daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn

Tác giả Nguyễn Thị Thùy Nhung


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC HÌNH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
TÓM TẮT viii
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3
4.1.1. Các thông tin cần thu thập 3
4.1.2. Thiết kế nghiên cứu 4
4.1.3. Nguồn thông tin 4
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu 5
PHẦN 2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
1.1. Cơ sở lý luận 7
1.1.1. Lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên 7
1.1.1.1. Khái niệm sự gắn kết 7
1.1.1.2. Các học thuyết liên quan đến sự gắn kết tổ chức 8
1.1.1.3. Các thành phần của sự gắn kết với tổ chức 11
1.1.1.4. Đo lường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức 13
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên 13
1.1.3. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên 15
1.1.4. Mô hình nghiên cứu 18
1.2. Cơ sở thực tiễn 22
Chương 2. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TT HUẾ 25
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng - giao thông TT Huế[38] 25
2.1.1. Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng - giao thông TT Huế 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 28
2.1.3. Đặc điểm về nhân lực qua các năm của công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế 30
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 33
2.2. Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế 34
2.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 34
2.2.1.1 Giới tính 34
2.2.1.2. Độ tuổi 35
2.2.1.3. Bộ phận làm việc 36
2.2.1.4. Trình độ học vấn 37
2.2.1.5. Thâm niên 38
2.2.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế 39
2.2.2.1. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha 39
2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 41
2.2.2.2.1. Kiểm định KMO 41
2.2.2.2.2. Ma trận xoay các nhân tố 42
2.2.2.2.3. Kết quả thang đo nhân tố gắn kết của nhân viên. 44
2.2.2.2.4. Đặt tên và giải thích nhân tố 45
2.2.2.2.5. Kiểm định phân phối chuẩn 46
2.2.2.3 Kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy 46
2.3. Kiểm định sự khác biệt về mức độ gắn kết của người lao động đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân 55
2.3.2. Theo bộ phận làm việc 56
2.3.4. Theo trình độ 57
2.3.5. Theo thâm niên 57
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - GIAO THÔNG TT HUẾ 59
3.1. Định hướng 59
3.2. Giải pháp 60
3.2.1. Giải pháp về yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến 60
3.2.2. Giải pháp về yếu tố tiền lương 60
3.2.3. Giải pháp về yếu tố bản chất công việc 61
3.2.4. Giải pháp về yếu tố phúc lợi 62
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
3.1. Kết luận 64
3.2. Kiến nghị 64
3.3. Giới hạn của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo: 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHỤ LỤC


TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về khía cạnh thành phần thỏa mãn công việc của Smith et al (1969) và về khía cạnh các thành phần gắn kết của nhân viên với tổ chức của Meyer & Allen (1991). Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm tra độ tin cậy Cronbach’ alpha để xây dựng và kiểm định thang đo được thực hiện với mẫu khảo sát 197 nhân viên làm việc tại các đơn vị tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo thành phần công việc có 7 thành phần với 24 biến quan sát, bao gồm: Bản chất công việc, lãnh đạo, đào tạo và thăng tiến, phúc lợi, đồng nghiệp, điều kiện làm việc và cuối cùng là lương thưởng. Thang đo sự gắn kết với tổ chức có 1 thành phần 4 biến quan sát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự gắn kết của nhân viên bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố của thành phần công việc, trong đó thành phần cơ hội đào tạo và thăng tiến là ảnh hưởng nhiều nhất. Điều đó cho thấy rằng thực tế hiện nay nhân viên rất chú trọng đến vấn đề được đào tạo, trau dồi và thăng tiến nghề nghiệp.
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các đơn vị hiểu rõ hơn về nhân viên đồng thời đưa ra giải pháp để nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp.

