gol_lele

New Member
Download Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại công ty dệt may Hòa Thọ miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN PHẢI THU
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA QT TÀI CHÍNH. 1
1. Khái Niệm Của Quản Trị Tài Chính 1
2. Vai Trò Của Nhà Quản Trị Tài Chính 1
3. Mục Tiêu Của Quản Trị Tài chính 1
4. Chức Năng Của Quản Trị Tài Chính. 1
5. Những Vấn Đề Cơ Bản Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển. 3
II. QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU. 5
1.Khái Niệm Và Sự Tồn Tại Của Khoản Phải Thu. 5
2. Mục Đích Của Khoản Phải Thu. 5
3.Các Biến Số Của Một Chính Sách Tài Chính 6
4. Các Yếu Tố Anh Hưởng Đến Khoản Phải Thu. 8
5. Theo Dõi Khoản Phải Thu. 9
6. Phân Tích Các Thông Số Tài Chính 10
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ.
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ. 12
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 12
1. Giới Thiệu Về Công Ty 12
2. Lịch Sử Hình Thành và Phát Triển. 12
II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY. 13
1. Chức Năng Của Công Ty 13
2. Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Công Ty 13
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN. 14
1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý 14
2. Nhiệm Vụ và Quyền Hạn của các Phòng Ban 15
IV. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH . 16
1. Môi Trường Vĩ Mô. 16
2. Môi Trường Vi Mô. 18
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY. 20
1. Nguồn Nhân Lực Của Công Ty 20
2. Cơ Sở Vật Chất Của Công Ty. 22
3. Tình Hình Hoạt Động Sản Xuất. 24
4. Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty. 27
5. Phân Tích Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh 30
6. Phân Tích Khối và Phân Tích Chỉ Số 32
B. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY. 33
I. HOẠT ĐỘNG BÁN TÍN DỤNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY. 33
1. Đối Tượng Khách Hàng Bán Tín Dụng 33
2. Chính Sách Tín Dụng của Công ty. 33
II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU CỦA CÔNG TY. 36
1. Ưu Điểm 36
2. Nhược Điểm 37
3. Nhận Xét Chung 37
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY DỆT MAY HOÀ THỌ.
I. CÁC CĂN CỨ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU. 38
1. Căn Cứ Vào Các Mục Tiêu Kinh Doanh Của Công Ty. 38
2. Căn Cứ Vào Đối Thủ Cạnh Tranh 38
3. Căn Cứ Vào Khách Hàng 39
II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CƠ HỘI VỐN CỦA CÔNG TY. 39
1. Xác Định Tỷ Trọng Vốn 39
2. Xác Định Doanh Thu Tăng Thêm 40
3. Xác Định và Tập Hợp Chi Phí Biến Đổi 40
III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU . 41
1. Xác Định Mục Tiêu Quản Trị Khoản Phải Thu 41
2. Phân Nhóm Khách Hàng 41
3. Đặc Điểm Tín Dụng Của Khách Hàng. 41
4. Thông TinPhản Ứng của Khách Hàng về Chính Sách Tín dụng Mới 43
5. Xây Dựng Chính Sách Tín Dụng. 44
6. dùng Chiết Khấu Như Là Một Công Cụ Để Đòi Nợ 52
7. Tài Trợ Vốn Bằng Thế Chấp và uỷ Nhiệm Khoản Phải Thu 52
8. Kiểm Tra, Giám Sát và Đánh Giá Quá Trình Thự Hiện. 54
Lời Kết 55

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHOẢN PHẢI THU.

