Hrypanleah

New Member


CEO Viber Marco Talmon thừa nhận tình trạng tin nhắn rác nhưng vẫn chưa có giải pháp xử lí triệt để.

Chính CEO Marco Talmon của Viber thừa nhận “ngoài việc gây khó chịu cho người sử dụng, tin nhắn rác còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hình ảnh của Viber” đã cho thấy vấn nạn này trên Viber đã thật sự nghiêm trọng. Tâm điểm lúc này dư luận đang hướng vào là Viber sẽ xử lý vấn nạn như thế nào?


Những biệt danh mà Viber lúc này đang phải hứng chịu hẳn nhiên là chẳng có gì hay ho: “Vua OTT rác”, “màu tím rác”…Dư luận cũng đang bức xúc đặt câu hỏi: Vì sao Zalo, LINE hay cả WhatsApp.v.v…không bị sa vào tình trạng tin nhắn rác như Viber, phải chăng Viber đang thiếu trách nhiệm xử lí vấn đề này?


Một trang thông tin đã dẫn lại lời của thay mặt Viber tại Việt Nam – bà Nguyễn Đặng Quỳnh Anh: “Viber đã triển khai các biện pháp nâng cấp hệ thống nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công, thêm chức năng chặn số, các bộ lọc tin nhắn quảng cáo thông minh liên tục được cập nhật cho phép tự động phát hiện, hạn chế tin nhắn rác”. “Thay vì bỏ nhiều tiền cho các hoạt động truyền thông, Viber sẽ dùng một phần ngân sách này để chống tin nhắn rác triệt để”.


Từ CEO toàn cầu cho đến người thay mặt tại Việt Nam phải lên tiếng, từ sử dụng các giải pháp kỹ thuật công nghệ cho đến ngân sách về truyền thông, cho thấy Viber đang phải sử dụng tất cả những công cụ và phương tiện có thể, để giải quyết vấn nạn tin nhắn rác. Nhưng qua những động thái trên Viber cũng không giấu nổi sự bối rối, bị động trong ứng phó. Trên thực tế, tình trạng tin nhắn rác không chỉ “gây khó chịu cho người sử dụng” Viber, mà còn đẩy ứng dụng OTT này đến lúc sẽ phải đối mặt với các cơ quan chức năng. Chưa hết, nhiều người dùng chính vì tình trạng “bãi rác” trên Viber mà phải rời bỏ ứng dụng này, khiến cho vị trí xếp hạng của Viber trên các kho App Store, Google Play thay đổi thất thường, cho dù từ thời điểm bước sang năm 2014 tới nay Viber đã liên tục bung kinh phí để chạy bài PR trên báo, seeding trên Facebook, đăng banner trên các website.v.v…


Nếu phải đề cử một “cặp đấu trong mơ” trên thị trường OTT Việt Nam lúc này thì nhiều người sẽ đưa ra 2 cái tên Zalo-Viber. Tuy nhiên, những vấn đề của Viber đã đề cập ở trên, chính là một bất lợi lớn đối với OTT ngoại này. “Tiền mất” (chi nhiều cho truyền thông thời gian qua) nhưng lại “tật mang” (xấu mặt vì tin nhắn rác). Và nếu cứ kéo dài tình trạng tin nhắn rác nghiêm trọng như hiện nay, Viber có nguy cơ sẽ bị người dùng Việt Nam dần tẩy chay. Trong khi đó, sau khi công bố cán mức 15 triệu người dùng vào cuối tháng 8.2014, Zalo đang từng bước tính đến chuyện kiếm tiền, như thử nghiệm đưa game di động Rocket Dog lên hệ thống, thử nghiệm một số mô hình quảng cáo với các nhãn hàng sau khi đã hợp tác truyền thông với McDonalds thời điểm tháng 1.2014 khi gã lớn về thức ăn nhanh này chuẩn bị khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Thậm chí, Zalo có thể còn tiến tới làm thương mại điện tử trên di động.


Có lẽ cũng đã ý thức được tình thế cấp bách của mình mà Viber đã đánh tiếng rằng “đang làm việc với công ty luật để thu thập thông tin nhằm đưa ra tòa các đơn vị lợi dụng thương hiệu của mình kinh doanh các phần mềm tin nhắn quảng cáo”, và “một số đối tượng “spamer cứng đầu” khác sẽ bị Viber khởi kiện trong thời gian tới nếu vẫn tiếp tục vi phạm”. Cách đưa ra thông điệp cứng rắn và biện pháp mạnh mẽ này thể hiện hai mặt của một vấn đề: Mặt tích cực là khiến người dùng có thể thông cảm và các đối tượng xả tin nhắn rác bị răn đe. Nhưng mặt trái là người dùng phần nào cảm giác tuyệt vọng vì sự bó tay của các giải pháp kỹ thuật của Viber.


Viber đã từng “ngồi mát ăn bát vàng” hưởng lợi từ cuộc đấu sinh tử giữa Zalo-LINE-KakaoTalk trong hai năm 2012-2013. Nhưng giờ đây, họ lại khiến cho Zalo, LINE…được hưởng lợi và “rãnh tay” tập trung nâng cao chất lượng ứng dụng và thúc đẩy thương mại hóa.


Nguồn:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top