này NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá hay duy trì sự biến động của nó trong một biên độ dao động hẹp đã định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất cứ can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ giá này, sự biến động của tỷ giá là không có giới hạn và luôn luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối với tư cách là thành viên bình thường nghĩa là chính phủ có thể mua vào hay bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá.
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại khi NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Chẳng hạn NHTW không công bố và không cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một giới hạn tỷ lệ phần trăm nhất định so với ngày hôm trước. Đây được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ gíá thả nổi hoàn toàn.
Các công cụ can thiệp của chính phủ:
Công cụ can thiệp của chính phủ gồm hai nhóm công cụ: nhóm công cụ tác động trực tiếp và nhóm công cụ tác động giá tiếp:
Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá:
Được thực hiện thông qua hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định ( trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra ( trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Hơn nữa các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền tệ trong lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có những hạn chế nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đã dần dần chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất tái chiết khấu.
Ngoài ra trong nhóm công cụ trực tiếp phải kể đến các biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ có thể áp dụng là:
Biện pháp kết hối: Là việc chính phủ quy định đối với các thể chế và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời gian nhất định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời, để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ.
Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, mục đích sử dụng ngoại tệ, số lượng mua ngoại tệ, thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.
Với xu thế mở cửa của nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp. Chính vì vậy, xu thế trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và chuyển mạnh sang sử dụng các công cụ thị trường.
Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá:
Đầu tiên là công cụ lãi suất tái chiết khấu: Với các yếu tố khác không đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác dụng làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường: lãi suất thị trường tăng háp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều.
Thứ hai là thuế quan: Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, nhập khẩu làm cho cung nội tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.
Thứ ba là hạn ngạch: Hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao.
Thứ tư là giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khi đó nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập khẩu thiết yếu: bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm ...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ luutam93:
Mình muốn xin bản đầy đủ của tài liệu này, Thank ạ :)

Bạn download tại link sau nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top