Download miễn phí Báo cáo thực tập tổng hợp tại Nhà máy xi măng Lưu Xá





MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 3
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy xi măng Lưu Xá. 3
1.1.1 Giới thiệu về nhà máy xi măng Lưu Xá 3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy xi măng Lưu xá. 3
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy xi măng Lưu xá. 4
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Nhà máy 4
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy 5
1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy 8
1.3 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy 9
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 9
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. 10
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy Xi măng Lưu Xá 12
1.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong một số năm gần đây 12
1.4.2.Tình hình tài chính của nhà máy 15
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THÒNG KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY 19
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy 19
2.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy. 19
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ kế toán. 19
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy: 21
2.2.1 Các chính sách kế toán chung 21
2.2.5 Về hệ thống báo cáo tài chính: 28
2.3. Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu 28
2.3.1 Tổ chức hạch toán phần hành kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 28
2.3.2 Tổ chức hạch toán TSCĐ 30
2.3.4. Tổ chức hạch toán thành phẩm, hàng hóa, xác định kết quả 34
PHẦN 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG LƯU XÁ 36
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán 37
3.1.1 Những ưu điểm 36
3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 37
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán 37
3.2.1 Những ưu diểm 37
3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân 37
3.3. Những kiến nghị 37
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g, mỗi phân xưởng đảm nhiệm một số công việc, nhiệm vụ nhất định đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất. Trong mỗi phân xưởng được chia ra làm nhiều tổ thực hiện các công việc cụ thể nhất định đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc:
- Phân xưởng nguyên liệu bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ sản xuất.
+ Tổ 2: Sấy phụ gia, nghiền xi măng.
+ Tổ 3: Tổ chức nghiền bột phối liệu.
- Phân xưởng lò nung bao gồm:
+ Tổ 1: Tiếp nhận bột liệu.
+ Tổ 2: Tổ chức vê viên.
+ Tổ 3: Nung luyện Clanhke.
+ Tổ 4: Đập Clanhke đưa vào các silo chứa.
- Phân xưởng thành phẩm bao gồm:
+ Tổ 1: Tổ chức gia công, chế biến NVL phục vụ nghiền xi măng.
+ Tổ 2: Tổ chức đóng bao.
+ Tổ 3: Đưa sản phẩm vào kho.
1.2.2.2 Kết cấu sản xuất tại Nhà máy.
Kết cấu sản xuất của Nhà máy bao gồm 2 bộ phận:
- Bộ phận sản xuất chính:
+ Phân xưởng Nguyên liệu
+ Phân xưởng Lò nung
+ Phân xưởng Thành phẩm.
- Bộ phận sản xuất phụ:
+ Phòng công nghệ
+ Phân xưởng Bao bì
+ Phân xưởng Đồng tiến.
Sơ đồ 01: Sơ đồ kết cấu sản xuất tại Nhà máy xi măng Lưu Xá.
PX Nguyên liệu
PX lò nung
Kho thành phẩm
Kho NVL
PX bao bì
Phòng công nghệ
PX Đồng Tiến
PX Thành phẩm
(Nguồn: Phòng KH – KT)
1.2.3 Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy
Nhà máy xi măng Lưu Xá là đơn vị chuyên sản xuất xi măng phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản và dân dụng. Quy trình chế tạo sản phẩm xi măng là quy trình khép kín, công nghệ sản xuất xi măng lò đứng cơ giới.Người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về quy trình công nghệ này là phòng kỹ thuật công nghệ. Trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp khác, Nhà máy luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, trang thiết bị cho phòng thí nhiệm.
Nhà máy sản xuất xi măng dựa trên Công nghệ lò đứng cơ giới. Quy trình sản xuất xi măng được chia làm hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, than và các phụ gia (quặng sắt, quặng Barit, thạch cao,..) được đưa vào các máy đập, máy kẹp hàn làm vụn với một kích thước nhất định. Sau đó, đưa vào các silo nguyên liệu, nhiên liệu, phụ gia định lượng qua cân băng điện tử theo đơn phối đưa sang máy vê viên tạo thành các viên bột liệu sống. Bột liệu sống được đem nung luyện tạo ra nửa thành phẩm Clanhke.
Giai đoạn II: Nửa thành phẩm Clanke được đua sang các máy nghiền cùng với các phụ gia để nghiền thành bột xi măng. Sau đó, bột xi măng được đưa vào các silo chứa xi măng đảo trộn và chuyển sang máy đóng bao. Thao tác xong nhập kho thành phẩm xi măng.
Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại Nhà máy xi măng Lưu Xá
Đá vôi, đất sét, than
Đập, sấy, nghiền
Bột liệu sống
Lò nung Clanhke
Clanhke
Nghiền xi măng
Xi măng thành phẩm
Phụ gia
(quặng, sắt, bari)
Phụ gia (Thạch cao, xỉ)
Giai đoạn I
Giai đoạn II
(Nguồn: Phòng kế toán)
1.3 Tổ chức mộ máy quản lí hoạt động sản xuất-kinh doanh của Nhà máy
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Để phù hợp với hình thức kinh doanh hiện đại, dễ quản lý, bộ máy quản lý của Nhà máy được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Nhà máy là giám đốc, trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc, sau đó là năm phòng chức năng chỉ đạo trực tiếp xuống năm phân xưởng.
Sơ đồ 03: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Phân xưởng Đồng Tiến
Phân xưởng bao bì
Phân xưởng nguyên liệu
Phân xưởng thành phẩm
Phân xưởng lò nung
Phòng KH-KT
Phòng KT-CN
Phòng TC-KT
Phòng TC-HC
Phòng Thị trường
PG§ s¶n xuÊt
PGD kinh doanh
Giám đốc
Sơ đồ Sơ đồ 12: Cơ cấu bộ máy quản lý Nhà máy
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.
- Ban lãnh đạo:
* Giám đốc: Là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước cấp trên và Nhà nước về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Là người điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm bảo hiệu quả và đúng pháp luật. Chỉ đạo xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật lao động, đời sống xã hội, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, xây dựng thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm.
*Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động tiêu thụ, cung ứng xi măng Nhà máy ra thị trường và lên kế hoạch, phương án hoạt động tiêu thu sản phẩm, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ra thị trường, thường xuyên đưa ra các giải pháp, chính sách mở rộng thị trường.
* Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng sản phẩm, tình hình hoạt động máy móc sản xuất trong Nhà máy và lên kế hoạch hoạt động sản xuất, hàng tháng báo cáo với giám đốc về tình hình sản xuất xi măng.
- Các phòng ban:
* Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc ký hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán vật tư, nguyên liệu và sản phẩm của Nhà máy. Lập kế hoạch sản xuất trong từng thời kỳ, lên phương án theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Xây dựng cân đối vật tư, đảm bảo cung ứng đầy đủ trong quá trình sản xuất.Theo dõi lập báo cáo tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng sửa chữa thiết bị, kiểm soát việc vận hành các thiết bị trong Nhà máy.
* Phòng thị trường: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ và mở rộng thị trường cho từng kỳ trong năm. Điều hành các hoạt động bán hàng, theo dõi xi măng trong các kho đại lý bán hàng. Theo dõi tập hợp các phản ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hàng hoá. Thống kê các số liệu về sản lượng tiêu thụ và thị phần của Nhà máy.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu, đề xuất với giám đốc về công tác quản lý nhân sự của Nhà máy. Lập kế hoạch và triển khai công tác đào tạo, tuyển dụng lao động. Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động, công tác hành chính.
* Phòng kế toán tài chính: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy theo từng ngày, tháng, quý, năm và lập báo cáo phục vụ nhu cầu quản lý, giúp giám đốc điều hành quản lý.
* Phòng kỹ thuật - công nghệ: Kiểm tra các chất lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra. Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất của Nhà máy. Giao dịch liên hệ với cơ quan quản lý cấp trên để đăng ký chất lượng sản phẩm.
- Các phân xưởng:
* Phân xưởng nguyên liệu (nghiền liệu): Tổ chức gia công, chế biến nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Gia công đồng nhất phối liệu và nhiên liệu, đảm bảo độ ẩm, độ mịn để cung cấp cho lò nung. Sấy phụ gia, nghiền xi măng, tổ chức nghiền bột phối liệu.
* Phân xưởng lò nung: Tiếp nhận bột liệu, tổ chức vê viên, nung luyện Clanhke, đập Clanhke đưa vào các silo chứa.
*Phân xưởng thành phẩm: Tổ chức gia công, chế biến nguyên liệu phục vụ nghiền xi măng, thạch cao, xỉ,… Tổ chức nghiền, đảo đồng nh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top