Download miễn phí Đề tài Suy thoái kinh tế và tác động của nó đến hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam





PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2
I.SUY THOÁI KINH TẾ 2
1. Khái niệm và nguyên nhân suy thoái 2
2. Diễn biến của suy thoái 4
3. Hậu quả đối với nền kinh tế thế giới 9
4. Tác động của suy thoái đến VIỆTNAM 14
5. Các biện pháp khắc phục hậu quả của suy thoái 17
II.THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 22
1. Mức tăng trưởng GDP 23
2. Tiêu dùng toàn xã hội 24
3. Chi tiêu chính phủ 25
4. Đầu tư toàn xã hội 25
5. Xuất khẩu 27
6. Nhập khẩu 29
7. Thị trường khoán và bất động sản co hẹp 30
8. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 31
9. Chỉ số giá tiêu dùng- giá vàng- giá USD 31
10.Vấn đề điều hành kinh tế chưa đồng bộ kịp thời 32
PHẦN II : THƯC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM 35
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 35
1. Thực trạng 35
2. Những điều kiện thuận lợi và thách thức của Ngân hàng thương mại trước tình hình hội nhập kinh tế quốc Tế 41
II.CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 43
1. Các tác động tích cực 43
2. Các tác động tiêu cực 44
PHẦN III : PHƯƠNG HƯỚNG VA GIẢI PHÁP CHO CÁC TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI LÊN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 46
I.GIẢI PHÁP 46
1. Đối với 6 tháng đầu năm 46
2. Đối với 6 tháng cuối năm 47
II. KẾT QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH 48
III. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NĂM 2009 49
1. Những thách thức 49
2. Mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2009 51
KẾT LUẬN 53
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ông chúng để khôi phục niềm tin; (iii) Khuôn khổ pháp lý yếu; (iv) Thiếu nguồn lực và năng lực để đảm bảo hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan quản lý. Giải pháp để tháo gỡ những khó khăn này là:
* Khuôn khổ pháp lý hỗ trợ xây dựng những biện pháp can thiệp kịp thời và có trật tự: Những thay đổi nhanh chóng trong môi trường hoạt động đòi hỏi phải có đánh giá tổng thể về khuôn khổ pháp lý qui định về quyền hạn, công cụ và những yêu cầu đối với các cơ quan quản lý trong việc đưa ra những can thiệp và giải pháp kịp thời. Nhìn chung, những qui định pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh tra, quyền lợi của nhà đầu tư, phá sản doanh nghiệp, bảo mật thông tin thường được xây dựng độc lập với nhau để bảo đảm cân bằng lợi ích giữa các nhóm đối tượng và được thực thi bởi các cơ quan khác nhau. Do vậy có thể có những qui định pháp lý xung đột, gây cản trở cho việc thực hiện những giải pháp can thiệp kịp thời và có trật tự.
* Có đủ nguồn lực, năng lực và hợp tác hiệu quả giữa các cơ quan quản lý để đảm bảo thực hiện chính sách có hiệu quả: Trong cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại vai trò "Người cho vay cuối cùng" của Ngân hàng Trung ương đã có những điều chỉnh so với cách hiểu truyền thống như: (i) Kéo dài thời kỳ hỗ trợ thanh khoản; (ii) Mở rộng phạm vi các tài sản được phép cầm cố và danh sách các tổ chức được tham gia; (iii) Cho phép hoán đổi các chứng khoán không có khả năng thanh khoản lấy trái phiếu chính phủ. Ngoài ra, nhiều biện pháp can thiệp khác cũng được áp dụng như mua lại nợ, bảo lãnh nợ và tiền gửi, tăng vốn. Tuy nhiên, những biện pháp can thiệp như vậy đã chuyển những rủi ro tín dụng và thị trường lên bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Trung ương. Hơn nữa việc chấp nhận những tài sản đảm bảo thiếu tính thanh khoản cũng tạo ra những quan ngại về các vấn đề định giá, rủi ro đạo đức... vì rất khó xác định được cách định giá phù hợp đối với các sản phẩm tài chính có độ phức tạp cao và ít được giao dịch. Do vậy, phần lớn các Ngân hàng trung ương trong khu vực đã không ngừng tăng cường khuôn khổ quản lý thanh khoản và có những độ linh hoạt nhất định trong việc đưa ra những điều chỉnh cần thiết để có thể đối phó được những tình huống thiếu hụt thanh khoản có thể xảy ra trên thị trường hoặc đối với từng tổ chức cụ thể. Điều này cũng đòi hỏi Ngân hàng trung ương phải tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro và đội ngũ chuyên gia.
