daigai

Well-Known Member
Văn tự sự

I. Đặc điểm
1. Tự sự là cách trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối
cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
1 Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
1 Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
1 Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
1 Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hay người kể vắng mặt.

II. Yêu cầu của bài văn tự sự ở lớp 6
1. Với bài tự sự kể chuyện đời thường
1 Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
1 Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
1 Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
2. Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng
1 Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
1 Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

III. Cách làm bài văn tự sự ở lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dướic
đây là một vài gợi dẫn.
1. Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện vừa được học bằng lời văn của em
1 Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
1 Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
1 Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
2. Với dạng bài: Kể về người
1 Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà
người đó đX làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc,
tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3. Với bài: Kể về sự việc đời thường
1 Biết hình dung trình tự sự việc cho xác thực, phù hợp với thực tế.
1 Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
1 Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
4. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng
*Các dạng tự sự tưởng tượng ở lớp 6:
1 Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
1 Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
1 Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ....
*Cách làm:
1 Xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay con người)
1 Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
1 Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?

Bài văn mẫu:



Nhanh quá các cháu ạ! Chỉ một thoáng thôi mà đX 4000 năm rồi. Ngày ấy, nhà ta ở vùng núi
cao quanh năm có hoa thơm, suối chảy róc rách, cha mẹ sinh ra ta và đặt tên là Âu Cơ. Khi ta vừa
mười sáu tuổi đẹp như trăng rằm, ta rất thích cùng các bạn rong ruổi trên những vùng núi cao tìm
hoa thơm, cỏ lạ.
Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm
những bông hoa đẹp ta đX lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, e sợ thì ta bắt gặp một chàng
trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.
Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước,
thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu
tinh, dạy dân cách trồng trọt.
Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đX nên vợ nên
chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi,
lúc trên rừng lúc xuống biển.
Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra
đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi
sáng đẹp trời ta trở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại
sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn
nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.
Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mXi
như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta
lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong
đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình
với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:
1 Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?
Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta
dắt nhau ra bờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ
càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:
1 Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong
đợi chàng?
Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:
1 Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước,
tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi
con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.
Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối:
1 Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa
chàng.
Lạc Long Quân lại nói:
1 Chúng ta đX từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng
cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp
đỡ là được rồi.
Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay,
nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật
rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.
Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu,
đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập
nên các dân tộc: Tày, Nùng, H'Mông, Thái, Mèo, Dao,... với những phong tục tập quán riêng, vô
cùng phong phú.
Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không
quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp
khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.
Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng,
bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Vai trò của công tác xã hội trong việc chăm sóc rối loạn lo âu cho sinh viên trường Đại học Thăng Lo Văn hóa, Xã hội 2
I Vai trò của nghị viện Châu Âu trong tiến trình dân chủ hóa ở Liên minh châu Âu : Luật văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
M BT cá nhân: Bình luận vai trò của Liên minh Châu Âu đối với thế giới và khu vực trong lĩnh vực kinh Tài liệu chưa phân loại 0
H Asem và vai trò của tiến trình Asem trong việc thúc đẩy mối quan hệ Á-Âu Tài liệu chưa phân loại 0
D Vai trò của liên minh châu Âu đối với thế giới và khu vực trong lĩnh vực kinh tế Tài liệu chưa phân loại 2
P Vai trò của các nước lớn trong việc phân chia quyền lợi ở khu vực Châu Âu và Châu Á khi kết thúc chi Lịch sử 2
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top