daigai

Well-Known Member
Đề bài: Hãy giải thích và bình luận câu nói của Thạch Lam: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”


DÀN Ý

I Mở bài

- Dẫn dắt từ nhiều quan niệm khác nhau về văn chương trên thế giới các đại văn hào, các đại thi hào...
- Thu hẹp dần phạm vi vấn đề: Ở VN đầu thế kỷ XX đã xuất hiện 2 quan điểm đối lập về chức năng của văn chương: Nghệ thuật vị nhân sinh và Nghệ thuật vị nghệ thuật.
- Nhà văn Thạch Lam cho rằng: Đối với tôi... trong sạch và phong phú hơn.
II. Thân bài
1. Giải thích câu nói trên?
* Câu nói của Thạch Lam có 2 vế
- Vế thứ nhất phủ nhận quan niệm sai lầm về văn chương, cụ thể là về chức năng của văn chương. Quan niệm cho rằng “văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên” chính là quan niệm bác bỏ chức năng giải trí của văn chương. Tác giả không chấp nhận những loại văn chương chỉ đơn thuần có chức năng giải trí. Các tiểu thuyết tình cảm ủy mị của nhóm Tự lực văn đoàn; các tiểu thuyết kiếm hiệp vẽ ra các không gian tưởng tượng của các giai nhân, hiệp khách; các vần thơ của những thi sĩ lãng mạn về những nơi tràn ngập ánh sáng và tình yêu thương để lãng quên hiện thực đau khổ nơi trần thế chính là những tác phẩm như vậy.
- Vế thứ 2, tác giả nêu quan điểm riêng của mình về chức năng đích thực mà văn chương cần hướng đến. Đó chính là chức năng giáo dục và chức năng thẩm mỹ: “văn chương phải là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Quan niệm văn chương có chức năng giáo dục, cải tạo và thay đổi thế giới thông qua việc truyền tải các bài học đạo đức không phải là một quan điểm mới lạ. Từ xưa, cổ nhân đã có câu: “Văn dĩ tải đạo” nghĩa là văn chương phải làm con thuyền để chở đạo đức làm người mà các bậc thánh nhân vẫn thường răn dạy. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng đã có những câu thơ xác đáng nói lên tư tưởng này:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
Chức năng thứ 2 mà TL đề cao là chức năng thẩm mỹ. Văn chương có khả năng gạn đục khơi trong tâm hồn con người. Khơi dậy những tình cảm nhân văn tốt đẹp, dẹp bỏ thú tính và khuyến khích những hành động cử chỉ cao thượng. Những tác phẩm văn chương đích thực luôn hướng người đọc đến những giá trị nhân đạo sâu sắc, ca ngợi lòng nhân ái, đức hy sinh, tính công bằng, và những quan niệm đúng đắn về vẻ đẹp nội tâm.
2. Bình luận đánh giá về câu nói trên
- Câu nói này đúng hoàn toàn hay sai hoàn toàn? Đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào? Những điểm nào đáng trân trọng ở câu nói này? Vì sao?
Câu nói của Thạch Lam không hoàn toàn đúng. Ngày nay các học giả đều thống nhất ý kiến cho rằng văn học có 4 chức năng chính: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí. Chúng ta có thể đồng tình với Thạch Lam ở việc đề cao chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ nhưng không thể tán đồng với tư tưởng xóa bỏ chức năng giải trí trong văn học như Thạch Lam. Xét cho cùng thì giải trí cũng là một nhu cầu chính đáng của mỗi người thời hiện đại. Chỉ cần những tác phẩm đó không đề cao những tư tưởng phi đạo đức, những tội ác chống lại loài người thì chúng ta đều có thể thưởng thức như: Tây Du Ký, Harry Porter, các tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung...
3. Bàn luận liên hệ mở rộng với câu nói của Nam Cao trong truyện ngắn “Trăng sáng” “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
Như thế, Nam Cao cũng phủ nhận thứ văn chương chỉ đơn thuần có chức năng giải trí giúp người đọc tạm thời lãng quên đau khổ “ánh trăng lừa dối”. Ông đề cao tính hiện thực phê phán của văn chương. Văn chương phải thuật lại chính xác hiện thực khổ đau của con người, từ đó tự nó có tác dụng tố cáo và kêu gọi lương tri của những người có khả năng thay đổi thế giới. Về điểm này, Nam Cao đề cao trường phái hiện thực phê phán mà ông theo đuổi.
Dựa vào “tuyên ngôn nghệ thuật” trên thì cũng có thể xếp Thạch Lam vào trường phái những nhà văn hiện thực. Tuy nhiên trong quá trình thể hiện Thạch Lam khác Nam Cao ở chỗ: ông khá dụng tâm thể hiện vẻ đẹp con người (chức năng thẩm mỹ của văn chương) trên những trang viết của mình; còn Nam Cao lại đề cao tính phê phán, vì thế các nhân vật trong các truyện ngắn của Nam Cao thường xấu xí, bị tha hóa về hình hài và nhân phẩm do xã hội (không xuất hiện những người đẹp, những câu chuyện có khả năng làm cho lòng người đọc trong sạch và phong phú hơn).
Như vậy có thể nói Thạch Lam và Nam Cao cùng có quan điểm đề cao chức năng giáo dục của văn chương dẫu cách thực hiện có khác nhau đôi chút. Nam Cao chú ý đến những hiện thực đau khổ để tố cáo, Thạch Lam cũng chú ý đến những hiện thực nhưng có phần ít bi thảm hơn. Bên cạnh đó ông cũng chú tâm thể hiện chức năng thẩm mỹ nhiều hơn so với Nam Cao.

III. Kết luận
Cho đến nay câu nói của Thạch Lam vẫn còn nguyên ý nghĩa. Câu nói cho thấy tình cảm với đạo đức lớn lao của tác giả. Điều này rất đáng trân trọng. Một nhà văn luôn lấy những chuẩn mực về đạo đức và thẩm mỹ làm “khuôn vàng thước ngọc” thì không thể làm ác, không thể làm điều xấu xa. Những phẩm chất tốt đẹp đó sẽ là những giá trị vĩnh hằng, luôn được tôn vinh cho dù tới hàng vạn năm sau.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái l Văn học 0
P Công ty chúng tôi nộp lệ phí trước bạ 32.000.000 đối với lô đất đi thuê và được cấp giấy chứng nhận Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
W Nhờ các chuyên gia tư vấn, giải đáp giúp tôi 2 câu hỏi sau: 1. Khi làm BCTC với cùng một đối tượng Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
N (Võ Minh Quang) 12/03/2013: Hiện tại tôi gặp vướng mắc trong xử lý kế toán đối với trợ cấp mất v Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
I Hai cây phong có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với tuổi thơ của nhân vật "tôi" trong đoạn trích cùng Văn học thiếu nhi 0
K Việc đơn giản nhưng đối với tôi thật khó xử !Cần giải quyết ntn đây,một câu chuyện giữa trách nhiệm Sinh viên chia sẻ 6
D Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu Luận văn Luật 0
D Phương pháp điều khiển trực tiếp momen đối với hệ truyền động biến tần động cơ đồng bộ kích thích vĩnh cửu Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top