hoangyen_tyt91

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 3
1.1. Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 3
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty 3
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và đầu tư chủ yếu của công ty 5
1.1.2.1 Các mục tiêu chính của công ty 5
1.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu 7
1.1.2.3 Danh mục các sản phẩm chính của công ty 8
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 9
1.1.4 Tình hình đầu tư chung của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân trong giai đoạn 2001-2008 13
1.1.4.1 Tổng quan về tình hình đầu tư chung giai đoạn 2001-2008 13
1.1.4.2 Những hoạt động đầu tư chủ yếu của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 15
1.2 Tình hình quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân 18
1.2.1 Công tác tổ chức Quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 18
1.2.2 Quy trình quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 20
1.2.2.1 Xin giao đất, thuê đất hay chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đối với dự án cơ sử dụng đất) 22
1.2.2.2 Xin giấy phép xây dựng (nếu cần) 22
1.2.2.3 Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư (đối với những dự án có yêu cầu tái định cư), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có) 23
1.2.2.4 Thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình 23
1.2.2.5 Đấu thầu mua sắm thiét bị, công nghệ, xây lắp và tư vấn 23
1.2.2.6 Tiến hành thi công xây lắp 24
1.2.2.7 Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng 24
1.2.2.8 Nghiệm thu, ban giao công trình 24
1.2.2.9 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình 24
1.2.2.10 Công tác báo cáo đầu tư 25
1.2.3 Quản lý dự án theo các nội dung cơ bản tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 25
1.2.3.1 Quản lý khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư 26
1.2.3.2 Lập kế hoạch tổng quan và quản lý quá trình lập kế hoạch 33
1.2.3.3 Quản lý thời gian và tiến độ dự án 41
1.2.3.4 Quản lý chất lượng thực hiện dự án 47
1.2.3.5 Dự toán ngân sách và quản lý chi phí dự án 53
1.2.3.6 Quản lý việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng, mua sắm thiết bị, tư vấn của dự án đầu tư 59
1.2.3.7 Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, hoàn trả vốn đầu tư 65
1.3 Đánh giá công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 66
1.3.1 Kết quả công tác quản lý dự án 79
1.3.2 Những hạn chế và khó khăn 85
Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN 89
2.1 Những định hướng, kế hoạch đấu tư, quản lý dự án trong giai đoạn 2009-2015 89
2.1.1 Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2009-2015 89
2.1.2 Kế hoạch quản lý dự án trong giai đoạn 2009-2015 95
2.1.3 Đinh hướng quản lý các dự án 96
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 98
2.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án tại công ty 98
2.2.1.1 Giải pháp xây dựng và phát triển nguồn nhân lực 98
2.2.1.2 Giải pháp về chất lượng kỹ thuật công nghệ và tư vấn xây dựng 100
2.2.1.3 Giải pháp về công tác lập kế hoạch 101
2.2.1.4 Giải pháp về tài chính 101
2.2.1.5 Giải pháp về quản lý vật tư 102
2.2.2 Giải pháp cho công tác quản lý tại công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân 102
2.2.2.1 Giải pháp cho công tác quản lý tiến độ dự án 102
2.2.2.2 Giải pháp cho công tác quản lý chất lượng 105
2.2.2.3 Giải pháp cho công tác quản lý chi phí 106
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Phụ lục . 117

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC

1. Danh mục các biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty….…………………………….9
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ nguồn vốn cho các dự án…….………………………15
Biểu đồ 1.3: Mô hình tổ chức quản lý dự án tại công ty……….…………..18
Biểu đồ 1.4: Quy trình quản lý dự án của công ty………….………………20
Biểu đồ 1.5: Lập kế hoạch thực hiện hạng mục cải tạo nhà năm tầng theo sơ đồ GANTT…..……………………………………………………………...39
Biểu đồ 1.6: Nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng….…….…..51