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp đều hoạt động vì mục tiêu là lợi nhuận. Điều họ quan tâm là làm sao để những chi phí mình bỏ ra có thể mang lại hiệu quả lớn nhất. Người lao động là tài nguyên của tổ chức đồng thời là một yếu tố rất lớn cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong hệ thống nguồn lực cấu thành hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nguồn lực chủ yếu và đặc biệt. Chính kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ của người lao động là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng các yếu tố khác của doanh nghiệp. Cũng chính nguồn nhân lực là nhân tố quyết định trước nhất tới tiến độ, chất lượng và hiệu quả của mọi quá trình kinh doanh và mọi quá trình quản trị doanh nghiệp. Trong khi năng lực sản xuất của phần lớn các nguồn lực sản xuất bị giới hạn thì năng lực sản xuất của nguồn nhân lực có khả năng khai thác và phát huy tới vô hạn nếu được sử dụng hợp lý và được tạo động lực. Bởi lẽ, ngoài yếu tố thể chất và trí tuệ, bên trong con người còn có yếu tố tinh thần và tâm lý. Trí tuệ, tinh thần, tâm lý tạo nên năng lực tiềm tàng vô tận của con người. Để quản lý có hiệu quả nguồn lực nhà quản lý cần hiểu và hiểu rõ về con người, coi con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển, đồng thời tạo điều kiện để phát huy hết khả năng tiềm ẩn ở trong mỗi con người. Có như thế sẽ không bị lãng phí nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy hoàn thiện cá nhân và phát triển tổ chức.
Một nghiên cứu trên phạm vi quốc gia được thực hiện bởi Dale Carnegie Training đã chỉ ra con số nhân viên hoàn toàn gắn kết chiếm 29%, còn lại có đến 26% hoàn toàn không gắn kết – điều này đồng nghĩa với gần ¾ nhân viên đang làm việc không hoàn toàn gắn kết[1]. Cùng với những áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay vấn đề giữ chân nhân tài đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Doanh nghiệp có thể giữ chân nhân viên và tạo ra sự gắn kết của nhân viên bằng các chính sách quản lý thích hợp, chính sách đó có thể là nâng cao sự thỏa mãn công việc và gắn kết của nhân viên. Sự thỏa mãn công việc cũng như sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức giữ vai trò rất quan trọng và quyết định đối với sự thành công trong việc phát triển của tổ chức trong môi trường cạnh tranh. Khi nhân viên thỏa mãn với công việc sẽ có động lực làm việc cao hơn, sẽ gắn bó và trung thành hơn với tổ chức. Đây cũng chính là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được từ nhân viên của mình và công ty cổ phần xây dựng - giao thông TT Huế cũng không ngoại lệ .
Công ty cổ phần xây dựng - giao thông TT Huế là một công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực liên quan đến xây dựng và giao thông. Do đặc thù về kinh doanh nên điều kiện làm việc của nhân viên trong công ty có phần vất vả và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các công ty ở các ngành kinh doanh khác. Đặc biệt, công ty vẫn còn mang nặng tính bao cấp trong cách thức quản lý và công tác đào tạo. Chính những hạn chế này nên trong những năm gần đây tại công ty có sự biến động về mặt nhân sự trong đó một số nhân viên có năng lực đã chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp khác cùng ngành đồng thời người lao động đều có tư tưởng tìm kiếm những nơi làm việc khác với những điều kiện tốt hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên là rất quan trọng đối với công ty. Điều này không chỉ khuyến khích, động viên nhân viên làm việc mà còn tạo ra sự gắn bó và trung thành với công ty.
Từ những lý do trên, tác giả thấy được tính thực tế và việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài:“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng - giao thông Thừa Thiên Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng - giao thông TT Huế. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ gắn kết của nhân viên đối với công ty.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng nguồn nhân lực của công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Kiểm tra xem có sự khác biệt về sự gắn kết của nhân viên theo một số đặc tính cá nhân (giới tính, bộ phận làm việc, tuổi tác, trình độ học vấn, thâm niên)
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những nhân viên đang làm việc cho công ty bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng đến sư gắn kết trong công việc của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn TP.Huế
Phạm vi thời gian:
 Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012.
 Đối với dữ liệu sơ cấp: Thu thập từ phiếu phỏng vấn nhân viên từ ngày 4/03/2013 đến ngày 30/03/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1. Các thông tin cần thu thập
- Số lượng nhân viên hiện tại làm việc cho công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Nhân viên đánh giá như thế nào về chính sách quản lý của công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế.
- Những ý kiến của nhân viên về một số yếu tố để giúp công ty nâng cao sự gắn kết của nhân viên đối với công ty.
4.1.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thông qua 2 bước:
Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vấn sâu theo nội dung được chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Đối tượng phỏng vấn là 5 nhân viên bất kỳ đang làm việc tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là nhằm phát hiện ra những thành phần công việc mà họ đánh giá là quan trọng để hoàn thiện mô hình nghiên cứu và là cơ sở cho thiết kế bảng hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Bảng hỏi sau khi được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện được đưa vào nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu định lượng:
Điều tra bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin, phân tích dữ liệu khảo sát cũng như kiểm định thang đo, các giả thuyết và mô hình nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS.
4.1.3. Nguồn thông tin
Dữ liệu thứ cấp
 Nguồn nội bộ: Danh sách nhân viên hiện đang làm việc cho công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế tại phòng tổ chức, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tại phòng kế toán của công ty.
 Nguồn bên ngoài:
- Các khóa luận nghiên cứu và các bài báo về các nhân tố của sự thỏa mãn trong công việc và các nhân tố của sự gắn kết trong công việc.
- Khóa luận “Ảnh hưởng của mức độ thỏa mãn trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các đơn vị vận tải đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Đặng Thị Ngọc Hà.
- Bài giảng phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh của ThS. Hoàng Thị Diệu Thúy, Giảng viên Hồ Sỹ Minh.
- Khái niệm và các lí thuyết về sự thỏa mãn trong công việc, sự gắn kết với công việc ( )
Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp nhân viên của công ty bằng bảng câu hỏi.
 Cách chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu được thực hiện là: chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng có tỷ lệ.
Từ danh sách nhân viên từ phòng tổng hợp của công ty, tác giả tiến hành phân chia tổng thể nhân viên thành các nhóm theo tiêu thức địa lý đó là nơi làm việc của nhân viên bao gồm văn phòng và các xí nghiệp. Trong các đơn vị làm việc sẽ tiến hành chọn mẫu sao cho tỷ lệ các đơn vị trong mẫu giống với tỷ lệ các đơn vị trong tổng thể. Sau khi đã chọn ra được cỡ mẫu phỏng vấn trong mỗi nhóm dùng máy tính để chọn ra những nhân viên cần điều tra trong từng cỡ mẫu.
Dùng công thức:
Với z = 1.96, e = 5%.
Sau khi tiến hành điều tra thử 30 mẫu, tính được = 0.271, thay vào công thức ta có:

