cnjuding

New Member
Bài tập:
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

Nhóm: DOLLAR












Câu 1: Hãy giải thích chữ “T” trong TQM. Theo quan điểm của một nhà quản trị, bạn có suy nghĩ gì về nó trong việc nâng cao chất lượng,nâng cao hiệu quả của các hoạt đốngản xuất kinh doanh?
Cơ sở lý luận của phương pháp này là ngăn ngừa sự xuất hiện của khuyết tật, trục trặc về chất lượng ngay từ đầu, sử dụng các kĩ thuật thống kê, kĩ thuật quản lý để kiểm tra, giám sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng từ khâu nghiên cứu, thiết kế cung ứng và các doanh nghiệp liên quan đến hình thành nên chất lượng
Cải thiện được hiệu quả của toàn bộ hệ thống là làm đúng ngay từ đầu
Là cách tiếp cận chiến lược, thúc đẩy sự quan tâm đến chất lượng một cách tổng hợp, thông qua việc cải tiến chất lượng công việc của từng phòng ban, từng cá nhân trong tổ chức nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, bằng con đường kinh tế hiệu quả nhất.
Phương pháp quản lý đồng bộ, nhằm thống nhất hóa các nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng.
Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp, người ta có thể xây dựng những kế hoạch thực hiện cụ thể, chia nhỏ hay gộp chung các giai đoạn để bố trí thời gian hợp lý.
1. Am hiểu, cam kết chất lượng
Giai đoạn am hiểu và cam kết có thể ghép chung nhau, là nền tảng của toàn bộ kết cấu của hệ thống TQM, trong đó đặc biệt là sự am hiểu, cam kết của các nhà quản lý cấp cao. Trong nhiều trường hợp, đây cũng chính là bước đầu tiên, căn bản để thực thi các chương trình quản lý chất lượng, dù dưới bất kỳ mô hình nào.
Muốn áp dụng TQM một cách có hiệu quả, trước hết cần nhận thức đúng đắn, am hiểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng, những nguyên tắc, kỹ thuật quản lý. Cần xác định rõ mục tiêu, vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp, các phương pháp quản lý và kiểm tra, kiểm soát được áp dụng, việc tiêu chuẩn hóa, đánh giá chất lượng.
Tuy nhiên, có sự am hiểu vẫn chưa đủ những yếu tố làm nên sức mạnh về chất lượng, mà cần thiết phải có một sự cam kết bền bỉ, quyết tâm theo đuổi các chương trình, mục tiêu về chất lượng và mỗi cấp quản lý cần có một mức độ cam kết khác nhau.
- Cam kết của lãnh đạo cấp cao
- Cam kết của quản trị cấp trung gian
- Cam kết của các thành viên
2. Tổ chức và phân công trách nhiệm
Để đảm bảo việc thực thi TQM ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải có một mô hình quản lý theo chức năng chéo. Các hoạt động của các bộ phận chức năng trong tổ chức phải vượt ra khỏi các công đoạn, các chức năng để vươn tới toàn bộ qúa trình nhằm mục đích khai thác được sức mạnh tổng hợp của chúng nhờ việc kế hoạch hóa, phối hợp đồng bộ , hiệu quả.
Căn cứ vào mục tiêu, chính sách, việc phân công trách nhiệm phải rõ ràng trong cơ cấu ban lảnh đạo và các bộ phận chức năng để đảm bảo mọi khâu trong hoạt đông chất lượng luôn thông suốt .
Việc phân công trách nhiệm được thực hiện theo 3 cấp bậc sau:
- Điều hành cấp cao
- Cấp giám sát đầu tiên
- Đối với các thành viên trong hệ thống
3. Đo lường chất lượng
Việc đo lường chất lượng trong TQM là việc đánh giá về mặt định lượng những cố gắng cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí không chất lượng trong hệ thống. Ở nước ta hiện nay, các loại chi phí nầy chưa được tính đúng, tính đủ thành một thành phần riêng trong toàn bộ những chi phí của doanh nghiệp. Điều nầy làm cho doanh nghiệp không thấy được rõ những tổn thất kinh tế do chất lượng sản phẩm, dịch vụ kém gây ra. Chính vì thế mà vấn đề chất lượng không được quan tâm đúng mức.
Để có thể thu hút sự quan tâm và cam kết chất lượng, cần thiết phải có các cách hạch toán riêng cho loại chi phí nầy. Việc đo lường chất lượng trong các xí nghiệp cần thiết phải được cụ thể hóa thông qua các nhiệm vụ sau:
- Xác định sự cam kết và quyết tâm của ban lãnh đạo là phải kiểm soát, nắm rõ mọi chi phí liên quan đến chất lượng, phân phối một cách hợp lý các khỏan đầu tư cho chất lượng (chi phí phòng ngừa, kiểm tra).
