damngirl_vt2009

New Member

Download miễn phí Khóa luận Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về nấm Linh chi 3
1.2. Đặc tính sinh học của nấm Linh chi 6
1.2.1. Hình thái cấu tạo 6
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của nấm Linh chi 7
1.2.3. Điểu kiện sinh trưởng & phát triển của nấm Linh chi 7
1.3. Thành phần hóa học của nấm Linh Chi 8
1.4. Thành phần các chất có hoạt tính & giá trị dược liệu của nấm Linh chi 9
1.4.1. Thành phần các chất có hoạt tính & công dụng 9
1.4.2. Giá trị dược liệu 10
1.5. Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới 12
1.6. Tình hình trồng nấm Linh chi ở Việt Nam 12
1.7. Tiềm năng phát triên nghề trồng nấm Linh chi 12
1.7.1. Tiềm năng về điều kiện nuôi trồng 12
1.7.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực 13
1.7.3. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ 13
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị 14
2.1.1. Dụng cụ và trang thiết bị 14
2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất 15
2.2. Chuẩn bị giống nấm 17
2.2.1. Phân lập giống nấm 17
2.3. Kỹ thuật trồng nấm Linh chi 23
2.3.1. Yêu cầu nguyên liệu sử dụng trong trồng nấm 23
2.3.2 Quy trình trồng nấm Linh chi trên mạt cưa 25
2.3.3. Trồng nấm Linh chi trên gỗ khúc 30
2.3.4. Một số bệnh trên nấm 32
2.3.5. Biện pháp phòng bệnh trong trồng nấm 33
Chương 3: CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NẤM LINH CHI
3.1. Các dạng tổn thất sau thu hoạch 35
3.1.1. Tổn thất về mặt số lượng 36
3.1.2. Tổn thất về chất lượng 36
3.1.3. Tổn thất về giá trị dinh dưỡng 36
3.1.4. Tổn thất về mặt kinh tế 36
3.2. Giai đoạn thu hái 37
3.3. Quá trình sơ chế nấm 37
3.3.1. Phương pháp phơi khô 38
3.3.2. Phương pháp sấy nấm bằng lò sấy (sử dụng hơi nóng) 39
3.4 Chế biến nấm 41
3.5. Một số sản phẩm từ nấm Linh chi 42
3.5.1. Rượu Linh chi 42
3.5.2. Nước giải khát Linh chi 43
3.5.3. Trà Linh chi túi lọc 47
3.5.4. Cao Linh chi 47
3.5.5. Bột bào tử nấm Linh chi 48
Chương 4: KẾT LUẬN
41. Kết luận 49
4.2. Kiến nghị 49
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ựng sinh khối của loài nấm dự định nuôi trồng. Trong thực tế nhiều khi không có meo giống người ta vẫn thu hái được nấm. Nguồn giống như vậycó sẵn trong tự nhiên, bao gồm các bào tử nấm, do gió hay côn trùng, kể cả nước mang đến.
Giống trong nuôi trồng còn có thể do nguyên liệu sử dụng đã nhiễm sẵn tơ nấm. Tuy nhiên cách làm trên thường nặng tính may rủi và dễ dẫn đến thất bại.
Kỹ thuật làm meo giống phát triển mạnh sau khi phương pháp nuôi cấy mô tế bào ra đời. Quá trình làm meo giống được thực hiện trong điều kiện vôt rùng tương đối nghiêm ngặt.
2.2.1. Phân lập giống nấm
Quả thể
Bộ sưu tập giống
Bào tử
Tơ nấm
Giống gốc
Giống sản xuất
(giống thạch)
Giống meo hạt
Giống cọng
Meo giống
(meo giá môi)
Môi trường hạt
- Lúa
- Bo bo
Môi trường cọng
- Rơm
- Thân cây mì
Môi trường giá môi
- Rơm
- Mạt cưa
Môi trường thạch
- Nước chiết
- PGA