Với tổng thể điều tra: N = 376. Sau khi hiệu chỉnh thu được cỡ mẫu là 197 nhân viên.
 Cách điều tra: phỏng vấn trực tiếp nhân viên công ty qua bảng hỏi điều tra.
4.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập xong các bảng hỏi, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa dữ liệu rồi nhập dữ liệu vào máy và làm sạch dữ liệu.
Dữ liệu được nhập và chuyển sang các phần mềm tương ứng để xử lý và phân tích.
Trước hết, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả với một số đặc tính nhân viên. Sau đó, đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả phân tích nhân tố tìm hiểu các nhóm biến có quan hệ qua lại được xem xét dưới dạng một số nhân tố cơ bản. Tác giả kiểm tra hệ số KMO để xem xét phân tích nhân tố có phù hợp không đồng thời lấy những biến quan sát có hệ số tải nhân tố tương ứng lớn hơn 0,5. Tiếp đến, phân tích tương quan hệ số Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng và tiến hành phân tích hồi quy nhằm đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội và kiểm định độ phù hợp của mô hình. Sau khi đã xây dựng được mô hình phù hợp, tiến hành phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn kết của nhân viên.
Dựa vào các kết quả thu được tác giả tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty cổ phần xây dựng – giao thông TT Huế, từ đó đưa ra những định hướng giúp doanh nghiệp hoàn thiện hơn chính sản quản lý của mình.



Link tải cho ae ketnooi:


Nhớ thank nhé :club:
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe grab bike của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng trực tuyến của người tiêu dùng tại TP HCM Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top