hien_dung

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Xí nghiệp Dược phẩm 120





Năng suất lao động: Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong doanh nghiệp. Trong ba năm qua, năng suất lao động luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 năng suất lao động đạt 125,59 triệu đồng/người/năm, năm 2007 tăng lên là 146,83 triệu đồng/người/năm và tăng mạnh vào năm 2008 khi đạt 195,9 triệu đồng/người/năm. Điều đó thể hiện rằng Xí nghiệp đã sử dụng lao động một cách có hiệu quả. Sở dĩ như vậy là năm 2008, Xí nghiệp đã đầu tư, mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất thuốc theo dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP nên một lượng lao động cắt giảm được chuyển sang các xí nghiệp khác thuộc công ty, chính vì vậy năm 2008 số lao động của Xí nghiệp giảm song năng suất lao động không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, với việc đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại nên trình độ của người lao động được nâng lên thông qua các lần tập huấn do Xí nghiệp và công ty tổ chức. Cụ thể, năm 2008 Xí nghiệp có trên 30% cán bộ công nhân viên đạt trình độ đại học, trong đó có nhiều người là dược sĩ và kỹ sư cao cấp.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín sản phẩm của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin của khách hàng về sản phẩm. Từ đó tăng doanh thu, đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất: Việc sử dụng tiết kiệm các khoản chi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng ảnh hưởng đến kết quả đạt được. Doanh nghiệp có thể cải tiến quản lý điều hành nhằm sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực, giảm tổn thất để tăng cường giá trị đầu ra. Song nếu quá trình sản xuất kinh doanh đã hợp lý thì doanh nghiệp không thể giảm đầu vào mà không làm giảm giá trị đầu ra. Chính vì vậy để có một hiệu quả không ngừng tăng lên thì đòi hỏi doanh nghiệp không những không giảm mà còn phải tăng chất lượng đầu vào. Như vậy để tăng hiệu quả kinh doanh chỉ có con đường duy nhất là không ngừng đầu tư vào công nghệ, nguồn nhân lực, quản lý,…
V. Một số nét về ngành Dược
Ngành Dược Việt Nam trước đây được xem là ngành có rủi ro cao và hoạt động không hiệu quả. Lý do chủ yếu dẫn đến nhận định trên là do trang thiết bị lạc hậu, nạn vi phạm bản quyền và sao chép công thức sản xuất thuốc một cách tràn lan. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ngành Dược đã có những thay đổi mạnh mẽ nhờ vào sự hỗ trợ của Chính phủ và sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo các công ty Dược phẩm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dược có một vài đặc thù như sau:
Về trình độ: Ngành Dược Việt Nam đang được xếp hạng ở mức độ 2,5 trong thang phân loại 4 mức độ xếp hạng thuốc của WHO. Đây là mức độ được đánh giá là có công nghệ dược, đã sản xuất được thuốc generic (thuốc có gốc hoá học giống thuốc phát minh) nhưng đa phần vẫn nhập khẩu.
Hiện nay, Chính phủ đã vạch rõ lộ trình cụ thể cho các công ty dược nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế do WHO đặt ra. Để đáp ứng được những tiêu chuẩn trên đòi hỏi các công ty dược phải có vốn đầu tư lớn và đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao.
Các công ty trong nước chưa chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hiện tại, các công ty chỉ tập trung phát triển nhiều nhóm sản phẩm tương tự nhau, dẫn đến sản xuất trùng lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến. Theo thống kê của cục Quản lý dược Việt Nam, thuốc không đạt chất lượng năm 2007 chiếm 3,3% tổng số mẫu lấy. Ngoài ra, nạn làm thuốc giả ngày càng tăng cao cũng đã góp phần nâng tỷ lệ thuốc kém chất lượng nêu trên, làm cho doanh nghiệp bị mất uy tín, ảnh hưởng đến thị phần.
Về hệ thống phân phối: Hầu hết các công ty dược trong nước chỉ sản xuất được các loại thuốc generic, chưa sản xuất được thuốc đặc trị. Do đó, hệ thống phân phối đóng vai trò rất quan trọng trong ngành. Những công ty nào có thể đưa thuốc đến tận tay người tiêu dùng thì được xem là thành công.
Thị trường thuốc Việt Nam chia làm hai mảng: Hệ điều trị và hệ thương mại, chiếm tỷ trọng tương ứng là 37:63. Hệ điều trị là hệ bán trực tiếp cho các bệnh viện thông qua đấu thầu. Hệ thương mại là hệ được bán tại các cửa hàng thuốc, trung tâm phân phối.
Ngành Dược và những thách thức:
Nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu: 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lợi của các công ty Dược trong nước do giá bán đang bị kiểm soát bởi Chính phủ.
Sự sàng lọc các doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của WHO: Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT ngày 19/4/2007 của Bộ y tế thì từ ngày 1/7/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt GMP sẽ phải ngừng sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến sự thanh lọc khắt khe trong thời gian tới vì hiện tại trong cả nước chỉ 75/180 doanh nghiệp đạt GMP.
Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập à các công ty dược nước ngoài gia tăng: Kể từ ngày 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài còn được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc, không cần thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu uỷ thác và mức thuế trung bình là 2,5%. Điều này dẫn đến giá bán các loại thuốc nhập khẩu sẽ giảm và các công ty trong nước sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn đối với các loại thuốc nhập khẩu và tất nhiên là có thể đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần.
VI. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng hiệu quả kinh doanh vừa là phương châm hoạt động vừa là hướng đi của toàn bộ hệ thống kinh tế. Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hiệu quả kinh doanh là mục tiêu tổng quát, lâu dài quyết định sự sống còn của mọi chủ thể kinh tế. Bởi lẽ:
Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần. Không những đối với Xí nghiệp Dược 120 mà đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển thì phải vươn lên lấy thu nhập bù chi phí để đảm bảo nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế hiện nay. Để làm được điều đó bắt buộc doanh nghiệp phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có cũg như tận dụng những lợi thế của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Điều này động nghĩa với việc doanh nghiiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh, chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần giải quyết mối quan hệ giữa ba lợi ích: tập thể, Nhà nước và người lao động. Bởi vì, khi nâng cao hiệu quả kinh doanh thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, kích thích họ làm việc tích cực hơn, đồng thời tăng thêm các khoản phải nộp cho Nhà nước.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu của nguyên tắc hạch toán kinh doanh. Trong thời gian này, với chủ trương cổ phẩn hoá các DNNN trong đó có ngành dược, Xí nghiệp Dược phẩm 120 sẽ tiến hành cổ phần hoá và hạch toán độc lập không còn phụ thuộc vào công ty nữa. Khi đó Xí nghiệp được quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phải tự bù đắp chi phí và có lãi, tự bảo toàn và phát triển vốn trong kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, mà muốn kinh doanh có lãi thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP DƯỢC PHẨM 120
I. Thực trạng sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Dược phẩm 120 giai đoạn 2006 - 2008.
X í nghiệp Dược 120 với nhiệm vụ chính trị trọng tâm và chủ yếu là sản xuất kinh doanh thuốc phục vụ bộ đội và nhân dân, kinh doanh các mặt hàng phục vụ chuyên ngành. Với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công nhân viên, trong 3 năm qua X...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top