Biểu đồ 1.7: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân………………………………….……..69
2. Danh mục các bảng:
Bảng 1.1: Các thông số và kết quả thu được của dự án….……………...…30
Bảng 1.2: Phân tích khía cạnh tài chính của dự án…..…………………..…31
Bảng 1.3: Cơ cấu phân tách công việc của dự án………..………..………..36
Bảng 1.4: Phân tách công việc cải tạo nhà năm tầng theo mã số……..……38
Bảng 1.5: Phân tách công việc xây dựng văn phòng theo mã số…….……...42
Bảng 1.6: Cơ cấu nhân lực và chi phí tiền lương và Bảo hiểm xã hội của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp Cái Lân……………………….....45
Bảng 1.7: Dự kiến nguồn vốn cho dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp Cái Lân……………………………………………………………....46
Bảng 1.8: Điều kiện huy động vốn…….………………………………….....46
Bảng 1.9: Bảng dự toán chi phí cho các hạng mục chính của dự án.……....56
Bảng 1.10: Khái toán chi phí đầu tư hệ thống giao thông…….……………..57
Bảng 1.11: Kế hoạch nguồn vốn cho dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp Cái Lân…………………………………..…………………………..59
Bảng 1.12: Ví dụ tóm tắt về đánh giá mặt kỹ thuật chất lượng………….......65
Bảng 1.13: Kế hoạch sử dụng vốn……….……………………………….....69
Bảng 1.14: Kế hoạch dự kiến huy động vốn…………….………………..…70
Bảng 1.15: Bảng điều chỉnh vốn đầu tư của dự án…….…………………..72
Bảng 1.16: Kế hoạch đấu thầu chung của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (kế hoạch đã được điều chỉnh)…………..…..73
Bảng 1.17: Các thông số và kết quả thu được của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở cụm công nghiệp Cái Lân tính đến năm 2008…………………………....84
Bảng 1.18: Kết quả kinh doanh của Nhà máy điện Diezel………………......85
Bảng 2.1: Danh mục các dự án chuẩn bị đầu tư……………………….....….91
3. Danh mục các phụ lục:
Phụ lục 1: Các dự án đầu tư thuộc Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
Phụ lục 2: Báo cáo thẩm định
Phụ luc 3: Thẩm định lại báo cáo thẩm định gói thầu 6e4
Phụ lục 4: Phụ lục tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án xây dựng hạ tầng cơ sở CNTT Cái Lân - Quảng Ninh
Phụ lục 5: Bảng kế hoạch tổng hợp chi phí và doanh thu của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, ngành công nghiệp tàu thuỷ - ngành công nghiệp mũi nhọn - của nước ta có bước phát triển nhanh, nhưng hiệu quả còn hạn chế và chưa vững chắc. Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm… đều của nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho công nghiệp tàu thuỷ trong giai đoạn mới là phải tiếp tục tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ.
Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở hiện có, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng - Quảng Ninh, miền trung va miền nam hình thành hệ thống công nghiệp phụ trợ.
Được sự uỷ quyền của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đang tiến hành một loạt dự án đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống các công trình trong các cụm công nghiệp để hình thành lên một hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ. Nhất là dự án đầu tư xây dựng trong Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đang được công ty gấp rút hoàn thành để đưa vào khai thác sử dụng.
Tuy nhiên qua thời gian thực hiện, từ những thực tế nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án, Thời gian thực hiện các dự án của công ty kéo dài, tổng vốn đầu tư cho các dự án lớn hơn rất nhiều so với dự toán ban đầu. Điều này cho thấy công tác quản lý dự án của công ty còn có những hạn chế cần khắc phục để có thể thực hiện mục tiêu nội địa hoá ngành đóng tàu trong nước và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Đây là lý do em chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân”
Chuyên đề của em ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục thì nội dung gồm có hai chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân
Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ Phạm Văn Hùng cùng sự giúp đỡ của Chị Nguyễn Thị Thuý Biên và các anh chị trong Phòng kế hoạch đầu tư của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành được chuyên đề này.
