Brodi

New Member
Tả cái tủ sách của gia đình em



Bài làm



Ông nội em làm nghề dạy học. Tài sản quý báu nhất của ông bà để lại cho con cháu là cái tủsách. Cha mẹ tui nâng niu, giữ gìn từng quyển sách một.



Cái tủ sách bằng gỗ sến, có hai cửa kính. Vài năm, bố em thuê thợ đánh véc-ni lại một lần, nên cái tủ vẫn bóng và đẹp. Phần trên, mỗi bên có năm tầng, ngăn cách bởi những tấm kính dày ba, bốn li. Gần hai trăm cuốn sách, cuốn nào cũng có chữ viết và chữ kí của ông lưu lại. Có những cuốn dày cộp như Từ điển Pháp – Việt, Hán – Việt tự điển, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,…nay đã ố vàng. Lâu lâu, bố lại đem phơi từng chồng sách, sau đó lại xếp vào theo thứ tự. Bố vẫn đọc, vẫn tra cứu trong nhiều quyển sách cũ của ông. Có hôm, bố lấy ra quyển sách Phong dao ( Nguyễn Văn Ngọc ) Quốc văn giáo khoa thư nhắc các con đọc. Bố nói có nhiều bài trong hai cuốn sách ấy, bố đã thuộc lòng từ bé thơ, nay vẫn còn nhớ.



Cái tủ sách của ông để lại được đặt trong phòng học của anh Cảnh và của em. Nó trở thành vật kí thác thiêng liêng của ông nội. Bố vẫn nhắc hai con : “ Phải biết đọc sách , biết học theo sách và làm theo sách”. Mỗi lần mở cuốn sách của ông, em cảm giác một rạng đông lừng sáng cả tâm hồn thơ bé.



Hà Xuân Việt, 2B

Trường Tiểu học Đình Bảng – Bắc Ninh*

 

thien_vu_vn

New Member
Bài đọc tham khảo



Tủ sách cũ



Trong nhà cụ Tú Lâm không có vật gì quý giá, nhưng cụ có tủ sách cũ đáng giá hơn những trân châu quý nhất trên đời.



Hàng ngày, cụ chỉ bạn cùng tủ sách. Cụ xem hết quyển này lật sang quyển khác. Cụ nâng niu cuốn sách như nâng niu một đóa hoa tươi. Phải trông thấy cụ lấy khăn lau bụi trên chiếc bìa cây sơn mới hiểu cụ giữ gìn tủ sách biết chừng nào.



Thường thường hàng năm, sau những tiết trời nồm, gặp ngày nắng chói, cụ mang nong ra phơi sách. Hôm đó, cụ cấm từ cụ bà đến người đầy tớ không được qua lại khoảng sân đó. Cụ cho rằng sách vở là tối thiêng liêng, phải thận trọng giữ gìn, không được để lũ phàm nhân tục tử bé mảng lại gần…



Toan Ánh*
 
Top