trungcpm

New Member

Download miễn phí Đề tài Quan điểm chính trị, xã hội trong triết học Nho Gia và vai trò của nó đến xã hội Việt Nam hiện tại





MỤC LỤC
 
A. MỞ ĐẦU 1
1. Khái quát lịch sử triết học Trung Hoa cổ đại 3
1.1 Khái quát về đất nước Trung Hoa 3
1.1a- Địa lý : 3
1.1b- Nhân chủng học: 3
1.2 - Hoàn cảnh lịch sử phát sinh các học thuyết triết học : 4
1.3 Các đặc điểm cơ bản của triết học Trung Hoa cổ - trung đại : 5
1.4 Các học thuyết có ảnh hưởng đến Nho giáo: 5
2. Những tư tưởng cơ bản trong triết học Nho giáo: 11
2.1 Những tác phẩm kinh điển của Nho giáo: 11
2.2 Nội dung cơ bản của Nho giáo và tư tưởng chính trị xã hội: 14
2.2.1: Tư tưởng xã hội (đối với con người): 14
3. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam: 19
3.1 Sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam 19
3.2 Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự phát triển của xã hội cổ đại Việt Nam 21
3.2.1 Ảnh hưởng Tích cực : 21
3.2.2 Ảnh hưởng Tiêu cực : 22
3.3 Ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia đến xã hội Việt Nam hiện nay 23
3.3.2 Ảnh hưởng Tích cực: 26
3.3.3 Thực trạng và Giải pháp, bài học: 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. cần có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau.
Quy luật chế hoá ngũ hành là:
Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.
Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hay không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
Ví dụ: Mộc khắc thổ nhưng thổ sinh kim, kim lại khắc mộc. Vậy như nếu mộc khắc thổ một cách quá đáng, thì con của thổ là km tất nhiên nổi dậy khắc mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó.Cho nên, mộc khắc thổ là để tạo nên tác dụng chế ức, mà duy trì sự cân bằng. Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trongthiên nhiên.
Cũng trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy mộc sinh hoả; nếu chỉ nhìn hành mộc không thôi, thì như mộc gánh trọng trách gây dựng cho con là hoả, nhưng nhờ có hoả mạnh, hạn chế bớt được sức của kim là một hành khắc mộc. Như vậy mộc sinh con là hoả, nhưng nhờ có con là hoả mạnh mà hạn chế bớt kim làm hại mộc do đó mộc giữ vững cương vị.
c- Thuyết Bát quái : Là lý thuyết triết học giải thích thế giới được tạo thành bởi 8 nhóm sự vật, hiện tượng khác nhau.
Tiên thiên Bát quái là 8 quẻ thuộc về Trời, chỉ về Thiên Lý hay Lẽ Trời. Vì lúc đó chưa có chữ viết, vua Phục Hi sử dụng các vạch để diễn tả. Sử dụng vạch liền, vạch liên tục, tức vạch Lẽ, gọi là Cơ để tượng trưng cho phần Dương.
Sử dụng vạch đứt đoạn, tức vạch Chẳn, gọi là Ngẫu để tượng trưng cho phân Âm.
Lưỡng Nghi (Âm Dương) được tượng trưng bằng 2 vạch Dương và Âm gọi là Dương Nghi và Âm Nghi.
Tứ Tượng : Đặt một vạch Dương lên trên Dương Nghi thì thành Toàn Dương nên gọi là Thái Dương (Thái có nghĩa là đã lớn). Đặt một vạch Âm lên trên Dương Nghi thì ta có một Dương làm chủ ở dưới, nên gọi là Thiếu Dương (Thiếu có nghĩa là còn nhỏ). Đặt một vạch Âm lên trên Âm Nghi thì thành Toàn Âm gọi là Thái Âm. Đặt một vạch Dương lên trên Âm Nghi thì ta có một Âm làm chủ ở bên dưới gọi là Thiếu Âm.
Tứ Tượng theo đúng thứ tự là Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm. Thiếu Dương đi trước Thái Âm và Thiếu Âm đi trước Thái Dương thể hiện Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn, nghĩa là trong Âm có mầm Dương. Dương sinh ở dưới thành ra Thiếu Dương có một vạch Dương mới sinh ở dưới làm chủ. Dương trưởng ở trên thành ra Thái Dương với hai gạch Dương là Dương đã toàn thịnh. Âm sinh ở trên cho nên Thiếu Âm có một Âm mới sinh ở dưới làm chủ. Âm trưởng ở dưới cho nên Thái Âm với hai gạch Âm là Âm đã toàn thịnh.
Bát Quái là 8 Quẻ mỗi Quẻ gồm có 3 vạch (mỗi vạch còn gọi là Hào), còn được gọi là Quẻ Đơn hay Đơn Quái, dùng để diễn tả 8 hiện tượng chính của hoạt động Âm Dương trong Vũ Trụ. Việc xếp đặt các vạch để tạo thành Bát Quái được thực hiện theo thứ tự hoàn toàn theo tự nhiên : Dương trước, Âm sau, tay mặt trước, tay trái sau. Thứ tự và tên gọi của Bát Quái như sau : Càn, Đoài, Li, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.
