kim_loanvn90

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ trong các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước





Mục lục
 
 Trang
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Lời mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về lao động nữ trong các DN NNN
4
1.1/ Doanh nghiệp NNN và các loại hình doanh nghiệp NNN . 4
1.1.1/ Doanh nghiệp ngoài Nhà nước . 4
1.1.2/ Các loại hình doanh nghiệp NNN . 5
1.2/ Vai trò của các DN NNN . 6
1.3/ Đặc điểm của LĐ nữ và các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến LĐ nữ trong các DN NNN .
7
1.3.1/ Đặc điểm của LĐ nữ . 7
1.3.2/ Các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến LĐ nữ trong các DN NNN
8
1.4/ Chính sách, pháp luật lao động đối với LĐ nữ ở một số nước trên thế giới .
10
1.5/ Hệ thống các văn bản và chính sách, pháp luật LĐ đối với lao động nữ .
12
1.5.1. Về việc làm . 13
1.5.2. Quy định về tuyển dụng, sử dụng LĐ nữ . 13
1.5.3. Về tiền lương, thu nhâp . 14
1.5.4. Quy định về HĐLĐ, TƯLĐ tập thể . 15
1.5.5. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 15
1.5.6. Quy định về chế độ thai sản và BHXH . 16
1.5.7. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động . 18
1.5.8. Chính sách đặc thù với LĐ nữ . 19
1.5.9. Chính sách khuyến khích sử dụng nhiều lao động nữ 21
1.5.10. Các quy định về quản lý, vai trò của công đoàn và thanh tra. 24
1.5.11. Quy định về xử phạt các hành vi vi phạm . 24
Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật LĐ đối với LĐ nữ làm việc trong các DN NNN .
25
2.1/ Khái quát tình hình phát triển của các DN NNN . 25
2.1.1/ Khái quát tình hình phát triển của các DN NNN hiện nay . 25
2.1.2/ Lao động nữ trong các DN NNN . 28
2.2/ Đặc điểm của LĐ nữ làm việc trong các DN NNN . 29
2.2.1/ Tuổi đời của LĐ nữ . 29
2.2.2/ Trình độ học vấn, chuyên môn của LĐ nữ làm việc trong các DN NNN .
30
2.3/ Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật LĐ đối với LĐ nữ trong các DN NNN .
32
2.3.1/ Tình hình việc làm của LĐ nữ trong các DN NNN . 32
2.3.2/ Vấn đề tuyển dụng LĐ . 36
2.3.3/ Về ký kết HĐLĐ và TƯLĐ tập thể . 38
2.3.4/ Tiền lương và thu nhập của LĐ nữ trong các DN NNN . 40
2.3.5/ Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của LĐ nữ trong các DN NNN .
44
2.3.6/ Về đào tạo, học nghề của LĐ nữ trong các DN NNN . 46
2.3.7/ Điều kiện làm việc, an toàn vệ sinh lao động . 49
2.3.8/ Tình hình thực hiện chính sách BHXH và chế độ thai sản với lao động nữ trong các DN NNN .
54
2.3.9/ Thực hiện chính sách khuyến khích DN sử dụng nhiều lao động nữ .
58
2.3.10/ Hoạt động quản lý, giám sát và can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền .
59
2.4/ Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc . 61
Chương 3: Một số giải pháp nhằm cải thiện, tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật LĐ đối với LĐ nữ làm việc trong các DN NNN
 