I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH.
1. Khái Niệm Của Quản Trị Tài Chính:
Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.
Các nguồn vốn được sử dụng vào các hoạt động của công ty và hình thành cấu trúc tài sản của nó bao gồm:
 Tài sản cố định.
 Tồn kho: tạo ra những điều kiện để sản xuất liên tục hay bán hàng thuận lợi hơn
Các khoản phải thu là những khoản nợ từ phía khách hàng, những người mua hàng của công ty nhưng chưa trả tiền.
 Tiền mặt và chứng khoán khả nhượng. Được sử dụng trong các mục đích giao dịch và thanh toán.
2. Vai Trò Của Nhà Quản Trị Tài Chính:
Nhà quản trị tài chính có thể tác động rất mạnh đến sự thành công của doanh nghiệp. Sự tác động này nó thể hiện bằng khả năng đáp ứng với những thay đổi, lập kế hoạch để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, kiểm soát quá trình sử dụng vốn, làm tăng vốn....
Các nhà quản trị tài chính sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế thông qua việc sử dụng nguồn lực tiền vốn của nền kinh tế đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khai thác và sử dụng hiệu quả, các nhà quản trị tài chính làm tăng của cải của doanh nghiệp và đóng góp vào sức sống và sự tăng trưởng của nền kinh tế.
3. Mục Tiêu Của Quản Trị Tài chính:
Quản trị có hiệu quả các luông vốn trong doanh nghiệp đã bao hàm việc phục vụ một mục tiêu và mục đích của nó. Bởi vì, việc ra quyết định hay không đối với một quyết định tài chính nào đó cuối cùng phải dựa trên những tiêu chuẩn nhất định của công ty. Tất nhiên, mỗi doanh nghiệp có thể có rất nhiều mục tiêu, song với mục tiêu nghiên cứu của đề tài chúng ta sẽ xoáy quanh mục tiêu làm tăng trưởng tài sản cho chủ doanh nghiệp.
Tóm lại, mục tiêu của doanh nghiệp trên, quan điểm tài chính là làm tăng giá trị cho chủ doanh nghiệp. Mục tiêu này được thể hiện bằng cách cực đại hoá giá trị của chủ doanh nghiệp, giá trị này thể hiện trên cơ sở giá trị thị trường với những đánh giá khắc nghiệt về khả năng sinh lợi và thị trường rủi ro của doanh nghiệp.
4. Chức Năng Của Quản Trị Tài Chính.
4.1. Những nhiệm vụ cơ bản:
Muốn khai thác và phân phối vốn có hiệu quả người quản trị tài chính phải lập kế hoạch một cách cẩn thận cho các hoạt động dự kiến tương lai và sau đó đánh giá hiệu quả của dòng ngân quỹ này trong điền kiện tài chính của công ty. Trên cơ sở những dự kiến tương lai họ cũng lập kế hoạch về khả năng thanh toán cho các hoá đơn và các khoản nợ khi đến hạn. Yêu cầu về khả năng thanh toán có thể đòi hỏi phải khai thác vốn tăng thêm.
Phân tích tài chính, hoạch định và kiểm soát là những quá trình nghiên cứu và cũng là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính.
4.2. Chức năng huy động vốn:
Mỗi nguồn vốn có những đặc tính khác nhau như: chi phí, thời gian và trách nhiệm đặt lên mỗi tài sản và các yêu cầu khác từ các nguồn cung cấp vốn, trên cơ sở các đặc tính này nhà quản trị tài chính phải cân nhắc, lựa chọn các nguồn tài trợ hợp lý với tình hình tài chính của công ty.
Các quyết định tài trợ sẽ tạo ra một cấu trúc vốn với các công tác đòn bẩy liên quan đến rủi ro tài chính. Về mặt sở hữu việc huy động vốn vốn có thể tăng nợ, chi phí nguồn nợ sẽ rẻ hơn nguồn tự có, nhưng Công ty phải luôn đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đấu hạn.
4.3. Chức năng phân phối vốn:
Phân phối là xác định phân chỉ nguồn lực tài chính cho các hoạt động khác nhau của công ty. Phân phối vốn sẽ giải quyết vấn đề đầu tư vào tài sản nào, bao nhiêu. Phân phối phải được tiến hành phù hợp với mục tiêu cơ bản là cực đại hoá giá trị tài sản cho các cổ đông. Trong chức năng này, nhà quản trị tài chính phải tiến hành:
 Xác định mức độ thích hợp các tài sản thanh toán.
 Mức tài sản lưu động tối ưu trên cơ sở cân nhắc giữa khả nămg sinh lợi và sự mềm dẽo liên quan với chi phí duy trì nó. Ngày nay, vai trò của họ vẫn tồn tại song nó đã mở rộng sang cả các tài sản Có dài hạn và các khoản Nợ.
 Đầu tư vốn xem như là việc phân bổ vốn vào các tài sản cố định. Ngân sách đầu tư bao gồm sự phân phối vốn vào các dự án đầu tư mà hy vọng nó có khả năng sinh lợi tốt trong tương lai
Vốn cần được phân phối phù hợp với các tiêu chuẩn nhất định. Thu nhập cần thiết của một dự án đầu tư phải phù hợp với mục tiêu cực đại hoá giá trị cho doanh nghiệp.
Chức năng phân phối vốn ngày nay cũng phải quan tâm với các hoạt động như hợp nhất và phát triển. Do đó, trong hoạch định ngân sách cần đưa vào các yêu cầu về sự tăng trưởng cả ở trong và ngoài nước.
Chúng ta có thể nghiên cứu trong chức năng phân phối vốn những quyết định về phá sản, tái tổ chức công ty, mà trong đó bao gồm các quyết định để thanh toán công ty hay hồi phục nó, thường là sự thay đổi cấu trúc vốn.
4.4. Các yếu tố nâng cao vai trò quản trị tài chính trong doanh nghiệp:
Vai trò của quản trị tài chính không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo vốn cho hoạt động của công ty mà còn mở rộng bao quát cho toàn bộ hoạt động của công ty. Sự thay đổi này là do:
 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng tăng, để đứng vững trên thị trường, thì doanh nghiệp phải phối hợp các chức năng với nhau một cách hợp lý để giành vị thế có lợi. Như vậy, sự ổn định về mặt tài chính là một trong những yếu tố giành vị thế cạnh tranh.
 Do lam phát: lạm phát tài chính là chỉ số giá cả tăng, sản xuất tăng. Vì vậy, kinh doanh gặp khó khăn, mặc dù khi lạm phát tăng các nhà cho vay hạn chế cho vay nợ dài hạn, doanh nghiệp luôn đối phó với Nợ và rủi ro tăng lên.
 Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ liên tục biến đổi, nhu cầu về vốn lại càng tăng, hao mòn tài sản ngày càng ngắn, thời hạn thu hồi vốn ngắn...
Như vậy, cần quản lý vốn có hiệu quả nhà quản trị tài chính phải quyết định lựa chọn các dự án có tính sinh lợi cao đồng thời có mức rủi ro thấp.
5. Những Vấn Đề Cơ Bản Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển.
5.1. Khái Niệm, Đặc Điểm Của Vốn Luân Chuyển.
a. Khái niệm của vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển gộp là giá trị của tài sản lưu động tài trợ bằng nguồn vốn, bao gồm:
• Tiền mặt.
• Khoản phải thu.
• Tồn kho.
Các tài sản này có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt trong một chu kỳ kinh doanh.
Vốn luân chuyển này là giá trị ròng của giá trị còn lại của tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.