Hình 2.6: Quy trình sản xuất giống
Khởi đầu quá trình nhân giống, hay làm meo giống là phải có giống gốc.
Giống gốc có thể bằng nhiều cách:
- Thu nhận & gây nẩy mầm từ bào tử nấm.
- Tách sợi nấm từ cơ chất có nấm mọc.
- Phân lập từ quả thể nấm. Được sử dụng phổ biến vì thao tác dễ làm, đặc tính giống ít bị biến đổi.
Việc phân lập được gọi là thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất 1 loại tơ nấm định làm giống, không bị tạp nhiễm.
Môi trường thích hợp để phân lập nấm là môi trường PGA (khoai tây-glucose-thạch).
Cách tạo môi trường phân lập
- Khoai tây: 200g. Không mọc mầm, không biến màu xanh, tiến hành gọt vỏ & cắt nhỏ.
- Đường glucose: 20g có thể thay bằng đường kính hoặc đường maltose.
- Thạch: 20g
- Nước sạch: 1lit
Nấu khoai tây chín, nhuyễn lọc lấy nước bằng vải màn. Bổ sung đường, thạch và nước cho đủ 1 lit rồi đun cho tan hết thạch. Phân vào ống nghiệm (khoảng 1/3 ống nghiệm), đậy nút bông rồi hấp khử trùng 1atm trong 20 phút. Khi khử trùng nhớ xì hết không khí trong nồi ra mới tăng áp suất lên tới 1atm. Sau khi khử trùng xong, các ống nghiệm được xếp nghiêng chuẩn bị nuôi cấy nấm. Môi trướng cần giữ qua 24h để xem có bị nhiễm trùng hay không rồi mới sử dụng.
Ngoài môi trường PGA còn có thể sử dụng môi trường PDA, môi trường giá đậu xanh…
2.2.1.1. Chọn mẫu làm giống
- Chọn tai nấm trong nhà trồng nấm.
- Tai nấm phát triển tốt, không dị dạng.
- Không quá già hay quá non.
- Tai nấm không quá ẩm
Tiến hành
- Rửa sạch tai nấm thật cẩn thận & loại bỏ các tác nhân gây nhiễm.
- Vệ sinh phòng cấy, dụng cụ cấy bằng cồn 700 .
- Chuyển ống môi trường PGA và những công cụ cần thiết vào trong tủ cấy.
- Đặt tất cả mẫu vật vào tủ cấy. Bật đèn U.V và quạt thổi. Sau 10 - 15 phút, tắt đèn U.V, nhưng quạt thổi vẫn phải duy trì trong suốt quá trình phân lập, cấy chuyền giống.
- Khử trùng tay và chai giống bằng cồn, và đặt vào trong tủ cấy để bắt đầu thao tác.
- Cầm que cấy nghiêng 1 góc 45o, hơ nóng que cấy đến khi que cấy thật đỏ. Để cho que cấy nguội (khoảng 15 - 20 giây, lưu ý là không để phần đã khử trùng của que cấy bị chạm vào bất cứ vật gì). Sử dụng tay, xé mẫu nấm làm 2 phần, dọc theo chiều từ mủ nấm đến cuống nấm (không được sử dụng dao để cắt). Sử dụng que cấy móc, cắt mẫu nấm thành mẫu nhỏ (2 mm x 2 mm) tại vị trí bên trong mô nấm.
Lưu ý: vị trí lấy mẫu nấm, không tiếp xúc với bề mặt bên ngoài, phải hoàn toàn nằm bên trong mô nấm, tại tâm điểm của vị trí mô nấm được xé ra. Hơ lửa vòng quanh cổ chai. Sử dụng ngón út, rút nút bông ra khỏi miệng chai ra hướng phía trước ngọn lửa. Thao tác phải nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh bị nhiễm. Nhẹ nhàng đưa đầu que cấy có chứa 1 mẫu nấm vào bên trong chai môi trường PDA. Trong quá trình thao tác cần lưu ý khi đưa mẫu nấm vào bên trong chai môi trường, cẩn thẩn không để mẫu nấm chạm vào bất kỳ vật gì. Hơ lửa xong quanh cổ chai lần cuối và dùng nút bông vặn kín miệng chai lại.