Càn : Trời, Thiên. Càn vi Thiên. Dương đã thinh và Âm đã hủy.
Đoài : Đầm, ao. Đoài vi Trạch. Dương đã lớn và Âm sắp tàn. Li : Lửa, hơi nóng. Li vi Hỏa. Dương đã lớn và Âm sắp tàn.
Chấn : Sấm, sét. Chấn vi Lôi. Dương mới sinh và Âm bắt đầu suy.
Tốn : Gió. Tốn vi Phong. Âm mới sinh và Dương bắt đầu suy.
Khảm : Nước, chất lỏng. Khảm vi Thuỷ. Âm đã lớn và Dương sắp tàn.
Cấn : Núi non. Cấn vi Sơn. Âm đã lớn và Dương sắp tàn.
Khôn : Đất, Địa. Khôn vi Địa. Âm đã thịnh và Dương đã hủy.
2. Những tư tưởng cơ bản trong triết học Nho giáo:
2.1 Những tác phẩm kinh điển của Nho giáo:
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm 2 bộ : Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
a- Tứ Thư : là bốn quyển sách kinh điển của văn học Trung Hoa được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn làm nền tảng cho triết học Trung Hoa và Khổng giáo. Chúng bao gồm : Đại học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
C Đại học : Sách Đại học dùng để dạy cho học trò từ 15 tuổi trở lên, khi bước vào bậc đại học, dạy cho biết cách xử sự ở đời để lớn lên ra gánh vác việc nước.
Theo các Nho gia, sách Đại Học do Tăng Tử làm ra để diễn giải các lời nói của Khổng Tử.
Mục đích và tôn chỉ của sách này là nói về đạo quân tử, trước hết phải sửa cái đức của mình cho sáng tỏ để mọi người noi theo, làm sao cho đến chổ chí thiện. Muốn được vậy, phải sử dụng Bát điều mục (tám điều) : cánh vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Cái gốc của đạo quân tử là sự “tu thân”. Cho nên trong sách Đại học có câu : “Tự thiên tữ dĩ chí ư thứ nhân, nhứt thị giai dĩ tu thân vi bổn” (Nghĩa là : “từ vua cho đến thường dân, ai ai cũng đều lấy sự sửa của mình làm gốc”).
C Trung Dung : Sách Trung Dung do Tử Tư làm ra. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Không Tử nói về đạo “trung dung”, tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Cả hai quyển sách Đại Học và Trung Dung trước đây là những thiên trong Kinh Lễ, sau các Nho gia đời Tống tách riêng ra làm hai quyển để hợp với sách Luận Ngữ và Mạnh Tử thành bộ Tứ Thư.
C Luận Ngữ : là sách sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Không Tử và những lời nói của người đương thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau. Đọc sách này, người ta hiểu được phẩm chất tư cách và tính tình của Khổng Tử, nhất là về giáo dục, ông tỏ ra là người thấu hiểu tâm lý của từng học trò, khéo đem lời giảng dạy thích hợp với từng trình độ, từng hoàn cảnh của mỗi người. Như có khi cùng một câu hỏi mà ông trả lời cho mỗi người một cách. Luận Ngữ dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.
C Mạnh Tử : Sách Mạnh Tử là bộ sách làm ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông như : Nhạc Chính Khắc, Công Tôn Sửu, Vạn Chương… ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các h...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Một số đIểm cơ bản về hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước của nước ta Luận văn Kinh tế 2
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
T Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn n Văn hóa, Xã hội 0
G Tìm hiểu quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngôn ngữ các dâ Văn hóa, Xã hội 0
P Vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa phẩm chất chính trị và trình độ chuyên môn trong Văn hóa, Xã hội 0
E [Free] Xây Dựng một số quan điểm chính trong chiến lược đấu thầu của Tổng công ty xây dựng công trìn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Quan điểm của Đảng về cải cách hành chính Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
E [Free] Quan điểm chính trị - xã hội của Nho gia. Từ đó rút ra ý nghĩa và liên hệ với quá trình xây d Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H Quan điểm chính trị-xã hội trong triết học Nho gia và vai trò của nó trong đời sống xã hội ở Việt Na Tài liệu chưa phân loại 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top