b. Đặc điểm của vốn luân chuyển:
Tài sản lưu động thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Đặc điểm trong các ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài nên tồn kho và các khoản phải thu lớn.
Tài sản lưu động có tốc độ quay vòng nhanh.
=> Tóm lại, từ hai đặc điểm trên ta thấy được tầm quan trọng của vốn luân chuyển, nến nhà quản trị quản lý vốn lưu động lỏng lẽo khoản phải thu và tồn kho tăng nhanh, tốc độ quay vòng chậm thì sẽ làm hiệu quả kinh doanh giảm.
5.2. Nội Dung Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển:
Các quyết định cơ bản của công ty trong quản trị vốn luân chuyển tác động đến khả năng thanh toán và cơ cấu thời hạn nợ. Các quyết định này chịu ảnh hưởng các cân nhắc rủi ro và tính sinh lợi, quyết định tính quản trị vốn luân chuyển tác động đến khả năng thanh toán của tài sản, bao gồm :
• Quản trị tiền mặt.
• Quản trị khoản phải thu.
• Quản trị tồn kho.
Các quyết định tác động đến việc lựa chọn cơ cấu tài trợ, cơ cấu thời hạn dựa trên cơ sở cân nhắc giữa chi phí và rủi ro của nó.


a. Quản trị tiền mặt:
Chúng ta đã biết rằng phải có một mức độ tiền mặt hợp lý cho các tài sản thanh toán. Điều này được cân nhắc từ tính sinh lợi và rủi ro. Để đảm bảo cho việc thanh toán tiến hành đúng lúc và có hiệu quả vấn đề đặt ra là:
 Có bao nhiêu tiền mặt có thể có trong Công ty ?
 Nếu có thể đầu tư tiền nhàn rỗi vào các chứng khoán khả nhượng thì sẽ có bao nhiêu chứng khoán có thể có và cách thức đầu tư sẽ như thế nào ?
Quản trị tiền mặt trong công ty có các hoạt động chính là:
 Giao dịch: là hoạt động cần thiết làm cho ngân quỹ đối diện được với các khoản phải thu phát sinh trong các hoạt động kinh doanh hằng ngày.
 Cất trữ: là giữ tiền để duy trì một khoản dư như là một lớp đệm để đối phó với những sự ngẫu nhiên không dự kiến trước được.
 Đầu cơ: là gởi tiền với hy vọng kiếm lợi từ sự biến đổi giá của chứng khoán.
Các quyết định trong lĩnh vực quản trị tiền mặt có mục đích là cực đại hoá tiền quỹ khả dụng và khả năng sinh lợi của tiền nhàn rỗi được đầu tư vào các khoản chứng khoán để bán được một cách thích hợp. Nội dung cơ bản nghiên cứu trong lĩnh vực này là biện pháp thu tiền nhanh với mục đích giảm bớt số vốn trôi nổi trong qúa trình thu nợ, chuyển hoá tiền quỹ khả dụng. Biện pháp kiểm soát chi tiêu với mục tiêu tăng vốn trôi nổi trong các nghiệp vụ thanh toán, tập trung các khoản thanh toán.

++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ , Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!
 

hoangtam6193

New Member
Re: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại công ty dệt may Hòa Thọ

Bạn ơi, bạn cho mình xin tài liệu này gấp nhé, Thank bạn nhiều!
 

daigai

Well-Known Member
Re: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại công ty dệt may Hòa Thọ

Trích dẫn từ hoangtam6193:
Bạn ơi, bạn cho mình xin tài liệu này gấp nhé, Thank bạn nhiều!


bạn download tại link sau:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top