- Xây dựng hệ thống tài liệu theo dõi các loại chi phí liên quan đến chất lượng
- Cử ra một nhóm quản lý chi phí chất lượng chịu trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp những hoạt động của hệ thống theo dõi quản lý chi phí chất lượng một cách đồng bộ.
- Phát động phong trào thi đua nhằm cải tiến chất lượng, giảm chi phí sai hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Tóm lại, xác định được các chi phí chất lượng ta mới có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của các hoạt động cải tiến chất lượng. Đây cũng là thước đo căn bản trình độ quản lý và tính hiệu quả của TQM.
4. Hoạch định chất lượng
Hoạch định chất lượng là một bộ phận của kế hoạch chung, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Công tác hoạch định chất lượng trong doanh nghiệp cần thiết phải đề cập tới các vấn đề chủ yếu sau:
- Lập kế hoạch cho sản phẩm
- Lập kế hoạch quản lý và tác nghiệp
- Lập các kế hoạch, phương án và đề ra những qui trình cải tiến chất lượng
5. Thiết kế chất lượng
Thiết kế chất lượng không chỉ là những hoạt động thiết kế sản phẩm, dịch vụ một cách đơn thuần, mà còn là việc thiết kế, tổ chức một quá trình nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng. Việc tổ chức thiết kế chính xác, khoa học dựa vào các thông tin bên trong, bên ngoài và khả năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng to lớn đối với kết quả các hoạt động quản lý và cải tiến nâng cao chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm. Thiết kế chất lượng bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Nghiên cứu
- Phát triển
- Thiết kế.
- Thẩm định thiết kế
6. Xây dựng hệ thống chất lượng
Trong TQM, hệ thống chất lượng phải mô tả được những thủ tục cần thiết, chính xác nhằm đạt các mục tiêu về chất lượng. Hệ thống chất lượng, phải được viết ra, bao gồm một tài liệu hướng dẫn quản lý chất lượng, sau đó được cập nhật và cuối cùng là các thủ tục chi tiết. Nhờ có hệ thống chất lượng được hồ sơ hóa, mỗi khâu trong hoạt động của doanh nghiệp đều đảm bảo được thực hiện một cách khoa học và hệ thống. Kết quả sẽ làm tăng hiệu quả của việc thực hiện phương châm làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, tránh những sai lệch trong việc thực hiện hợp đồng, giảm lãng phí tới mức thấp nhất.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công hệ thống chất lượng ở Việt Nam hiện nay thỳ hệ thống đó cần được xây dựng tỉ mĩ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh, lĩnh vực hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp và môi trường, đồng thời phải phối hợp đồng bộ với các hệ thống đã và sẽ có trong doanh nghiệp. Mặt khác, nó phải được xây dựng với sự tham gia của các thành viên để mọi người có thể hiểu rõ về hệ thống chất lượng trong doanh nghiệp.
7. Theo dõi bằng thống kê
Để thực hiện các mục tiêu của công tác quản lý và nâng cao chất lượng , TQM đòi hỏi không ngừng cải tiến qui trình bằng cách theo dõi và làm giảm tính biến động của nó nhằm:
- Xác định khả năng đáp ứng được các yêu cầu của qui trình.
- Khả năng hoạt động thường xuyên theo yêu cầu.
- Tìm ra những nguyên nhân gây ra những biến động trong qui trình để tránh lập lại và xây dựng những biện pháp phòng ngừa.
- Thực hiện các biện pháp chỉnh lý đúng đắn cho qui trình hay các đầu vào của nó khi có các vấn đề trục trặc ảnh hưởng đến chất lượng.
Việc theo dõi, kiểm soát qui trình được thực hiện bằng các công cụ thống kê (SQC)
8. Kiểm tra chất lượng
Quá trình kiểm tra chất lượng trong TQM ở Việt Nam là một hoạt động gắn liền với sản xuất, không những chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn là việc kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm.. và các nguyên vật liệu cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng...