- Dán nhãn và ghi rỏ thông tin: Ngày cấy giống, loại nấm.
Toàn bộ công việc trên được tiến hành trong tủ cấy vô trùng. Sau đó để ống nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 250C. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Còn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có khuẩn ty màu trắng phát triển nhanh và không có biểu hiện nhiễm bệnh. Sau ba ngày, các mẫu cấy đạt sẽ được cấy truyền sang ống mới. Sau ba lần cấy truyền, thu được giống nấm thuần khiết làm giống cấp 1.
2.2.1.2. Chuẩn bị meo giống hạt
Công thức môi trường hạt:
- Thóc hạt : 89%. Thóc sử dụng làm meo cần phải: được thu hoạch trong khoảng thời gian không quá 6 tháng, Hạt không có mầm bệnh: mốc đen, bị mọt, hạt không bị ẩm nhiều (W> 12%).
- Cám gạo : 10%
- CaCO3 : 1%
- Nước đủ ẩm : 60 – 65%
Lưu ý: Tùy thuộcvào điều kiện của nơi trồng nầm, mà người dân có thể sử dụng các nguyên liệu: lúa, bắp, đạt đậu xanh…..làm môi trường meo hạt.
Quá trình chuẩn bị môi trường hạt được tiến hành như sau
- Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 24 giờ, loại bỏ hạt lép, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở bung ra thì ngừng lại. Vớt các hạt thóc đã hé miệng ra rổ, để cho nguội và ráo nước. 5 - 10% cám gạo hay 5 - 10% cám bắp. Trộn thật đều, rồi phân phối vào các chai thủy tinh. Lưu ý, độ cao của hạt cho vào chiếm ¾ chiều dài của chai thủy tinh. Cho nút bông vào chai thủy tinh & vặn chặt, sau đó cho vào nồi hấp áp suất. Gia nhiệt đến khi áp suất đạt 1atm thì giữ ổn định trong 2 giờ.
- Chuyển các chai môi trường hạt đã hấp khử trùng vào phòng cấy.
- Vệ sinh bề mặt ngoài các chai môi trường hạt đã tiệt trùng bằng cồn 70O.
- Chuẩn bị ống môi trường PGA chứa đầy giống nấm.
- Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có môi trường hạt.
Thời gian 10 - 15 ngày, tơ nấm sẽ phát triển và phủ kín chai môi trường hạt. Sau thời gian này, tơ nấm không phát triển hay phát triển chậm thì ta nên loại bỏ chai giống đó.
Lưu trữ các chai hạt giống trưởng thành ở nơi thoáng mát và thường xuyên kiểm tra sự phát triển của tơ nấm để phát hiện chai giống bị nhiễm.
2.1.1.3 Chuẩn bị meo giống cọng
- Chọn cây khoai mì trưởng thành, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và chặt thành từng khúc khoảng 10 - 12 cm. Đem các khúc mì phơi thật khô và bảo quản để dùng cho sản xuất meo.
- Cho tất cả các khúc mì khô vào thùng phuy chứa nước vôi với tỷ lệ 6 kg cọng mì cho 1 kg vôi, ngâm trong thời gian 12h.
Lưu ý: cần phải cho tất cả các cọng mì tiếp xúc với nước vôi bằng cách sử dụng vật nặng, nắp đậy lên nhằm cho các cọng mì không thể trồi lên khỏi mặt nước.
Hình 2.7: Cọng mì được ngâm trong nước vôi
- Sau 12 giờ, vớt các khúc khoai mì ra rửa lại bằng nước sạch nhằm loại...
 

daigai

Well-Known Member
Re: Kỹ thuật trồng và sau thu hoạch nấm Linh chi

Trích dẫn từ hotanhuy5577:
cho em xin link


Bạn download tại đây nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top