Đề cập đến một vấn đề lớn và phức tạp trong khi trình độ và thời gian còn hạn chế, chuyên đề không tránh khởi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị trong phòng kế hoạch đầu tư của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN

1.1. Khái quát về công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân) là một đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Cho đến giai đoạn hiện nay, ta có thể sơ lược các mốc thời điểm quan trọng đối với công ty:
* Sự ra đời của bn quản lý dự án khu Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam.
Ngày 06/11/2001, Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) đã có Quyết định số 408 QĐ/TCCB – LĐ về việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân với chức năng và nhiệm vụ: Giúp chủ đầu tư - Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam tổ chức xúc tiến, quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.
* Thành lập Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân (tiền thân của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân)
Ngày 04/04/2003 Hội đồng quản trị Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã có quyết định số 307/QĐ – TCCB – LĐ về việc thành lập Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân là: Đầu tư, thực hiện các dự án thuộc Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân chuyển sang). Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện một số nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh khác như: Sản xuất kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao; Tổ chức, triển khai thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới, sản xuất và vận tải biển; Kinh doanh dịch vụ hàng hải…
Qua hơn 03 năm hoạt động, Công ty triển khai tốt các hoạt động đầu tư tại Cụm Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, dần hình thành các Nhà máy trong Cụm công nghiệp – đơn vị sản xuất thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ.
* Thành lập công ty TNHH một thành viên Công nghiệpTtàu thuỷ Cái Lân trên cơ sở Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.
Ngày 30/05/2006 Hội động quản trị Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam đã có quyết định 829/QĐ – CNT – TCCB – LĐ về việc thành lập Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân.
Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân được thành lập, trên cơ sở Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, kế thừa toàn bộ các hoạt động của Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân – đơn vị hạch toán phụ thuộc, thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam).
Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hiện nay:
Ban lãnh đạo của công ty hiện nay:
+ Chủ tịch công ty
+ Tổng giám đốc
+ Các phó tổng giám đốc
+ Kế toán trưởng
+ Các phòng nghiệp vụ và các ban chuẩn bị sản xuất thuộc công ty
+ Các chi nhánh, văn phòng đại diện
+ Các công ty thành viên.
Công ty caó tên giao dịch: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân
Tên giao dịch quốc tế: CAILAN SHIIPBUILDING INDUSTRY COMPANY
Tên viết tắt: CAILAN SHINCO
Có hai trụ sở chính:
Tại Hà nội: Tầng 11 - Toà nhà Giảng Võ Lake View - D10 Giảng Võ - Quận Ba Đình –Thành phố Hà nội.
Tại Quảng Ninh: Cụm Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân - phường Giếng Đáy - Hạ Long - Quảng Ninh.
1.1.2 Lĩnh vực hoạt động và đầu tư chủ yếu của công ty
1.1.2.1 Các mục tiêu chính của công ty
Chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế thế giới và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam đã tạo lên một bước chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành phần kinh tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, từng bước hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
Từ khởi nguồn là Ban quản lý dự án Khu công nghiệp Tàu thuỷ Cái Lân thành lập theo quyết định của Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ngày nay công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đang phát triển mạnh mẽ và không ngừng xây dựng thành Tổng công ty Công nghiệp nặng Cái Lân, sản xuất các mặt hàng phụ trợ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong ngành đóng tàu Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay công ty triển khai nhiều dự án lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tạo ra thương hiệu có uy tín với Tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam và các bạn hàng.
