anhchangxibo_cm

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Quản lý chiến lược trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp





Mục lục
 
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
 
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC 1
1 Khái quát chung về chiến lược và quản lý chiến lược 5
1.1 Khái niệm chiến lược 5
1.2 Phân loại chiến lược 6
1.3 Nội dung chủ yếu của chiến lược 8
1.4 Khái niệm quản lý chiến lược 12
1.5 Vai trò của quản lý chiến lược 13
2 Quy trình quản lý chiến lược 14
2.1 Hoạch định chiến lược 14
2.1.1 Khái niệm hoạch định chiến lược 14
2.1.2 Vai trò của hoạch định chiến lược 15
2.1.3 Nội dung của hoạch định chiến lược 17
2.1.3.1 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu 17
2.1.3.1.1 Xác định tầm nhìn và sứ mệnh 17
2.1.3.1.2 Xác định mục tiêu 18
2.1.3.2 Phân tích môi trường kinh doanh 21
2.1.3.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài 21
2.1.3.2.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 23
2.1.3.3 Xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược 25
2.2 Triển khai chiến lược 26
2.2.1 Khái niệm triển khai chiến lược 26
2.2.2 Vai trò của triển khai chiến lược 27
2.2.3 Quá trình triển khai chiến lược 27
2.2.3.1 Chuẩn bị triển khai chiến lược 27
2.2.3.1.1 Xem xét lại mục tiêu và chiến lược 27
2.2.3.1.2 Xây dựng hình thức cơ cấu để triển khai chiến lược 28
2.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện chiến lược 29
2.2.3.2.1 Chỉ đạo các quản trị viên, công nhân viên của doanh nghiệp 29
2.2.3.2.2 Phối hợp hoạt động 30
2.3 Đánh giá chiến lược 30
2.3.1 Kiểm tra kiểm soát việc thực hiện chiến lược 30
2.3.2 Điều chỉnh chiến lược 32
2.3.2 Tổng kết 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC TẠI DNNVV VIỆT NAM 33
I. Thực trạng chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 34
2 Sự cần thiết và thực trạng QLCL tại các DNVVN Việt Nam 40
2.1 Sự cần thiết phải QLCL tại DNVVN Việt Nam 40
2.2 Thực trạng quản lý chiến lược tại DNVVN Việt Nam 41
3 Đánh giá về vấn đề QLCL tại các DNNVV Việt Nam 62
3.1 Các ưu điểm cần phát huy 62
 Linh hoạt và tính phản ứng nhanh nhạy 63
 Tinh thần đoàn kết nội bộ doanh nghiệp 64
3.2 Một số hạn chế cần khắc phục 64
 Trình độ học vấn của các chủ DN 64
 Chưa có chiến lược và tầm nhìn dài hạn 65
 Chưa có ý thức xây dựng văn hoá kinh doanh 65
 Quy mô quá nhỏ và trình độ lao động thấp 66
 Thiếu vốn 66
 Trình độ công nghệ chưa đạt tiêu chuẩn 67
 Vấn đề ứng dụng CNTT 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLCL TẠI CÁC DNNVV VIỆT NAM 70
1 Về phía doanh nghiệp 70
1.1 Nguồn nhân lực 70
 Nâng cao năng lực lảnh đạo của các chủ DN 70
 Phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý 71
 Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế 71
 Chiến lược giữ chân người tài 72
1.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, xây dựng VHDN và môi trường làm việc 74
 
