Download Tiểu luận Quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam miễn phí

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
1.1. Khái niệm, định nghĩa cơ bản về quản trị khoản phải thu
1.1.1. Khái niệm khoản phải thu
Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hay cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi.
Khoản phải thu có liên quan đến các đối tác có quan hệ kinh tế đối với doanh nghiệp bao gồm các khoản:
• Khoản phải thu từ khách hàng.
• Khoản ứng trước cho người bán.
• Khoản phải thu nội bộ.
• Khoản tạm ứng cho công nhân viên.
• Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ.
• Các khoản phải thu khác.
1.1.2. Nội dung khoản phải thu
• Khoản phải thu từ khách hàng là những khoản cần thu do doanh nghiệp bán chịu hàng hóa, thành phẩm hay do cung cấp dịch vụ cho khách hàng
• Khoản ứng trước cho người bán là khoản tiền doanh nghiệp phải thu từ người bán, người cung cấp do doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán để mua hàng hóa, thành phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được giao.
• Khoản phải thu nội bộ là các khoản thu phát sinh giữa đơn vị, doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập với các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng hay giữa các đơn vị trực thuộc với nhau.
• Khoản tạm ứng cho công, nhân viên là những khoản tiền hay vật tư do doanh nghiệp được giao cho các cán bộ công nhân viên để thực hiện một nhiệm vụ được giao hay giải quyết một số công việc như mua hàng hóa, trả phí công tác….
• Khoản thế chấp, ký cược, ký quĩ khác….

1.2. Lý thuyết về quản trị khoản phải thu
1.2.1 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
 Nội dung chính sách tín dụng

Bán chịu hàng hóa là một hình thức DN cấp tín dụng cho khách hàng của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu. Chính sách tín dụng của DN được thực hiện thông qua việc kiểm soát các biến số sau:
• Tiêu chuẩn tín dụng (tiêu chuẩn bán chịu):
Nguyên tắc chỉ đạo là phải xác định được tiêu chuẩn tín dụng, tức là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của các khách hàng mua chịu. Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hóa để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.
Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận được tạo ra do gia tăng doanh thu. Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu? Chúng ta xem xét một số mô hình ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu.
MH1 - Mô hình nới lỏng(Thắt chặt) chính sách bán chịu


• Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn.
• Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là việc quy định độ dài thời gian của các khoản tín dụng đồng thời chỉ rõ hình thức khoản tín dụng.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa có quy định thời hạn tín dụng là 3/10 net 60 điều này có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 3% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, hay khách hàng sẽ phải thanh toán 100% tiền hàng trong vòng 60 ngày
Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn.
Chính sách tín dụng không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu


++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ , Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
 

hoangtam6193

New Member
Re: Tiểu luận Quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam

Chào bạn, bạn cho mình xin tài liệu này nhé, Thank bạn nhiều!
 

daigai

Well-Known Member
Re: Tiểu luận Quản trị khoản phải thu tại tổng công ty chè Việt Nam

Trích dẫn từ hoangtam6193:
Chào bạn, bạn cho mình xin tài liệu này nhé, Thank bạn nhiều!


các bạn download tại link sau:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hoạt động quản trị danh mục đầu tư và trạng thái thanh khoản của 1 NHTM Việt Nam trong giai đoạn gần đây Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu, quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp: bằng chứng thự Luận văn Kinh tế 0
N Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - thực trạ Luận văn Kinh tế 0
C Quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi Luận văn Kinh tế 0
H Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu. ThS. Kinh doanh và quản lý Luận văn Kinh tế 0
P Quản trị rủi ro thanh khoản tại công ty tài chính cổ phần HANDICO Luận văn Kinh tế 0
H Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần liên việt Luận văn Kinh tế 2
O Quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng thương mại. Nghiên cứu một số giải pháp nâng c Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top