63
3.1/ Tăng cường rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật LĐ đối với LĐ nữ
63
3.2/ Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiên chính sách, pháp luật LĐ đối với LĐ nữ trong các DN NNN
66
3.3/ Nâng cao hiệu quả hoạt động của CĐCS trong việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LĐ nữ trong các DN NNN .
68
3.4/ Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho LĐ nữ đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập kinh tế .
71
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o động nữ chưa qua đào tạo (56,8%; 60,7%; 67,9%) đang đảm nhận những công việc lao động giản đơn. Trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, lao động nữ đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao nhất: 52,9% lao động kỹ thuật; 14,3% có trình độ trung học chuyên nghiệp; 8,1% lao động nữ có trình độ cao đẳng, ĐH. Số liệu này hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì phần lớn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây đều đã qua đào tạo. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ lệ lao động nữ có trình độ Cao đẳng, ĐH cao nhất (16,4%), vì đây là khu vực kinh tế có trình độ công nghệ khá tiên tiến, hiện đại nên đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao.
2.3/ Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật lao động đối với lao động nữ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
2.3.1/ Tình hình việc làm của lao động nữ trong các DN NNN
Lao động nữ với những đặc thù về tâm sinh lý, sức khoẻ, trách nhiệm gia đình..,đồng thời trong điều kiện kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt, làm cho vấn đề việc làm luôn là thách thức và mối lo thường trực với họ.
Tình hình việc làm của lao động nữ trong DN NNN đã có những chuyển biến tốt, có 89,3% lao động nữ trong các DN NNN trả lời rằng họ có đủ việc làm thường xuyên; chỉ có 5,4% có việc làm nhưng thất thường và 5,3% không có ý kiến.
Bảng 2.7 : Việc làm của lao động nữ DN NNN phân theo loại hình DN
Đơn vị tính:%
DN đảm bảo việc làm thường xuyên
Không đảm bảo việc làm thường xuyên
DN tư nhân
93,4
4,9
Hợp tác xã
78,6
7,3
DN TNHH
90,6
3,9
DN Cổ phần hoá
91,0
5,8
DN ĐTNN
92,1
6,1
Nguồn: Điều tra đời sống, việc làm lao động nữ DN NQD, Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, 2006.
Xem xét tình hình việc làm của lao động nữ theo loại hình doanh nghiệp thì: tỷ lệ lao động nữ có việc làm ổn định thường xuyên cao nhất là ở các DN tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (93,4%; 92,1%). Trong các hợp tác xã tỷ lệ lao động nữ có việc làm ổn định thường xuyên thấp nhất (78,6%). Sở dĩ việc làm của lao động nữ tại các hợp tác xã không đảm bảo thường xuyên là do hợp tác xã chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, nên công việc chủ yếu phụ thuộc vào các đơn đặt hàng của nước ngoài, mang tính mùa vụ, vì vậy công việc thất thường, không ổn định.Về sự phù hợp giữa ngành nghề được đào tạo với công việc đang làm, thì có 91,2% lao động nữ cho rằng công việc đang làm phù hợp với nghề được đào tạo, trong đó DN cổ phần hoá và DN tư nhân có tỷ lệ phù hợp cao nhất, 94,9% và 93,4%. Như vậy là đa số lao động nữ đã tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo, đây là điều kiện thuận lợi để họ phát huy được khả năng của mình trong công việc.Tuy nhiên có sự ngịch lý, những người lao động nữ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ càng cao thì tỷ lệ phù hợp giữa công việc đang làm và ngành nghề được đào tạo càng thấp. như những người lao động nữ có trình độ cao đẳng, ĐH thì tỷ lệ phù hợp chỉ có 80,2%. Điều này cũng đúng với thực tế, do sự bất cập trong cơ cấu đào tạo hiện nay ở nước ta.
Đi sâu hơn vào những công việc mà lao động nữ đang đảm nhận, thì có tới 52,8% những người lao động nữ đang làm những công việc mang tính chất thủ công; 22,3% làm những công việc có tính chất kỹ thuật và có 15,8% là lao động gián tiếp.
Bảng 2.8: Công việc của lao động nữ phân theo loại hình doanh nghiêp
Đơn vị tính:%
DN tư nhân
Hợp tác