 Xác định sứ mệnh, tầm nhìn rõ ràng và xây dựng nền văn hoá mạnh cho doanh nghiệp 74
 Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng 75
1.3 Xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh 77
 Tập trung vào sự khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ 77
 Hướng trọng tâm vào những thị trường thích hợp 78
1.4 Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ và ứng dụng CNTT vào công tác quản lý 78
 Tận dụng các hỗ trợ và các gói đầu tư từ nhà nước và các tổ chức 78
 Tăng cường ứng dụng CNTT 79
2 Kiến nghị với nhà nước và các ngân hàng 80
2.1 Đối với nhà nước 80
 Hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách 80
 Tạo môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 81
 Tạo môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh 81
 Thực hiện các chương trình hỗ trợ DNNVV 81
2.2 Về phía các ngân hàng 83
 Chủ động tiếp cận với các DNNVV trong quan hệ vay vốn 83
 Đào tạo một đội ngũ cán bộ cho vay vốn hiểu được đặc điểm tình hình của DNNVV 83
 Đổi mới cách kinh doanh 83
KẾT LUẬN 85
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 86
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA (QUESTIONNAIRE) 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nó và liên tục cập nhật theo những biến đổi của nền kinh tế.
Về phân tích điểm mạnh/điểm yếu, cơ hội/nguy cơ ( phân tích SWOT), có 10/15 doanh nghiệp được khảo sát trả lời là có sử dụng công cụ này. Tuy nhiên họ vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào khả năng phân tích SWOT của doanh nghiệp mình, thể hiện ở chỗ điểm số họ đánh giá cho khả năng này của doanh nghiệp là 3-4 trên điểm tối đa là 5. Câu hỏi đặt ra là liệu những doanh nghiệp không phân tích điểm mạnh/điểm yếu cũng như cơ hội/nguy cơ thì họ dựa vào đâu để xác định hướng đi và chiến lược cho mình?
Tuy vậy, một điều đáng mừng là 100% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời là có xác định các mục tiêu dài hạn và đánh giá tầm quan trọng của những mục tiêu này ở mức độ cao nhất (5 điểm).
Tương tự, việc hoạch định chiến lược cũng rất được coi trọng ở các doanh nghiệp này.
Về triển khai chiến lược:
Khi được hỏi về loại hình chiến lược đang theo đuổi, chỉ có 8/15 doanh nghiệp trả lời chính xác chiến lược của họ là chiến lược cạnh tranh chi phí thấp, chiến lược hội nhập dọc, chiến lược khác biệt hoá,… Còn lại các doanh nghiệp đều nhầm lẫn giữa chiến lược và mục tiêu mà họ đặt ra như trở thành nhà phân phối lớn, mở rộng thị trường, đạt doanh số cao,… Như vậy, thực tế là hầu hết các chủ doanh nghiệp vẫn còn rất mù mờ trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh.
Về khả năng tài chính trong việc hoạch định và triển khai chiến lược, không có một doanh nghiệp nào trong số này tự tin hoàn toàn vào khả năng tài chính của mình. Điểm số mà họ đánh giá cho yếu tố tài chính là 3-4/5 điểm. Như vậy, vốn vẫn đã và đang là một vấn đề khá nan giải đối với DNNVV Việt Nam, và rõ ràng là nó có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý chiến lược.
Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới chiến lược và công tác quản lý chiến lược của doanh nghiệp. 12/15 doanh nghiệp tự tin rằng cơ cấu tổ chức hiện hành là phù hợp với các hoạt động của họ. Và điều đáng mừng là khi được hỏi về sự sẵn sàng chấp nhận những thay đổi đối với tổ chức thì có đến 13/15 trong số họ trả lời là luôn sẵn sàng. Điều đó thể hiện rõ rệt tính linh hoạt - một ưu điểm nổi bật của DNNVV.
Về nguồn nhân lực, 10/15 doanh nghiệp cho mức điểm tuyệt đối cho năng lực quản lý và thực hiện chiến lược của ban giám đốc, nhưng khả năng tự lập kế hoạch và phấn đấu thực hiện chiến lược của các cá nhân thì chưa được đánh giá cao.
Về đánh giá chiến lược:
100% số doanh nghiệp được điều tra trả lời rằng họ có thiết lập các chỉ số then chốt để theo dõi và đánh giá quá trình triển khai chiến lược, tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào dám tự tin cho điểm số cao nhất cho hiệu quả hoạt động đối với các chiến lược hiện tại của họ.
Về các điều chỉnh cần thiết đối với các sai sót trong quá trình triển khai chiến lược, 5/15 doanh nghiệp hoàn toàn tự tin ở sự nhanh nhạy và mức độ thành công trong công tác điều chỉnh của mình. Số còn lại đánh giá tiêu chí này ở mức độ trung bình (3-4/5 điểm).
Dựa trên kết quả khảo sát trên cùng với thực tế hiện nay của DNNVV Việt Nam, chúng ta có thể nhận thấy rằng thực trạng về quản lý chiến lược ở các doanh nghiệp này vẫn còn rất đáng lo ngại.
