Download Tiểu luận Phân tích thực trạng, triển khai và nhận xét ERP tại công ty FPT

Download Tiểu luận Phân tích thực trạng, triển khai và nhận xét ERP tại công ty FPT miễn phí





ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
A. Lời mở đầu:
B. Nội dung:
I, Cơ sở lý luận
1. Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của ERP
a: Khái niệm
b: Lịch sử ra đời và phát triển của ERP
2. Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực (ERP)
Ø Các hệ thống phần mềm hoạt động kinh doanh sơ khai
Ø Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực
Ø Các điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng ERP
Ø Các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công
II, Phân tích thực trạng, triển khai và nhận xét ERP tại công ty FPT
1. Microsoft Dynamics SL (Solomon)
a: Thực trạng
b: Kinh nghiệm triển khai
c: Hiệu quả đạt được
2. ERP Oracle Business Suite
a: Bước đầu triển khai
b: Cách khắc phục
c: Kết quả
 
 
3.Nhận xét
a: Thành công
b: Nguyên nhân thành công
c: Bài học
C. Kết Luận:
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i, trả lại,...Chính vì những lợi ích không thể phủ nhận đó của việc triển khai ERP tại doanh nghiệp.
B. Nội Dung:
I. Cơ sở lý luận:
1. Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của ERP
a) Khái niệm:
ERP là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v.... Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
b) Lịch sử ra đời và phát triển của ERP
Khái niệm ERP đã có từ những năm 60. Hồi đó ERP mới đóng vai trò như một hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Kể từ đó tới nay, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanh nghiệp với các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
(MRP-Material Requiements Planning).
Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra cách xử lý đơn đặt hàng nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như:
- Sản xuất cái gì?
- Để sản xuất những cái đó thì cần những gi?
- Hiện nay đã có trong tay nhữnggì?
- Những gì cần có nữa để sản xuất
Giai đoạn 2: Closed-loop MRP
Ở giai đoạn này không chỉ đơn thuần là hoạch định về nguyên vật liệu, hệ thống còn có một loạt các chức năng nhiệm vụ khác. Hệ thống cung cấp các công cụ nhằm chỉ ra độ ưu tiên và khả năng cung ứng về nguyên vật liệu. đồng thời hỗ trợ việc lập kế hoạch nguyên vật liệu cũng như việc thực hiện kế hoạch đó.
Sau khi thực hiện kế hoạch, hệ thống có khả năng nhận dữ liệu, dự trù và phản hồi ngược trở lại với kế hoạch. Sau đó nếu cần thiết thì các kế hoạch có thể được sửa đổi nếu có điều kiện thay đổi theo hiệu lực của độ ưu tiên.
Giai đoạn 3: Hoạch định nguồn lực sản xuất – Manufacturing Resource Planning (MRPII)
Hoạch định cho sản xuất là kết quả trực tiếp theo và là sự mở rộng của giai đoạn Closed-Loop MRP. Đây là một cách hoạch định tài nguyên của các công ty, nhà máy sản xuất có hiệu quả. Ở giai đoạn này hệ thống đã chỉ ra việc hoạch định tới từng đơn vị,lập kế hoạch về tài chính và có khả năng mô phỏng khả năng cung ứng nhằm trả lời các câu hỏi như : cái gì sẽ… nếu”
Hệ thống có rất nhiều chức năng và được liên kết với nhau chặt chẽ: lập kế hoạch kinh doanh, lập kế hoạch hoạt động và bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tổng thể, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định khả năng cung ứng và hỗ trợ thực hiện khả năng cung ứng nguyên vật liệu.
Kết quả của các chức năng tích hợp trên được thể hiện qua các bài báo cáo tài chính như kế hoạch kinh doanh, các báo cáo về cam kết mua hàng, ngân quỹ, dự báo kho hàng,…
Giai đoạn 4a: Hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - Enterprise Resource Planning (ERP).