Hướng tới các mục tiêu vì sự ổn định, bền vững và phát triển của Công ty, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến 2020. Công ty đang thực hiện các biện pháp để tăng cường các tiềm năng, đổi mới công tác tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ và năng lực chỉ huy điều hành. Bằng việc coi mục tiêu “Kỷ cương - Chất lượng – An toàn - Hiệu quả” trong sản xuất kinh doanh và thực hiện dự án theo hướng:
- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hóa để xây dựng Công ty thành Tổng công ty công nghiệp nặng Cái Lân là đơn bị kinh tế mạnh trong tập đoàn kinh tế Vinashin: Đa dạng hoá trong sản xuát kinh doanh đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng môi trường doanh nghiệp hài hoà, từng bước phát triển giai cấp công nhân trong công ty đáp ứng yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân ngành đóng tàu Việt Nam. Cải thiện đời sống của người lao động đảm bảo đủ việc làm cho người lao động, có tích tụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đóng vai trò điều tiết về tài chính, về nhân sự, về cơ cấu đầu tư, về hoạch định chính sách chiến lược phát triển cho các đơn vị thành viên: Hoàn thiện đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và đồng bộ, xây dựng quản lý theo ISO tiến tời làm chủ công nghệ tiên tiến, ưu tiên triển khai có hiệu quả: Nhà máy cán nóng thép tấm, thép phi tiêu chuẩn phục vụ ngành đóng tàu và ngành cơ khí. sản xuất Điện phục vụ khu công nghiệp. Khai thác Cảng khách Hòn Gai theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng lực lượng sản xuất phát triển mạnh phù hợp với quan hệ sản xuất trong thời kỳ mới, thực hiện việc hội nhập với khu vực và quốc tế trong khối ASEAN, AFTA, WTO.
- Với phương châm “Quản lý chặt chẽ hiệu quả - Tài chính kỷ cương lành mạnh – Phát triển đồng bộ bền vững”. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ có năng lực công tác cao, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, nhanh chóng làm chủ khoa học công nghệ mới, có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH. Xây dựng chế độ dân chủ cới mở, phát huy mọi tiềm năng nội lực, tuyển chọn và chuẩn bị tốt đội ngũ kế cận cho tương lai. Có nền tài chính lành mạnh, có dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại, có chính sách xã hội đúng đắn.
- Thường xuyên chăm lo củng cố xây dựng Đảng, để Đảng bộ công ty thực sự vững mạnh đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện tuyệt đối của Đảng với mọi hoạt động của công ty, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho các tố chức Đoàn thể quần chúng trong công ty phát huy tiềm năng, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra. Tạo sự gắn kết giữa gia đình công nhân viên với công ty và xã hội.
- Bên cạnh việc nỗ lực cố gắng, công ty mong muốn tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực đầu tư và phát triển kinh tế theo nguyên tắc: “Bình đẳng và các bên cùng có lợi”. Thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo mà nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra gớp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh.
1.1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện phục vụ công nghiệp tàu thuỷ và đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Tổ chức, khai thác thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới sản xuất và vận tải biển.
- Kinh doanh dịch vụ hàng hải bao gồm cung ứng, lai dắt, sửa chữa, vệ sinh tàu biển, môi giới hàng hải, bốc dỡ hàng hoá.
- Đầu tư, kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị và nhà ở.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị cơ khí, phụ tùng, phụ kiện tàu thuỷ và các loại hàng hoá liên quan đến ngành Công nghiệp tàu thuỷ.
- Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.
- Hợp tác liên doanh với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển thị trường cho ngành Công nghiệp tàu thuỷ.
- Dịch vụ du lịch khách sạn.
- Kinh doanh các dịch vụ khác bao gồm: Kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh vận chuyển khách du lịch.
- Vận chuyển khách du lịch bằng phương tiện đường thuỷ, đường bộ nội địa và quốc tế.
- Phun hút, san lấp mặt bằng khu công nghiệp, đô thị.
- Kinh doanh dịch vụ xếp dỡ, vận tải hàng hoá, cho thuê kho bãi bảo quản nguyên vật liệu, kinh doanh cảng.
- Kinh doanh hạ tầng cơ sở khu công nghiệp.
