lamvietphap

New Member


Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .



Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.




Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa...

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.



Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :





“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”



Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải. Tức cảnh sinh tình :



Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.



Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn của mình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữa đỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…





Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chim cuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loài chim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không còn nữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát. Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà. Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càng tăng .



Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.



Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đây thật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâm trạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .

“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêu luyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồn vắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , ta càng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .
 
Cảm nhận của em khi đọc bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.



BÀI LÀM



Bước vào nền văn học Việt Nam, ta bắt gặp một nữ sĩ tài danh hiếm có, nữ sĩ ấy chính là Bà Huyện Thanh Quan ở thế kỉ XX. Bà đã dùng ngòi bút để giãi bày tâm sự, gửi gắm tình cảm của mình đối với thiên nhiên, đối với đất nước mà bà đã yêu tha thiết. Bài thơ Qua đèo Ngang là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của bà.



Mở đầu bài thơ là cảnh buổi chiều trên Đèo Ngang. Tác giả dừng bước tới Đèo ngang cũng là lúc ánh ngày sắp sửa đi qua:



Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.



"Bóng xế" đã thể hiện một khung cảnh vắng vẻ, trầm buồn, không ồn ào náo nhiệt. Đây là quãng thời gian thích hợp để bộc lộ sự nhớ nhung khắc khoải. Còn thiên nhiên ở đây lại mang dáng vẻ hoang sơ, có còn chăng là những tia nắng yếu ớt cuối ngày. Không gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt buồn hơn đối với người lữ khách tha phương như Bà Huyện Thanh Quan. Bà rất buồn vì phải rời xa quê hương để làm nhiệm vụ. Nhìn thấy cảnh vật ở Đèo Ngang, bà có dịp bộc lộ tâm trạng của mình, đó là cách tả cảnh ngụ tình mà Bà Huyện Thanh Quan cũng như các nhà thơ cổ điển đã sử dụng. Cảnh thiên nhiên càng trở nên lạnh lẽo bởi vẻ thưa thớt của con người:



Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.



Đây là sự vắng vẻ, đơn điệu cảu cuộc sống chốn Đèo Ngang. Đèo Ngang thật kì vĩ nhưng còn hoang sơ, tẻ nhạt. Bóng dáng nữ sĩ dường như bị mất hút vào không gian mênh mông, bất tận ấy. Hình ảnh con người chỉ thoáng bóng, đó là những người lao động khổ cực, bầu bạn với núi rừng, sông núi. Hình ảnh này đã làm cho tâm hồn nữ sĩ mang nỗi buồn thương man mác. Khung cảnh đã buồn, tâm trạng bà lại buồn hơn. Buồn vì đất nước đang lênh đênh trong những triều đại phong kiến. Bà đã mượn tiếng kêu chiều của chim rừng để bày tỏ nỗi lòng mình:



Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.



Sự đơn điệu trong câu thơ thật hay, thật ấn tượng. Có phải chăng "quốc" ở đây là nước còn "gia" là nhà? Tiếng cuốc kêu hay chính là lời non nước? Tiếng gia gia trong câu thơ có phải là lời nhắn gọi của quê hương, gia đình và người thân mà ngày đêm bà hằng mong nhớ. Là phụ nữ thì bà cũng không thể thoát khỏi "nữ nhi thường tình" ấy. Đến đây nỗi nhớ nước và nỗi thầm lặng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan hiện lên rất rõ. Nỗi buồn tâm sự mỗi lúc một dồn nén. Cảm nhận ban đầu là hình ảnh của không gian, cảnh vật rồi đến cuộc sống con người, âm thanh vang vọng trong cuộc sống. Tất cả đã làm cho tình cảm tác giả sâu lắng rồi chất chứa và cô đọng thành nỗi buồn vô tận, nỗi cô đơn không cùng ai chia sẻ:



Dừng chân đứng lại, trời, non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.



Tác gia đang đứng trước một không gian rộng lớn với chan chứa nỗi buồn. Đứng trên đỉnh cao của Đèo Ngang, tác giả nhìn thấy cảnh trời non nước, nhìn rõ cảnh tượng thoáng đãng mà heo hút, hoang sơ, thấy rõ cảnh đượm buồn của đất nước và tâm trạng u hoài của chính mình. Bà Huyện Thanh Quan và cảnh Đèo Ngang đang có một điểm tương đồng. Đó là dáng vẻ trầm buồn, day dứt. Nỗi buồn cô đơn chỉ một mình bà bày tỏ, Bà Huyện Thanh Quan đã mượn cảnh tả tình, tâm sự sẻ chia nỗi buồn cùng cảnh vật. Nhà thơ đã tự gặp lại mình trong nỗi buồn thương da diết khôn nguôi của mình bà trước cuộc sống đương thời.



Với bút pháp tả cảnh và biện pháp đảo ngữ mà tác giả đã sử dụng, bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, đượm buồn trong buổi chiều tà ngả bóng, đồng thời thể hiện một nỗi buồn sâu lắng cô đơn của tác giả. Dù tác giả đi làm quan nhưng vẫn khắc khoải nhớ về quê hương. Tâm trạng bà ngổn ngang bao nỗi niềm với đất nước. Đó là cái cao quý ở Bà Huyện Thanh Quan.



Bà đã để lại cho đời những áng thơ đặc sắc. Bài thơ Qua Đèo Ngang mang đậm thời thế cuộc đời, nó đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.



Theo Những bài văn hay 7*
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D CẢM NHẬN Về những giá trị văn hóa - lịch sử trong tác phẩm của nhà văn Hoàng Văn Bổn Văn học 0
D Nghiên cứu quản lý năng lượng của mạng cảm nhận không dây Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu kiến trúc cluster của mạng cảm nhận không dây Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ khám bệnh Y dược 0
D Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân Văn học thiếu nhi 0
N Năng lực nhận biết và sử dụng cảm xúc trong học tập của sinh viên trường trung cấp Kinh tế Tài chính Tâm lý học đại cương 0
T Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm Tâm lý học đại cương 2
B Xây dựng phương pháp đánh giá bằng thực nghiệm hiệu quả truyền nhận của mạng cảm biến không dây Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top