Đây là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển ERP. Về cơ bản thì ERP cũng giống như các quy trình kinh doanh ở phạm vi ngày càng rộng lớn hơn, quản lí hiệu quả hơn đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, phòng ban. Hệ thống tài chính được tích hợp chặt chẽ hơn. Các công cụ dây chuyền cung ứng cho phép hỗ trợ các công ty kinh doanh đa quốc gia, ….Mục tiêu của ERP: Giảm chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh thông qua sự tích hợp các quy trình nghiệp vụ.
Với sự phát triển của Internet, ERP tiếp tục phát triển:
Giai đoạn 4b: Inter-Enterprise Co-operation
Mục tiêu: tăng hiệu quả thông qua sự hợp tác dựa tren dây chuyền cung ứng (SCM)
Giai đoạn 4c: Collaborative Business
Mục tiêu: Giá trị được tạo ra thông qua sự cộng tác trong cộng đồng kinh doanh.
2. Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực (ERP)
Ø Hệ thồng các phần mềm hoạt động kinh doanh sơ khai
_ Hệ thống phần mềm nhu cầu nguyên vật liệu: Đây là các gói phần mềm thương mại hóa đầu tiên tích hợp các hoạt động thu mua và sản xuất.
_ Hệ thống kế hoạch hóa nhu cầu nguồn nhân lực sản xuất: Đây là hệ thống được xây dựng bằng cách mở rộng MRP, bao quát nhiều hơn các quá trình kinh doanh, trong đó có các hệ thống kế toán và tài chính.
Ø Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực
Khi cố gắng máy tính hóa các quy trình kinh doanh , nhiều doanh nghiệp triển khai các hệ thống thông tin dựa trên những nhu cầu cá biệt của các quá trình kinh doanh đặc thù.Trong nhiều trường hợp điều này dẫn đến hình thành các hệ thống tách biệt, gây khó chịu cho vệc chia sẻ thông tin, truyền tin xuyên suốt các quá trình kinh doanh.Cần thiết ra đời Hệ thống kế hoạch hóa nguồn lực
Ø Các điều kiện cần thiết để triển khai ứng dụng ERP:
- Cơ sở hạ tầng thông tin, như các mạng, băng thông rộng, mang LAN tin cậy và tính tương hợp của các mạng.
- Mạng LAN phải có nơi đặt server tập trung ngay cả trong điều kiện địa bàn phân tán.
- Phần cứng server, phần cứng máy tính phải nâng cấp để chạy được ERP
- Trình độ của đội ngũ nhân viên ,nguồn nhân lực HRS
- Sự cam kết của lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp về thời gian cũng như tiền bạc
- Cam kết duy trì hoạt động thủ công sẽ được sử dụng như hệ thống sao lưu của hệ thống ERP phục vụ cho các mục đích kiểm soát.
Ø Các yếu tố quyết định triển khai ERP thành công
_ Yếu tố nguồn nhân lực: Nhân viên có năng lực nghiệp vụ cụ thể, cấp lãnh đạo có tầm nhìn rộng vè quy trình
_ Yếu tố về quy trình: Thực hiện khảo sát , mô tả quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp hiện tại của doanh nghiệp để chuẩn hóa, thích ứng với các quy trình chuẩn của ERP đưa ra.
_ Yếu tố công nghệ: Lựa chọn ERP của hãng phần mềm đáp ứng được các yêu cầu: quy trình chuẩn , đáp ứng nhu cầu về nghiệp vụ của doanh nghiệp ít nhất trong 3-5 năm, có khả năng thích ứng trên các nền tảng phần cứng và hệ điều hành phổ biến, được ứng dụng thành công nhiều trên thực tế. Tương thích với hạ tầng công nghệ thông tin và nhân lực IT của doanh nghiệp.Có sự cam kết hỗ trọ về kỹ thuật, cập nhật và lỗi… lâu dài từ đơn vị triển khai hay đại lý chính thức của hãng ERP
_ Yếu tố Ngân sách: Lựa chọn ERP vừa đáp ứng được quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian ít nhất 35 năm, vừa đáp ứng được năng lực về khoản ngân sách đầu từ. Phải thực hiện khảo sát, đánh giá, phân tích hiệu quả đầu tư một cách chi tiết và nghiêm túc trước khi quyết định đầu tư vào một hệ thống ERP cụ thể.
II. Phân tích thực trạng, triển khai và nhận xét ERP tại công ty FPT
Là một công ty cổ phần, quản lý theo mô hình tập đoàn, bao gồm nhiều công ty thành viên và chi nhánh, vấn đề quản trị doanh nghiệp (DN) trở thành yêu cầu hàng đầu của công ty Cổ Phần Phát Tri
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top