1.1.2.3 Danh mục các sản phẩm chính của công ty
- Ngành điện:
+ Sản xuất Điện
+ Truyền tải và phân phối Điện
+ Vận hành trạm biến áp và đường dây đến 110KV
- Các sản phẩm cơ khí phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, các sản phẩm thép xây dựng khác:
+ Thép tấm đóng tàu, thép cường độ cao
+ Sản xuất dầm thép, kết cấu nhà xưởng và các phân đoạn phục vụ cho công nghiệp đóng tàu
+ Các sản phẩm thép xây dựng: Thép tròn, thép xoắn, thép ống và các sản phẩm khác từ thép
+ Sản xuất bình bồn, nồi hơi, vỏ tàu lăn…
- Các sản phẩm nội thất phục vụ công nghiệp đóng tàu và các ngành công nghiệp khác:
+ Các sản phẩm nhựa và cao su
+ Các thiết bị điện, điện lạnh, điện tử tàu thuỷ và dân dụng
+ Các sản phẩm nội thất tàu thuỷ và dân dụng khác
- Khai thác hạ tầng cơ sở, kinh doanh bất động sản:
+ Khai thác, kinh doanh công trình: Cầu tàu cảng sông, cảng biển
+ Kinh doanh khai thác hạ tầng khu công nghiệp, đô thị
+ Cho thuê văn phòng, nhà xưởng, bến bãi
- Các sản phẩm xây lắp:
+ Nhà xưởng và các công trình xây dựng: Cầu, đường, công trình biển và hải đảo, nhà cao tầng
+ Lắp đặt các thiết bị công trình công nghiệp
- Các sản phẩm dụ lịch và dịch vụ:
+ Dịch vụ nhà hàng khách sạn
+ Kinh doanh lữ hành dịch vụ
- Dịch vụ vận tải:
+ Vận tải đường bộ: Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá
+ Vận tải đường thuỷ: Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá
- Các sản phẩm công nghiệp phụ trợ khác.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Nguồn: Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân
Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng kế hoạch đầu tư của công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân
Quyêt định số 55/QĐ-CTCL-TCCB-LĐ ngày 10/08/2006 của Tổng giám đốc công ty quy định về chức năng, tổ chức và hoạt động của phòng kế hoạch đầu tư.
- Chức năng:
Phòng kế hoạch đầu tư là một bộ phận trong hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty. Tham mưu cho lãnh đạo công ty về chiến lược, kế hoạch đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh các mặt của công ty.
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Xây dựng các kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh theo đúng những văn bản pháp luật của Nhà nước, theo định hướng chung của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam.
+ Trình Tổng giám đốc công ty chiến lược, quy hoạch tổng thể, dự án, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm và các cân đối tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính sau khi đã được công ty phê duyệt.
+ Phân, giao kế hoạch đơn vị, sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên. Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch và đầu tư, công tác tổng hợp báo cáo thông kế đầu tư, xây dựng cơ bản trong toàn công ty.
+ Nghiên cứu xây dựng các kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước (kể cả vốn vay) xây dựng kế hoạch vốn hàng năm. Kết hợp với phòng tài chính kế toán điều tiết, phân bố, bổ sung vốn phù hợp với các dự án do công ty là chủ đầu tư.
+ Xây dựng các kế hoạch, nhu cầu về vật tư, máy, thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của toàn công ty nói chung và của các dự án nói riêng.
+ Điều chỉnh các kế hoạch sản xuất, đầu tư khi cần thiết.
+ Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành triển khai và thực hiện dự án đầu tư theo thẩm quyền. Đánh giá kết

Công nghệ đóng tàu được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần nhanh chóng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhưng thực tế, phát triển công nghiệp đóng tàu chưa tạo bàn đạp để các ngành công nghiệp khác cùng phát triển. Điều này là do chúng ta mới chỉ hướng tới mục đích thu lợi nhuận từ đóng tàu mà chưa chú ý thích đáng đến xây dựng cơ sở công nghệ, nhân lực, hạ tầng cho ngành công nghiệp này. Theo các chuyên gia, bên cạnh việc chuyển hướng phát triển công nghiệp đóng tàu, trước mắt, Chính phủ cần tập trung hoàn thiện nền công nghiệp phụ trợ. Bởi xây dựng công nghiệp phụ trợ mạnh sẽ hỗ trợ cho rất nhiều ngành nghề khác cùng phát triển, tao động lực để nhanh tăng trưởng kinh tế, chủ động ứng phó với biến động kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao năng lực cho các viện nghiên cứu chuyên ngành.
