vanquynh_01

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB 2
2. Bản chất và ý nghĩa của KTNB 3
3. Vai trò, chức năng của KTNB hiện đại 5
4. Sơ lược về một quy trình kiểm toán 8
5. Những yêu cầu đối với KTNB 9
PHẦN II: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KTNB VIỆT NAM 13
1. Vai trò của KTNB ở Việt Nam hiện nay 13
2. Tình hình của hoạt động KTNB ở Việt Nam: 14
3. Những yêu cầu đối với KTNB Việt Nam: 16
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Khi hoạt động của các tổ chức ngày càng tăng về mặt quy mô và mức độ phức tạp, các nhà quản lý phải có những cách thức mới để điều hành hiệu quả hơn. Họ cần đến những kiểm soát chi tiết cho từng phòng ban, khu vực hoạt động và kiểm soát chung đối với cả tổ chức mà chi phí tăng thêm tương đối ít. Và Kiểm toán nội bộ ra đời để thực hiện vai trò trợ giúp cho nhà quản lý đạt được những mục tiêu đó.
Ở Việt Nam, làn sóng đầu tư ngày càng mạnh mẽ và đầu tư chưa từng có khi bước vào kỷ nguyên tăng trưởng, Theo đó, nhu cầu kiểm soát tại các doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Điều này buộc các doanh nghiệp cần có những kiểm toán viên nội bộ để giảm thiểu các rủi ro. Kiểm toán viên nội bộ có khả năng ngăn chặn, phát hiện và chỉnh sửa các vấn đề tiêu cực phát sinh cao nhất trong nội bộ doanh nghiệp, đóng vai trò như một người bảo vệ giá trị của doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ ra đời sau Kiểm toán độc lập, còn khá xa lạ với nhiều nhà quản lý, và cũng chỉ đang hoạt động phần lớn trong một số ngân hàng và doanh nghiệp. Vì thế cần tăng cường hiểu biết để tổ chức bộ phận này sao cho mang lại lợi ích thực sự cho nhà quản lý.
Trong chương trình làm đề án của sinh viên tại trường ĐH, em chọn đề tài: “Sự phát triển của KTNBVN và những yêu cầu đối với KTNB chuyên nghiệp” để nâng cao hiểu biết và đưa ra một số ý kiến của bản thân về vấn đề này. Kết cấu đề án bao gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Tổng quan về KTNB
Phần II: Sự phát triển của KTNBVN

