phaply_k19

New Member
Công ty thực hiện mua sắm tài sản(thời gian mua sắm hoàn thành bàn giao trong vòng 10 tháng). Em muốn hỏi là Chi phí đi vay tương ứng với việc mua sắm này có được vốn hóa vào giá trị tài sản không? Vì theo quy định tạiChuẩn mực kế toán Việt Nam số 16 – Chi phí đi vay quy định: ...
 
(Hoàng Thị Thùy Liên) 07/11/2013:
Công ty thực hiện mua sắm tài sản(thời gian mua sắm hoàn thành bàn giao trong


... "06. Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo quy định tại đoạn 07.

07. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hay sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
13. Vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hay sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh.
(b) Các chi phí đi vay phát sinh

(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hay bán đang được tiến hành”.

Trong đó cũng theo quy định của chuẩn mực này. ”Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hay để bán”.

Tuy nhiên Điểm 1a, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, có quy định:  "Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác".

Vậy có được vốn hóa chi phí lãi vay vào giá trị tài sản cố định mua sắm hay không? và dựa theo quy định tại đâu?

Trả lời:

Đúng như Bạn đã nêu, hiện nay giữa quy định của Chuẩn mực kế toán só 03 - TSCĐ hữu hình, Chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư số 45/2013/TT-BTC có sự khác nhau về việc vốn hóa chi phí đi vay vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, quy định tại Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho mục đích kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính. Còn quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC nhằm mục đích thuế, xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN phải nộp. Sự khác biệt giữa khấu hao kế toán và khấu hao vì mục đích thuế sẽ được xử lý bằng việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại./.

PTĐ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top