Từ những định hướng cho ngành công nghiệp tàu thuỷ của Thủ tướng chính phủ cũng như nhiệm vụ cần tập trung hoàn thiền công nghiệp phụ trợ thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các dự án thuộc cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân phải nhanh chóng được hoàn thành đưa vào sử dụng khai thác phục vụ cho ngành đóng tàu. Công ty cùng với toàn thể Tập đoàn phải nhanh chóng đẩy nhanh công tác thực hiện đầu tư để có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ nội địa hoá ngành đóng tàu trong nước phải đạt 70%.
Bảng 2.1: Danh mục các dự án chuẩn bị đầu tư
CÁC DỰ ÁN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
I. Các cơ sở đóng mới và sửa chữa.
STT
TÊN DỰ ÁN
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
MỤC TIÊU DỰ ÁN
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
(Tỷ đồng)




2002-2005
2006-2010
Tổng mức
1
Nhà máy đóng tàu Sông Hồng.
Hà Nội
- Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000, 5.000 tấn trong nước và xuất khẩu.
- Tàu đẩy, tàu khách, tàu chạy sông biển.
- Cảng sà lan Lash, Container.
150
170
320
2
Nhà máy đóng tàu Hoà Bình
Xã Thũng Nai, Huyện Cao Phong, Tỉnh Hoà Bình.
- Đóng mới và sửa chữa tàu du lịch.
- Đóng mới tàu đẩy, sà lan chạy sông phục vụ hồ Hoà Bình Sơn La
30
100
130
3
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Sông Đào.
Xã Tân Thành, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định
- Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000, 5.000 tấn nội địa và xuất khẩu.
30
30
60
4
Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh.
Xã Xuân Hùng, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định.
- Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000; 10.000 tấn nội địa và xuất khẩu.
30
30
60
5
Nhà máy đóng tàu Nghi Sơn
Thanh Hoá
- Đóng mới và sửa chữa tàu dầu 50.000 tấn xuất khẩu.
- Cảng sà lan Lash.
- Sản xuất khí CN và vật liệu hàn.
300
300
600
6
Nhà máy đóng tàu Bến Thuỷ
Hà Tĩnh
- Đóng mới tàu cá 500 - 1.000 CV.
- Tàu Composite 25m, tàu vận tải 3.000; 6.000 tấn.
50
50
100
7
Nhà máy đóng tàu Vũng Áng.
Hà Tĩnh
- Đóng mới và sửa chữa tàu 100.000 tấn.
- Khu liên hợp luyện, cán thép đóng tàu 2 triệu tấn/năm.
400
800
1.200
8
Công ty CNTT Quảng Bình.
(CĐT: NMĐT Nhật Lệ Quảng Bình)
Quảng Bình
- Đóng mới và sửa chữa tàu 3.000 tấn.
- Tàu cá, tàu sơ chế hải sản, sản xuất gỗ đóng tàu.
45
53
98
9
Nhà máy sửa chữa tàu Quy Nhơn.
Quảng Ngãi
- Sửa chữa tàu 100.000 tấn.
- Cảng Lash, Container.
100
100
200
10
Nhà máy đóng tàu Cam Ranh
Nha Trang-Khánh Hoà.
- Đóng mới và sửa chữa tàu 30.000 tấn trong nước và xuất khẩu.
- Tàu cá 500 ;1.000 CV.
- Tàu Composite 17m, 25m.
- Cảng Lash, Container.
- Sửa chữa tàu đến 50.000 tấn.
300
300
300
11
Nhà máy đóng tàu Ninh Thuận.
Ninh Thuận
- Đóng mới và sửa chữa tàu 20.000 tấn.
- Bến khách và bến Container.
100
100
200
12
Nhà máy đóng tàu Soài Rạp
Tiền Giang
- Đóng mới và sửa chữa tàu 100.000; 150.000 tấn xuất khẩu, tàu Container 3.000 TEU.
