Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU


1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.
Marketing với tư cách là khoa học và nghệ thuật trong kinh doanh đã và đang được vận dụng phổ biến và mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Kỹ năng quản trị marketing đã, đang và sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển các doanh nghiệp ngay cả trong điều kiện nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức. Dưới các điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, tổ chức và hoạt động kinh doanh theo quan điểm marketing đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta cho thấy chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều để nhận thức đầy đủ và sử dụng có hiệu quả các công cụ marketing hiện đại.Từ quan điểm, tư duy đến hành động marketing ở nước ta còn khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực tiễn. Thực tiễn đang đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO thì môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, khi đó các công ty nước ngoài với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của mình sẽ vào thị trường Việt Nam do đó các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian này phải củng cố thị trường hiện có đồng thời phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới để tạo ra một lợi thế “sân nhà” cho riêng mình. Như vậy việc củng cố và mở rộng thị trường là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi các doanh nghiệp này muốn tòn tại và phát triển trong thời gian tới.
Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình với sản phẩm chính là cáp đồng, cáp nhôm, cáp điều khiển; dây điện mềm, dây điện từ, dây xe máy, ổ phích cắm điện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Từ khi đưa sản phẩm ra thị trường đến nay công ty đã có những thành công nhất định tuy nhiên những thành công của công ty chưa thật tương xứng với tiềm lực của mình và với dung lượng thị trường của các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh. Điều này do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan trong đó có nguyên nhân là công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường hiện có của mình và chưa phát triển những thị trường mới cho các sản phẩm của công ty. Để công tác nghiên cứu khoa học gắn liền với các vấn đề thực tiễn đặt ra, tui chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình” làm đề tài luận văn. tui tin rằng những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp công ty phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1 Mục tiêu chung.
Tìm hiểu tình hình công tác Marketing tại công ty, qua đó đề xuất những giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Dây và Cáp điện Thường Đình.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
- Đề xuất các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những vấn đề về hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình
- Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian nghiên cứu: Dùng các số liệu và thông tin của Công ty từ năm 2005-2007.
+ Thời gian thực tập: Tiến hành nghiên cứu đề tài từ 01/10/2007 đến 15/06/2008.
- Phạm vi nội dung:Trong đề tài, tui chỉ đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu công tác phát triển thị trường sản phẩm của Công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thông tin thu được thu thập từ hai nguồn sau đây:
- Nguồn số liệu thứ cấp: Tài liệu có liên quan của các cơ quan chức năng của Bộ công thương, Tổng cuộc thống kê, Bộ tài chính
- Nguồn số liệu sơ cấp:
+ Điều tra, phỏng vấn các khách hàng của công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình.
+ Phỏng vấn Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình.
+ Phỏng vấn tham khảo ý kiến chuyên gia Việt Nam.
4.2. Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp thống kê kinh tế ( thống kê mô tả, thống kê so sánh…)
- Phương pháp phân tích kinh tế.














CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM
PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1.1. Marketing với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.1.1. Marketing là gì?
Trong thực tế nhiều nhà quản trị kinh doanh thường cho rằng marketing là bán hàng hay quảng cáo. Đó thực sự là các phần việc của marketing nhưng marketing có phạm vi rộng hơn rất nhiều. Có một dãy dài những hoạt động không phải là sản xuất nhưng thực sự góp phần vào tạo ra hàng hoá và dịch vụ. Những hoạt này phải được tiến hành trước khi sản xuất, trong quá trình sản xuất, trong khâu tiêu thụ và trong giai đoạn sau khi bán hàng, đó chính là các hoạt động marketing.
Trong kinh doanh, marketing là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp nhằm thoả nhu cầu của thị trường mục tiêu thông qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Hiệp hội marketing Mỹ đã định nghĩa marketing là quá trình kế hoạch hoá và thực hiện các vấn đề sản phẩm, định giá, xúc tiến và phân phối cho sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng để tạo ra sự trao đổi nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
Còn theo Philip Kotle thì marketing là hoạt động của con người hướng tới sự thoả mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi.
Sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm, gốc độ nhìn nhận về marketing và tất cả các định nghĩa đều đúng. Các định nghĩa đã chỉ ra marketing cũng được ứng dụng cho các hoạt động của các tổ chức phi kinh doanh về cả quan điểm, nguyên lý và kỹ thuật marketing. Marketing được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hoá, thể thao…Tuy nhiên lĩnh vực chúng ta nghiên cứu ở đây là marketing trong kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các định nghĩa marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích qua đó thoả mãn các mục tiêu của cả người mua lẫn người bán dù họ là cá nhân hay tổ chức.