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ
Để bắt đầu nói về KTNB, cần biết về sự ra đời và phát triển của KTNB, sau đó mới có thể hình dung được KTNB có bản chất như thế nào, vai trò, ý nghĩa là gì…? Đây là các nội dung trong phần I này.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB
Đối với các doanh nghiệp, số lượng nghiệp vụ là khá nhiều và phức tạp nên không hề dễ dàng cho người chủ sở hữu hay người quản lý cấp cao tiếp xúc để kiểm tra một cách vừa ý. Mặc dù người ta có thể xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kỳ vọng rằng sẽ bao quát được hệ thống đó một cách hiệu quả, thì vẫn khó khi muốn xác định: các quy tắc đã định ra có được tuân thủ và có hiệu lực trong thời điểm thực tế hay không? Tài sản của doanh nghiệp có được đảm bảo an toàn không? Nhân viên làm việc có hiệu năng không?... Vì những nhu cầu đó, người chủ cần có sự trợ giúp của một hay một số người trực tiếp kiểm tra và báo cáo theo các câu hỏi trên. Đó là lí do dẫn đến sự ra đời của KTNB. Theo các tài liệu tham khảo được về KTNB và các thông tin thu thập được trên các website có thể nhận thấy mầm mống của hoạt động KTNB đã xuất hiện rất sớm. Từ thời kỳ Pharaoh, những hoạt động kiểm soát nội bộ, kiểm toán đầu tiên đã được hình thành ở Bộ phận tài chính trung tâm. Tuy nhiên trong thế kỷ 19, hoạt động KTNB chủ yếu là phát hiện những gian lận.
Khi các doanh nghiệp mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động, cùng sự ra đời của những chuẩn mực đạo đức trong quản lý, sự phát triển thêm trong Đạo luật năm 1977 của Mỹ về Những hành vi hối lộ bên ngoài, với các quy định về áp dụng Đạo luật đó của UB Chứng khoán và Giao dịch,và Đạo luật Tổng thanh tra, tạo ra sức ép quản lý đối với người điều hành thì KTNB càng trở nên quan trọng, Lúc này, vai trò của KTNB được mở rộng hơn trong cả kế toán, kiểm soát kế toán, các lĩnh vực tài chính và phi tài chính, phục vụ cho Hội đồng giám đốc và Ủy ban Kiểm toán.
KTNB hoạt động có hệ thống hơn khi Viện Kiểm toán nội bộ ( viết tắt là IIA- Insitute of Internal Auditors) được thành lập năm 1941với 25 hội viên. Đầu năm 1970, IIA bắt đầu việc đào tạo và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nội bộ. Và đến năm 1978, IIA ban hành chuẩn mực thực hành cho KTNB đánh dấu bước phát triển quan trọng trong KTNB. Một minh chứng khẳng định vị trí vững vàng và sự lớn mạnh của nghề KTNB là hiện nay, IIA có trên 150000 hội viên tại 165 quốc gia, trong đó có khoảng 65000 hội viên có chứng chỉ KTVNB.
Không thể không nhắc đến các vụ gian lận tài chính ở Công ty Worldcom và Enron (Mỹ) những năm 2000-2001 và đặc biệt là khi Luật Sarbanes-Oxley của Mỹ ra đời năm 2002 ( Luật này quy định các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải báo cáo về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ công ty) đã thúc đẩy KTNB càng phát triển nhanh, các KTVNB cũng có những kĩ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.
2. Bản chất và ý nghĩa của KTNB
Qua mỗi thời kỳ phát triển lại có thêm nhiều quan điểm về hoạt động KTNB, nhưng ở đây xin đưa ra hai định nghĩa tiêu biểu như sau:
Định nghĩa thứ nhất, theo Viện Kiểm toán Nội bộ ( IIA ): “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro”.( web: kiemtoan.com.vn)
Thứ hai, trong Các chuẩn mực Hành nghề KTNB ban hành năm 1978, “ KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó”. ( Kiểm toán nội bộ hiện đại – đánh giá các hoạt động và hệ thống kiểm soát- NXB Tài chính 2000).
Theo tôi, cách diễn đạt đầu tiên bao hàm đầy đủ hơn cả về phạm vi, tính độc lập, nội dung, vai trò, và cách hoạt động của KTNB.
+ Về phạm vi, được chỉ ra rõ ràng ở cả hai khái niệm, công việc KTNB do tổ chức và nhân viên trong tổ chức tiến hành.
+ Về Tính độc lập của KTNB thể hiện trong cụm từ “ độc lập” nói lên rằng công việc KTNB không bị những ràng buộc có thể làm hạn chế đáng kể phạm vi và hiệu quả của việc thẩm tra, hay làm chậm trễ việc báo cáo những phát hiện và kết luận trong việc đánh giá các hoạt động của Ban Giám đốc và nhân viên.
+ Nội dung : đánh giá và tư vấn cho nhà quản lý. Điều này sẽ phản ánh đúng và đầy đủ hơn định nghĩa thứ hai đưa ra : là một chức năng thẩm định, chỉ thẩm định thôi thì chưa phản ánh rằng sau khi đã đánh giá, KTNB sẽ đưa ra những kiến nghị cho người điều hành, và những kiến nghị đó mới thực sự phản ánh chất lượng của hoạt động KTNB.
+ Định nghĩa thứ hai cũng không thể hiện được vai trò cải tiến và làm tăng giá trị cho hoạt động của tổ chức, không chỉ ra cách thức cụ thể để KTNB thực hiện vai trò ấy là: đánh giá và cải tiến một cách hệ thống, chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro mà chỉ thể hiện rất chung chung vai trò đó là: một sự trợ giúp.
Từ hai định nghĩa đã đưa ra, có thể thừa nhận rằng KTNB là một hoạt động kiểm soát có tổ chức mà chức năng là đo lường và đánh giá hiệu quả của những kiểm soát khác, kết quả là nêu ra căn cứ cải tiến và các kiến nghị cải tiến cho những người có trách nhiệm. KTNB là một dạng đặc biệt của nghề kiểm toán (bên cạnh kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước), mà “khách hàng” duy nhất là chính công ty mình đang làm việc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

harry01

Member
Re: [Free] Đề án Sự phát triển của kiểm toán nội bộ Việt Nam và những yêu cầu đối với kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp

MÌnh đang tìm các tài liệu kiểm toán nội bộ, mong mọi người giúp mình. XIn Thank mọi người.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Sự tồn tại và phát triển của khách hàng chính là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững Khoa học Tự nhiên 0
D Ảnh hưởng của học thuyết Keynes đối với sự vận động và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và phát triển của phép biện chứng duy vật và sự vận dụng hai nguyên lý đó ở Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam Môn đại cương 0
D ứng dụng viễn thám và gis trong nghiên cứu sự phát triển của ruộng bậc thang huyện sa pa trong bối c Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top