Việc này trước hết là hệ quả của những nguyên nhân xuất phát từ chính các chủ doanh nghiệp. Cuộc khảo sát quy mô được thực hiện bởi Cục phát triển DNVVN ( Bộ Kế hoạch và đầu tư ) cho thấy một kết quả đáng lo ngại rằng các chủ doanh nghiệp được ví như "các đấu sĩ trên vũ đài thương trường", nhưng trình độ học vấn thì chỉ có 54,5% trong tổng số 33.487 doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Có nghĩa là 45,5% số chủ doanh nghiệp còn lại có trình độ bậc trung học phổ thông và chưa qua đào tạo đại học. Số chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ càng "đếm trên đầu ngón tay" với 3,7%. Tuy nhiên, số có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng trên dưới 30% được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế. 70% số chủ DN còn lại chưa được đào tạo. Đáng ngại nhất là các chủ DN tư nhân, chiếm đến 75,4% số chủ DN có trình độ học vấn dưới cấp 3; còn với công ty TNHH thì tỉ lệ này là 38%.
Kết quả khảo sát cũng phản ánh trung thực tình trạng sử dụng lao động hiện nay tại các DN VN, khi mà ở những vị trí quan trọng được trả lương cao đều do các lao động nước ngoài đảm trách. Có đến 2/3 (chiếm 62,2%) chủ DN là người nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp sinh lợi nhuận nhanh như dệt may, da giày, ôtô, xe máy; tiếp đến là các ngành dịch vụ (chiếm 31,7%)...[12].
Trình độ học vấn không phải là tất cả nhưng nó thể hiện rằng hầu hết các chủ DNVVN chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế nói chung và về QLCL nói riêng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng QLCL ở các công ty này. Một công ty cho dù có nguồn tài chính phong phú đến đâu, máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô ích nếu cách quản lý không phù hợp. Chính những cách quản lý hiệu quả sẽ tạo ra bộ mặt của công ty, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi thay cho sự căng thẳng, u ám trong công ty.Và quản lý chiến lược cũng là một trong số đó. Quản lý chiến lược đề cập tới nghệ thuật hoạch định kế hoạch kinh doanh tại mức cao nhất và hiệu quả nhất có thể. Đó là nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo trong công ty. Quản lý chiến lược tập trung vào việc xây dựng một cấu trúc nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh của công ty, theo đó các vấn đề mới không ngừng được bổ sung thông qua những nỗ lực phối kết hợp của các nhân viên trong công ty. QLCL là một quá trình phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kỹ năng và một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì vậy, để quản lý chiến lược một cách hiệu quả, người quản lý cần được trang bị đầy đủ những kỹ năng và hiểu biết cần thiết.
Vấn đề về trình độ học vấn của các chủ DNNVV Việt Nam hiện nay quả rất đáng quan ngại.
Câu chuyện doanh nghiệp thiếu chiến lược là câu chuyện dài, không thể kể hết, có đến 85% Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không có chiến lược hoạt động quá hai năm. Hầu hết họ chỉ xác định sản phẩm hay dịch vụ của mình là gì. Còn doanh nghiệp đang đứng ở đâu, sản phẩm của mình ở vị trí nào trên thị trường, doanh nghiệp cuả mình sẽ như thế nào trong tương lai gần và tương lai xa hơn nữa, thì doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều. Vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp suy giảm các nguồn lực nhưng phát hiện không kịp thời để có giải pháp tăng cường, giữ vững các nguồn lực đáp ứng cho như cầu phát triển cuả mình hay không nâng cao được năng lực cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập hiện nay, mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm, du...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Chiến lược thiết kế lĩnh vực và ứng dụng phần mềm quản lý người dùng tập trung Công nghệ thông tin 0
H Xây dựng ứng dụng kế toán quản lý vật tư tại Xí nghiệp Chiến Thắng - Công ty May 19/5 Bộ công an Công nghệ thông tin 0
K Một số cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược Khoa học kỹ thuật 2
Q Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong ngành sản xuất lúa gạo. Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý Luận văn Kinh tế 0
L Chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện Tĩnh Gia Luận văn Kinh tế 0
M Chiến lược cạnh tranh cho Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST Luận văn Kinh tế 0
T Bài tập lý thuyết quản trị chiến lược Quản trị Chiến Lược 0
T Quản lý chiến lược tại nhà hàng của McDonald Quản trị Chiến Lược 0
T Đánh giá hiệu quả đảm bảo QoS cho truyền thông đa phương tiện của chiến lược quản lý hàng đợi WRED Hệ Thống thông tin quản trị 0
Q Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược quản lý hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số trường tiểu học ở Hà Nội Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top