Để phục vụ cả người mua lẫn người bán, marketing tập trung vào tìm kiếm nhu cầu và mong muốn của các khách hàng tiềm năng và tìm cách thoả mãn những nhu cầu này. Các khách hàng triển vọng gồm cả khách hàng cá nhân và cả khách hàng tổ chức. Chìa khoá để đạt được các mục tiêu của cả hai bên là tư tưởng trao đổi những thứ có giá trị giữa hai bên sao cho mỗi bên đều nhận được lợi ích cao hơn sau khi trao đổi, marketing không thể tách rời hoạt động trao đổi.
1.1.2. Phát triển thị trường là gì?.
Thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, nó xuất hiện đồng thời với sự ra đời và quá trình của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thị trường:
- Hội đồng Quản trị Hoa Kỳ cho rằng: “Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển dịch vụ, hàng hoá từ người bán sang người mua”.
- Đứng trên góc độ marketing thì thị trường được định nghĩa như sau: “Thị trường boa gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muồn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó”.
Theo quan điểm trên thì quy mô thị trường sẽ thuỳ thuộc vào số lượng người có cùng nhu cầu và khả năng về tài chính mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua sắm hàng hoá, dịch vụ thoả mãn nhu cầu đó. Quy mô thị trường không phụ thuộc vào số người nói chung và cũng không phụ thuộc vào số người có nhu cầu.
Tóm lại thị trường hàng hoá dịch vụ chỉ tồn tại khi:
- Phải có khách hàng, người mua.
- Khách hàng phải có nhu cầu và mong muốn được thoả mãn bằng hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng có động cơ mua hàng hoá, dịch vụ.
- Khách hàng phải có khả năng thanh toán khi mua hàng hoá dịch vụ cho doang nghiệp cung ứng.
Phát triển thị trường của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là làm sao để tăng số lượng sản phẩm bán ra, tức là tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Bản chất của chiến lước phát triển thị trường đối với một doanh nghiệp có thể quy về 4 nội dung chính như sau:
- Phát triển thị trường về mặt không gian (phạm vi địa lý)
- Theo quan điểm của các doanh nghiệp Việt Nam, việc phát triển thị trường còn bao gồm cả việc đưa thêm ngày càng nhiều loại hàng hoá dịch vụ cùng loại nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng. Thực chất của chiến lược này là tìm các biện pháp tạo ra nhu cầu hàng hoá dịch vụ.
- Phát triển thị trường còn bao gồm cả việc khuyến khích tăng sức mua của khách hàng hiện tại, tức là tìm mọi biện pháp thúc đẩy khách hàng chưa mua thì mua tiếp hay khách hàng đã mua thì mua nhiều hơn.
- Nên hiểu phát triển thị trường bao hàm việc thực hiện đồng bộ cả ba nội dung trên: tăng khách hàng, phát triển sản phẩm, mở rộng phạm vi địa lý.
1.1.3. Vai trò của marketing đối với sự phát triển thị trường
Xuất phát từ quản điểm marketing cho rằng chìa khoá để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp là xác định được những nhu cầu mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những cách hữu hiệu hơn so với đối thủ cạnh tranh, ta thấy tầm quan trọng của marketing là rất lớn đối với việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Việc đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng chính là yếu tố then chốt thu hút khách hàng, chiếm lĩnh và phát triển thị trường. Vai trò của marketing thể hiện một số điểm sau:
- Đáp ứng nhu cầu tốt nhất của khách hàng, từ đó lôi kéo thêm khách hàng, phát triển thị trường. Bản chất của marketing là xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, tập tạp trung vào nhu cầu của khách hàng, phối hợp cả những hoạt động có tác động đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận thông qua việc thoả mãn nhu cầug của khách hàng.
- Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông quan các chính sách marketing: Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng bằng cách nào? Doanh nghiệp sẽ thông qua các chính sách marketing để thực hiện chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phân đoạn thị trường, tập trung vào thị trường mục tiêu. Phối hợp các chính sách marketing – đó là áp dụng chính sách sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, chính sách giá cả hợp lý chính sách phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính sách xúc tiến thương mại nhằm quảng cáo thượng hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp; chính sách nhằm đào tạo ra những con người nhạy bén với nhu càu của khách hàng, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng với sự nhiệt tình và khéo léo. Tác dụng của việc sử dụng đồng bộ các chính sách marketing đó là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Tăng thêm uy tín của doanh nghiệp, uy tín thương hiệu sản phẩm, từ đó phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp tao ra thông qua việc bán các sản phẩm có chất lượng tốt, thương hiệu nổi tiếng phù hợp với người tiêu dùng; thông qua các dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng: lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, tư vấn – đây là yếu tố quan trọng khiến khách hàng hài lòng, cảm giác mình được phục vụ chu đáo nằm ngoài giá trị sử dụng mà sản phẩm đem lại. Uy tín của công ty còn được tạo ra thông qua việc duy trì và phát triển các quan hệ lâu dài với khách hàng (đại lý, cửa hàng, nguời tiêu dùng trực tiếp…), thông qua hoạt động quảng cáo thương hiệu sản phẩm, tên tuổi doanh nghiệp. Có được uy tín, doanh nghiệp sẽ tạo được sự tin cậy từ phía khách hàng, nhờ đó mà phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm của doang nghiệp.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, từ đó phát triển thị trường. Quá trình marketing bắt đầu từ việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, môi trường vĩ mô, vi mô để doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh nhằm khai thác thế mạnh của mình, hạn chế điểm yếu, giúp doanh nghiệp cạnh tranh được với đối thủ của mình. Việc phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra thị trường mục tiêu, từ đó dử dụng các chính sách marketing phù hợp với mỗi thị trường. Tất cẩ những điều trên chứng tổ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra rất mạnh thông qua marketing, từ đó giúp doanh nghiệp chiến thắng được các đối thủ, chiếm lĩnh và phát triển thị trường.