Công ty
TNHH
DN cổ phần hoá
DN có vốn
ĐTNN
Thủ công
50,8
57,8
64,2
45,8
40,2
Kỹ thuật
33,6
13,0
16,4
26,3
29,5
Gián tiếp
10,7
15,1
12,8
18,3
21,4
Không trả lời
4,9
14,1
6,6
9,6
8,9
Nguồn: Điều tra của Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam,2006
Nếu xét theo loại hình doanh nghiệp thì trong các công ty TNHH và các hợp tác xã có tỷ lệ lao động nữ làm các công việc có tính chất thủ công cao nhất (64,2% và 57,8%), trong các DN cổ phần hoá và DN có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ lao động nữ làm những công việc mang tính chất thủ công thấp nhất (45,8% và 40,2%). Thực trạng này phản ánh trình độ công nghệ tại các DN NNN còn hạn chế, và cũng do công việc như vậy nên số đông lao động nữ trong DN NNN phải làm việc với cường độ lao động cao nhưng thu nhập lại thấp.
Về sự ổn định nơi làm việc, có 23,5% lao động nữ đã một lần đổi nơi làm việc; 7,6% đã thay đổi 2 lần và 0,7% thay đổi ba lần nơi làm việc trở lên, chỉ có 14,1% lao động nữ chưa hề thay đổi chỗ làm việc trong 5 năm gần đây. Điều này có ý nghĩa rất quan trong vì sự ổn định nơi làm việc có ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống của người lao động nữ. Lao động nữ có trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ càng cao thì tỷ lệ thay đổi nơi làm việc càng lớn. Cụ thể trong số những người lao động nữ đã một lần thay đổi nơi làm việc thì lao động có trình độ tiểu học chiếm 19%; trình độ THCS là 29% còn lại là THPT. Những lao động nữ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất về số lần thay đổi nơi làm việc (34,9%); lao động kỹ thuật là 28,4%, còn TH chuyên nghiệp là 20,9%. Tỷ lệ lao động nữ thay đổi nơi làm việc trong DN NNN cao hơn hẳn so với lao động nữ trong các DN Nhà nước, do nhiều lý do như áp lực công việc qua lớn, thu nhập thấp…Như vậy ta thấy, mặc dù tỷ lệ lao động nữ có việc làm thường xuyên cao nhưng tỷ lệ di chuyển thay đổi công việc diễn ra khá phổ biến,điều này xét về lâu về dài là bất lợi cho lao động nữ.
Về phương diện pháp lý, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới tính trong vấn đề việc làm, nói cách khác lao động nữ hoàn toàn có quyền bình đẳng với lao động nam trong việc làm. Theo điều tra thì chỉ có 3% lao động nữ khẳng định nam giới có việc làm đều đặn hơn nữ; 75,1% lao động nữ cho rằng lao động nữ và nam có việc làm đều đặn như nhau; 8,6% cho rằng chỉ đúng một phần; còn lại không có ý kiến , như vậy thì nhìn chung là không có sự phân biệt về giới lĩnh vực việc làm. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, thực tế các cuộc điều tra về thực hiện chính sách đối với lao động nữ thường điều tra trong các DN , ngành nghề cần sử dụng nhiều lao động nữ, công việc của người lao động trong các DN này thường không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, lao động nam ít tham gia ( ngành may mặc, dệt, giày da, chế biến..). Chính vì vậy, trong thực tế những công việc có trình độ chuyên môn cao, công việc không phân biệt nam nữ thường khả năng cạnh tranh của lao động nữ thấp hơn nam giới. Mặc dù pháp luật đã có những chính sách ưu đãi để tuyển dụng lao động nữ vào làm việc, nhưng do nhiều hạn chế về sức khoẻ, trình độ văn hoá, nhận thức, tay nghề…đồng thời với vai trò vừa lao động vừa làm mẹ dẫn đến chi phí cho các chế độ ưu đãi đối với lao động cũng rất lớn, do đó, nếu được lựa chọn thì người sử dụng lao động thường không nhận lao động nữ. Do đó nguy cơ không có việc làm của lao động nữ càng tăng lên, tỷ lệ mất việc làm cũng cao hơn nhiều so với lao động nam.
Để tạo điều kiện và gia tăng sức cạnh tranh việc làm ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tình hình sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ Y dược 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a 2008 NQ CP trên địa bàn huyện mù cang chải tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Công nghệ thông tin 0
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Q Công nghệ thông tin 0
G Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội huyện Sóc Sơn 5 năm 2001 - 2005 Luận văn Kinh tế 2
L Đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược marketing ở công ty giầy Thượng Đình Luận văn Kinh tế 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top