* Tăng cường cung cấp thông tin để loại bỏ tâm lý bất ổn và khôi phục lòng tin: Vấn để khủng hoảng lòng tin trong cuộc khủng hoảng này đã một lần nữa cho thấy các chiến lược truyền thông cho các nhóm đối tượng cần phải được coi là một phần đặc biệt quan trọng trong các giải pháp chính sách, vì những tác động về lòng tin có thể trở thành kênh truyền dẫn chính cho những lây lan khủng hoảng giữa các nước, cũng như giữa các khu vực kinh tế. Vấn đề công bố và trao đổi thông tin có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với hiệu quả chính sách, tùy thuộc vấn đề thời điểm công bố và mức độ chi tiết của thông tin. Trong bối cảnh biến động tài chính như hiện nay, việc thiếu những tuyên bố, thông cáo về chính sách thường dẫn đến tình trạng mất lòng tin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc cung cấp quá nhiều thông tin cũng có thể gây ra những hoảng loạn không cần thiết do những nhóm đối tượng khác nhau có những nhìn nhận, đánh giá khác nhau về khủng hoảng.
d. Điều phối chính sách trên phạm vi toàn cầu-vai trò của IMF
Theo đánh giá của IMF, các nước hầu như không có sự phối hợp chính sách trên phạm vi quốc tế trước khi xảy ra khủng hoảng và trong quá trình xảy ra khủng hoảng, các biện pháp chính sách ban đầu vẫn không mang tính phối hợp mà chỉ tự điều phối bên trong mỗi nước. Ví dụ, nhiều nước vội vàng bảo vệ các ngân hàng của nước mình thông qua biện pháp bảo lãnh, qua đó gây nguy cơ tháo chạy ra khỏi các hệ thống đã được bảo vệ kém hơn ở các nước láng giềng, trong khi đó việc hỗ trợ thanh khoản lại chủ yếu hướng tới các định chế tài chính trong nước. Do đó, công tác quản lý thị trường tài chính cần phải thay đổi. Cùng với quá trình toàn cầu hóa các thị trường tài chính, các nước cần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý, giám sát khu vực tài chính. Cần tăng cường tiếng nói của các nền kinh tế đang nổi trên các diễn đàn quốc tế về giải quyết các vấn đề kinh tế toàn cầu, đồng thời IMF đóng vai trò đặc biệt trong quá trình điều phối chính sách và giám sát ổn định kinh tế toàn cầu bởi vị trí và kinh nghiệm của IMF trong việc giám sát kinh tế vĩ mô toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, IMF đã cung cấp những khoản hỗ trợ đáng kể cho Hungary, Ukraine, Pakistan, Iceland, Latvia và Belarus, tăng cường hỗ trợ cho nhiều nước thu nhập thấp và sẵn sàng cho vay nhiều hơn. Tháng 11/2008, Quỹ đã cho vay một lượng tiền kỷ lục mà Quỹ từng cho vay trong 1 tháng. Tuy nhiên, để có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ của mình, IMF cần có đủ nguồn lực và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hợp tác khu vực như SEACEN và ASEAN +3. Vừa qua, IMF đã kêu gọi các nước thành viên đóng góp thêm, tăng gấp đôi nguồn vốn của IMF lên 500 tỷ USD nhằm có đủ khả năng đối phó với khủng hoảng
e.Biện pháp chính sách khắc phục tác động của khủng hoảng
Về quản lý thanh khoản và thị trường: tăng cường cung cấp thanh khoản cho thị trường, bảo lãnh cho vay và bảo lãnh tiền gửi để duy trì lòng tin của thị trường đối với hệ thống tài chính.
Về tiền tệ: do lạm phát trong khu vực tiếp tục có xu hướng đi xuống trong bối cảnh giá cả hàng hóa toàn cầu giảm, hầu hết các nước trong khu vực đều nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng với mức cắt giảm lãi suất tính từ đầu năm 2008 đến nay từ 50 đến 525 điểm cơ bản.
Về tài khóa: một số nền kinh tế như Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Singapo, Thái Lan và Đài Loan (Trung Quốc) đã thực hiện các gói kích thích tài khóa quy mô lớn nhằm kích cầu trong nước với giá trị dao động từ 4,1% - 16% GDP.
Về hợp tác quốc tế: củng cố và tăng cường khuôn khổ hợp tác và giám sát tài chính khu vực Asean, Asean+3, Ủy ban ổn định tài chính và tiền tệ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là tăng cường đa phương hóa Sáng kiến Chiengmai, hợp tác chia sẻ và cung cấp thông tin giám sát trong khu vực nhằm duy trì và ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T TÌm hiểu Suy Thoái Kinh Tế Mỹ 2008 Kinh tế quốc tế 0
T [Free] Đề cương : Nguyên nhân suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 Tài liệu chưa phân loại 0
U TỔNG QUAN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN THÚC ĐẨU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG Tài liệu chưa phân loại 0
V Các giải pháp giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn suy thoái Kinh tế hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
B Thực trạng và giải pháp kích cầu đầu tư trong giai đoạn suy thoái kinh tế tại Ngân hàng đầu tư và ph Tài liệu chưa phân loại 0
C Tình hình đầu tư của công ty kinh doanh than Hà Nội nhằm giảm chi phí trong giai đoạn suy thoái kinh Tài liệu chưa phân loại 0
W Doanh nghiệp nhỏ tồn tại trong suy thoái kinh tế Mẹo vặt cuộc sống 0
D Tái cấu trúc khu vực dịch vụ Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầ Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận Nguyên nhân suy thoái kinh tế Nhật Bản trong những năm 1990 Tài liệu chưa phân loại 0
C Quản lý nhà nước đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top