1.1.4. Các kiểu chiến lược thị trường của doanh nghiệp.
1.1.4.1. Các chiến lược thâm nhập thị trường.
Các chiến lược này tập trung vào cải thiện vị trí của sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp với các khách hàng hiện tại của nó. Chiến lược thâm nhập thị trường có thể quan tâm tới việc tạo ra một kế hoạch marketing để khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn một loại sản phẩm. Các chiến thuật thường được sử dụng là giảm giá, quảng cáo nhấn mạnh nhiều lợi ích của sản phẩm, bao gói sản phẩm với những cách khác nhau Thực hiện một kế hoạch như vậy bao gòm tăng tốc độ sản xuất, thay thế các bộ phận chưa được lắp ráp thành các bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh hay tự động hoá quá trình sản xuất mà trước đây làmg bằng thủ công.
1.1.4.2. Các chiến lược phát triển thị trường
Theo chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm kiếm khách hàng mới cho các sản phẩm hiện tại của nó. Ví dụ:
- Một nhà sản xuất sản phẩm công nghiệp có thể quyết định phát triển các sản phảm để tham gia thị trường hàng tiêu dùng.
- Một tổ chức dịch vụ xã hội tác động tới các cá nhân và gia đình chưa bao giừo sử dụng dịch vụ của họ.
1.1.4.3. Các chiến lược phát triển sản phẩm
Trong chiến lược này, các sản phẩm mới được phát triển để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng hiện tại. Ví dụ:
- Một nhà máy kẹo quyết định đem ra thị trường loại kẹo có ít calo.
- Một trường đại học có thể phát triển các chương trình đào tạo mới.

vô cùng cần thiết đối với mỗi công ty kinh doanh. Để tồn tại và phát triển được trong nèn kinh tế thị trường đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình. Đối với Công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình là một công ty kinh doanh các sản phẩm phục vụ ngành điện là những sản phẩm có đặc tính kỹ thuật cao, giá thành sản phẩm của nhiều mặt hàng cũng không thấp .Do đó đòi hỏi công ty phải có những chính sách, sách lược đúng đắn cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm này để đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Do nhận thức được vấn đề tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong những năm gần đây, công tác tiêu thụ của công ty đã được đẩy mạnh và phát triển song hiệu quả chưa được cao. Đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức mới với sự phát triển như hiện nay, có thể tin tưởng rằng công ty TNHH Dây và cáp điện Thượng Đình có thể khẳng định được mình trên thị trường trong và ngoài nước. Sau nột thời gian nghiên cứu thực tế, hoạt động kinh doanh tại công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được học em đã nhận thức được vai trò của công tác đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong sản xuất kinh doanh rất quan trọng. Từ đó mạnh giạn kiến nghị một số biện pháp để hoàn thiện công tác đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ đạt hiêụ quả cao.
Với thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế trong bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và giúp đỡ của thầy cô và tất cả các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo công ty, các anh chị trong Phòng kinh doanh và các phòng ban khác. Đặc biệt là sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của PGS-TS. Trương Đình Chiến đã giúp em hoàn thành đề tài này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cuốn “Quản trị marketing trong doanh nghiệp” PGS.TS Trương Đình Chiến – NXN Thống Kê 12/2000.
2. Cuốn “Marketing căn bản” Trường ĐH kinh tế Quốc Dân.
3.Thương mại doanh nghiệp. PGS-TS Đặng Đình Đào -NXB Thống Kê 2000
4. Giáo trình “Quản trị Chiến lược & Chính sách Kinh doanh” Nguyễn Tấn Phước - Nhà xuất bản Đồng Nai.
5. Giáo trình “Thống kê kinh tế” TS. Phan Công Nghĩa – Trường ĐH kinh tế Quốc Dân.
6. Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh”. PGS.TS Phạm Thị Gái – Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân .
7. Giáo trình: “Lý thuyết Marketing”. Đại học DL Phương Đông. NXB Thống Kê.
8. "Báo cáo tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh" các năm của Công ty TNHH Dây & cáp điện Thượng Đình qua các năm.
9. Giáo trình quản lý chức năng thương mại của Doanh nghiệp công nghiệp - Nhà xuất bản Thống Kê - năm 2004.
10. “Quản trị doanh nghiệp thương mại”
PGS - TS. Hoàng Minh Đường
TS. Nguyễn Thừa Lộc. NXB Giáo dục 2000
11.Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh - Hoàng Bình. NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2000
Và tham khảo một số báo chí như : Tạp chí công nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 14 LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM 4
PHÁT TRIỂNTHỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 4
1.1. Marketing với phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 4
1.1.1. Marketing là gì? 4
1.1.2. Phát triển thị trường là gì?. 5
1.1.3. Vai trò của marketing đối với sự phát triển thị trường 6
1.1.4. Các kiểu chiến lược thị trường của doanh nghiệp. 8
1.1.4.1. Các chiến lược thâm nhập thị trường. 8
1.1.4.2. Các chiến lược phát triển thị trường 8
1.1.4.3. Các chiến lược phát triển sản phẩm 8
1.1.4.4. Các chiến lược đa dạng hoá 8
1.2. Giải pháp về marketing chiến lược nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. 9
1.2.1. Quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược marketing trong doanh nghiệp. 9
1.2.1.1. Phân tích môi trường marketing. 9
1.2.1.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 14
1.2.2. Những kiểu chiến lược marketing nhằm đối phó với cạnh tranh 16
1.2.2.1. Chiến lược của người dẫn đầu thị trường 16
1.2.2.2. Chiến lược của người thách thức thị trường 17
1.2.2.3. Chiến lược của người theo sau thị trường 18
1.2.2.4. Chiến lược nép góc thị trường 18
1.2.3. Các giải pháp marketing cho từng kiểu chiến lược thị trường 19
1.2.3.1. Giải pháp cho chiến lược thâm nhập sâu vào thị trường 19
1.2.3.2. Giải pháp cho chiến lược phát triển thị trường 20
1.2.3.3 Giải pháp cho chiến lược phát triển sản phẩm 21
1.2.3.4. Giải pháp cho chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 21
1.3. Giải pháp chiến lược marketing mix nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. 22
1.3.1. Chính sách sản phẩm. 22
1.3.1.1. Sản phẩm trong môi trường marketing. 22
1.3.1.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới 23
1.3.1.3. Chu kỳ thị trường của sản phẩm 25
1.3.1.4. Ma trận BCG (Boston Consulting Group) 26
1.3.2. Chính sách giá 28
1.3.2.1. Vai trò của giá 28
1.3.2.2. Giá và các yếu tố co giãn. 29
1.3.2.3. Chiến lược giá. 30
1.3.2.4. Giá và chu kỳ sản phẩm trên thị trường. 31
1.3.2.5. Một số chiến lược giá phổ biến 32
1.3.3. Chính sách phân phối. 33
1.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp. 33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 35
2.1. Giới thiệu về công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình 35
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35
2.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý công ty 36
2.1.3. Tình hình nguồn nhân lực công ty 41
2.1.4. Máy móc thiết bị của công ty 41
2.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 43
2.1.5.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 43
2.1.5.2. Mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 44
2.1.5.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 46
2.2. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 48
2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và nguyên nhân 48
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo nhóm hàng 49
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý. 51
2.2.4. Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 54
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng và thực hiện giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 56
2.3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty 57
2.3.2. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 59
2.3.3. Thực trạng sự dụng hệ thống marketing – mix nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 59
2.3.3.1. Chính sách sản phẩm 59
2.3.3.2. Chính sách giá 64
2.3.3.3. Chính sách phân phối 66
2.3.3.4. Chính sách xúc tiến khuếch trương 66
2.4. Một số thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động marketing nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. 67
2.4.1. Một số thuận lợi của công ty 67
2.4.2. Những khó khăn chủ yếu 68
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM PHÁP TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY 69
3.1. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 69
3.1.1. Tầm nhin chiến lược 69
3.1.2. Mục tiêu dài hạn 69
3.1.3. Mục tiêu ngắn hạn 70
3.2. Một số giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường tiệu thụ sản phẩm ở công ty TNHH dây và cáp điện Thượng Đình 71
3.2.1. Hoàn thiện và đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 71
3.2.2. Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 75
3.2.3. Giải pháp marketing hồn hợp. 76
3.2.3.1. Giải pháp về sản phẩm. 76
3.2.3.2. Giải pháp về giá 78
3.2.3.3. Kênh phân phối. 80
3.2.3.4. Tăng cường các hoạt động trong giao tiếp khuếch trương 82
3.2.3.5. Một số giải pháp khác 86
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp của hoạt động marketing mix tại công ty TNHH tã giấy diana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần m Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top