Khái niệm kiểm tra trong TQM được hiểu là kiểm soát. Nó không đơn thuần là công việc kỹ thuật mà còn bao gồm các biện pháp tổng hợp và đồng bộ về tổ chức, kinh tế, giáo dục, hành chính,..Việc đo lường đầu vào, đầu ra và bản thân quy trình, hệ thống là một khâu quan trọng của TQM nhằm loại bỏ hay kiểm soát những nguyên nhân của sai sót và trục trặc chất lượng trong hệ thống và cũng trên cơ sở đó tiến hành các hoạt động cải tiến, nâng cao và hoàn thiện chất lượng.
- Kiểm tra chất lượng trước khi sản xuất
- Kiểm tra trong quá trình sản xuất
- Kiểm tra thăm dò chất lượng trong quá trình sử dụng:
9. Hợp tác nhóm
Tổ chức phải tạo điều kiện cho mỗi thành viên thấy được trách nhiệm của mình, của nhóm trong công việc bằng cách trao cho họ quyền tự quyết và phải thừa nhận những đóng góp, ý kiến, hay những cố gắng bước đầu của họ. Chính tinh thần trách nhiệm đó làm nảy sinh tính tự hào, hài lòng với công việc và việc làm tốt hơn. Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và đặc biệt là sự thông hiểu công việc của các thành viên đối với những mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Các hoạt động quản lý và cải tiến chất lượng đòi hỏi phải có sự hợp tác nhóm và các mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mục tiêu hoạt động của các tổ, nhóm chất lượng thường là tập trung vào các vấn đề cụ thể, qua sự phân tích, thảo luận, hiến kế của các thành viên sẽ chọn ra các giải pháp tối ưu, khả thi nhất.
10. Đào tạo và huấn luyện về chất lượng
Mục tiêu của công tác đào tạo phải được đề ra một cách cụ thể và thường tập trung vào các vấn đề sau:
- Phải đảm bảo rằng mọi nhân viên đều được đào tạo, huấn luyện đúng đắn để họ có thể thực thi đúng nhiệm vụ được phân công.
- Làm thế nào để nhân viên hiểu rõ được các yêu cầu của khách hàng?
- Những lĩnh vực nào cần ưu tiên cải tiến?
- Xây dựng các kế hoạch nhân sự lâu dài, chuẩn bị cho tương lai.
- cần soạn thảo thêm các thủ tục, tiêu chuẩn nào?
cần theo dõi bằng sổ sách, văn bản những vấn đề đào tạo một cách hệ thống, thường xuyên. Việc đào tạo về chất lượng trong doanh nghiệp cần thực hiện cho mọi cấp quản trị với những nội dung thích hợp:
- Cấp lãnh đạo cấp cao
- Cấp lãnh đạo trung gian
- Các cán bộ giám sát chất lượng và lãnh đạo nhóm chất lượng:
- Các nhân viên trong doanh nghiệp
11. Hoạch định việc thực hiện TQM
Để thực hiện TQM, điều trước tiên đối với tổ chức là phải xây dựng cho được kế hoạch giúp cho tổ chức tiếp cận với TQM một cách dễ dàng, xác định được ngay trình tự thực hiện các công đoạn của TQM từ am hiểu, cam kết cho đến việc thiết lập hệ thống chất lượng, kiểm soát, hợp tác nhóm, đào tạo.v.v.
Tuy nhiên, muốn áp dụng TQM trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp cần có một tư duy, nhận thức mới trong quản lý chất lượng và đạo đức kinh doanh cũng như sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời của nhà nước.
Từ những kinh nghiệm thực tế, người ta nhận thấy rằng những kết quả thu được từ những hoạt động cải tiến chất lượng của toàn bộ doanh nghiệp đã mang lại những ưu thế sau:
- Nhờ thường xuyên có những hoạt động cải tiến chất lượng, doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín của mình trên thương trường, tăng thu nhập một cách ổn định nhờ chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng.
- Trong doanh nghiệp, có thể thống nhất được mọi nỗ lực của tất cả các cán bộ, lôi kéo được sự tham gia của mọi thành viên vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ tạo ra một hệ thống hoạt động nhịp nhàng.
- Việc áp dụng TQM một cách rộng rãi là một cơ sở vững chắc để tiếp thu, quản lý và cải tiến các công nghệ nhằm nâng cao khả nâng cạnh tranh của sản phẩm trên nhiều lĩnh vực.

Câu 2: Vì sao để thực hiện TQM, trước hết cần thỏa mãn được các yêu cầu của bước 1 và 2 trong 12 bước triển khai TQM trong tổ chức
John S. Oakland nêu lên 12 bước để áp dụng TQM là:
1. Am hiểu
2. Cam kết
3. Tổ chức
4. Đo lường
5. Hoạch định
6. Thiết kế nhằm đạt chất lượng
7. Xây dựng hệ thống chất lượng
8. Theo dõi bằng thống kê
9. Kiểm tra chất lượng
10. Hợp tác nhóm
11. Đào tạo, huấn luyện
12. Thực hiện TQM

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Nhớ thank nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top