daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí tiểu luận :write:





Đề Tài : ĐO TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ
Nhóm thực hiện : Đồng Sỹ Cường
Nguyễn Đức Hiếu

Lớp :Điện Tử 2K-48

MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung
I.1.nhiệm vụ và yêu cầu kĩ thuật
I.2.ứng dụng và khả năng phát triển
II. Giới thiệu các linh kiện trong mạch
II.1. Giới thiệu về vi điều khiển AT89C51
II.1.1. Tổng quan về vi điều khiển
II.1.2. Kiến trúc phần cứng AT89C51
II.1.3. Hoạt động của Timer
II.1.4. Hệ thống ngắt
II.2. Giới thiệu các linh kiện sử dụng trong mạch
II.2.1.Nguồn
II.2.2. IC giải mã7447
II.2.3. Đèn LED
II.2.4. Động cơ
II.2.5. Cảm biến
III.Nguyên lý hoạt động và thiết kế mạch điện
III.2.1.Cảm biến
III.2.2 Sơ đồ khối bộ đếm
III.2.3 Sơ đồ khối hiển thị
IV.Sơ đồ nguyên lý mạch điện
V.Lưu đồ thuật toán và mã nguồn chương trình


I. Giới thiệu chung
I.1.Nhiệm vụ và yêu cầu kĩ thuật

Thiết kế một mạch điện cho phép ta đo tốc độ động cơ dựa trên các ứng
dụng của vi điều khiển. Phần mềm được lập trình và nạp vào vi điều khiển .
Phần cứng bao gồm mạch điện và động cơ .Cấu trúc và chức năng từng phần sẽ
được đề cập chi tiết trong mục thiết kế.
Mạch điện có yêu cầu:
Sử dụng chip vi điều khiển AT89S52.
Động cơ một chiều có tốc độ tối đa 65535 vòng/phút và tốc độ tối thiểu là
0 vòng/phút. Mạch thực hiện đếm tốc độ động cơ trong vòng 1 phút và hiển thị
ra đèn LED .Khi động cơ quay được 1 vòng sẽ có một xung gửi tới chân P3.5
vi điều khiển và vi điều khiển bắt đầu đếm.
I.3: Ứng dụng và khả năng phát triển :
-Mạch đo tốc độ động cơ được sử dụng để xác định tốc độ động cơ một chiều
.Sau khi đo được tốc độ có thể biết được động cơ chạy có đúng với thiết kế hay
không, do đó có thể kiểm tra xem động cơ có bị hỏng hóc không. Ngoài ra
trong một số trường hợp biết tốc độ động cơ để điều chỉnh cho phù hợp. Từ
những ứng dụng trên nên máy đo tốc độ động cơ sẽ ngày càng phát triển, hiện
đại hơn kết hợp với nhiều chức năng mới và ngày càng có mặt nhiều trong cuộc
sống.
II. Giới thiệu các linh kiện trong mạch
II.1. Giới thiệu về vi điều khiển AT89C51
II.1.1. Tổng quan về vi điều khiển
Bộ vi điều khiển MC (MicroController) là một chip có thể lập trình
được để điều khiển hoạt động của hệ thống. Nhờ chương trình điểu khiển, bộ vi
điều khiển sẽ thực hiện đọc các tín hiệu từ bên ngoài vào, lưu trữ rồi xử lý, sau
đó dựa vào kết quả của quá trình xử lý để đưa ra các thông báo, tiến hành các

bật tắt các thiết bị bên ngoài. Vi điều khiển được ứng dụng trong rất nhiều sản
phẩm công nghiệp và tiêu dùng.
Vi điều khiển được xây dựng từ vi xử lý. Năm 1971, tập đoàn Intel đã
giới thiệu bộ vi xử lý thành công đầu tiên 80x80. Sau đó một thời gian ngắn,
các hãng Motorola, RCA, MOS Technology và Zilog đã lần lượt giới thiệu các
chip vi xử lý tương ứng là 6800, 1801, 6502, và Z80. Bản thân các mạch tích
hợp (IC:integrated Circuit) này không thể tự làm gì khi đứng riêng rẽ, nhưng
khi nằm trong bo mạch chủ của hệ thống, nó trở thành bộ phận trung tâm của
những sẳn phẩm có ích.
Xuất phát từ những yêu cầo về điều khiển và giám sát hệ thống, một IC
tương tự với bộ vi xử lý được ra đời là vi điều khiển. Năm 1976, Intel giới
thiệu chip vi điều khiển đầu tiên trong họ vi điều khiển MCS-48 là 8748. Mạch
tích hợp này chứa hơn 17000 Transistor gồm một CPU, 1Kbyte EPROM, 64
byte RAM, 27 chân I/O và một bộ định thời 8 bit. IC này và các chip xuất hiện
về sau trong họ 48 nhanh chóng chuẩn công nghiệp trong các ứng dụng về điều
khiển. Các ứng dụng phổ biến là trong máy giặt, hệ thống đèn giao thông và
dần dần xuất hiện trong xe hơi, thiết bị công nghiệp, sản phẩm tiêu dùng và
thiết bị ngoại vi của máy tính. Về sau sức mạnh cũng như sự phức tạp của MC
đã nâng lên mức cao hơn. Năm 1980, Intel đã giới thiệu chip vi điều khiển đầu
tiên trong họ MCS-61 là 8051. So với 8048, 8051 chưa hơn 60000 Transistor
bao gồm một CPU, 4 Kbyte ROM, 128 byte RAM, 32 chân I/O, một cổng nối
tiếp, 2 bộ định thời 16 bit.
Sơ đồ khối của một bộ vi điều khiển:
Thiết bị Thiết bị


Link download cho các bạn:
 
Top