- Cảng Lash.
600
1.200
1.800
13
Nhà máy đóng tàu công nghệ cao và sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ.
Nhơn Trạch, Đồng Nai.
- Đóng mới tàu công nghệ cao.
-Đóng mới tàu 10.000 tấn trong nước xuất khẩu.
- Sửa chữa tàu 20.000 tấn.
270
201
471
14
Nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu Cần Thơ.

- Đóng mới và sửa chữa tàu 6.500 tấn.
300
130
430
15
Nhà máy đóng tàu Cà Mau

- Đóng mới và sửa chữa tàu 5.000 tấn.
- Cảng Lash.
250
200
450

Các dự án thuộc khu công nghiệp tập trung:
STT
TÊN DỰ ÁN
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
MỤC TIÊU DỰ ÁN
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
(Tỷ đồng)




2002-2005
2006-2010
Tổng mức
1
Khu công nghiệp Lai Vu (CĐT: Ban QLDA khu CN Lai Vu).
Hải Dương
-Trung tâm phát triển công nghệ cao.
- Nhà máy thiết bị tàu thuỷ.
- Nhà máy chế tạo Container và bãi Container.
- Nhà máy chế tạo xe Rơmooc chở Container.
- Nhà máy đóng và sửa chữa tàu tới 5.000 tấn.
- Cảng tổng hợp, lash.
- Cảng Container chuyên dụng.
- Nhà máy chiết gas và khí công nghiệp.
- Nhà máy cán thép nóng.
- Trường cao đẳng công nghiệp tàu thuỷ.
- Nhà ở công nhân và khu dân cư phục vụ khu công nghiệp.
- Khu du lịch thương mại, văn hoá thể thao.
- Trung tâm tiếp thị.
- Trung tâm thí nghiệm và thực hành( của trường cao đẳng và khu công nghiệp).
1.500
3.000
4.500
2
Khu CNTT Sông Chanh
Quảng Ninh
- Đóng mới và sửa chữa tàu 50.000 tấn.
- Sản xuất trang thiết bị tàu thuỷ.
- Cảng Lash, Container.
400
1.000
1.400
3
Cụm công nghiệp phụ trợ tàu thuỷ.
Quảng Ninh
- Nhà máy sản xuất sản phẩm PVC, cao su cao cấp cho CN đóng tàu.
- Nhà máy sản xuất trang thiết bị nội thất.
- Nhà máy sản xuất vách ngăn cách nhiệt, cách âm, hầm bảo ôn.
- Nhà máy sản xuất cửa đi, cửa thoát hiểm, thiết bị an toàn.
200
100
300
4
Khu công nghiệp phụ trợ Bắc Giang
Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất xích leo tàu thuỷ.
- Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị nghi khí hàng hải.
- Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị trên boong tàu thuỷ.
- Cảng sà lan Lash.
- Sản xuất vật liệu nội thất tàu thuỷ và vật liệu xây dựng khác.
- Khu dân cư phục vụ công nghiệp.
800
600
1.400
5
Khu CNTT Nam Định

- Cụm CNTT Xuân Trường:
+) Nhà máy cán thép tấm, thép hình công suất 150.000 tấn/năm.
+) Nhà máy đóng tàu sông biển 6.500 tấn.
+) Nhà máy phá dỡ tàu.
+) Nhà máy đúc, chế tạo cơ khí.
+) Khu nhà ở công nhân đóng tàu.
- Cụm CNTT Thịnh Long:
+) Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Thịnh Long đến 10.000 tấn.
+) Cảng tổng hợp Thịnh Long.
+) Cảng Hải Thịnh, Cảng Lash.
- Khu nhà ở và nhà nghỉ:
+) Khu điều dưỡng Quất Lâm Giao Thuỷ.
+) Khu du lịch sinh thái Giao Phong Giao Thuỷ.
300
250
550
6
Khu CNTT Bắc Sông Gianh
Quảng Bình
- Cảng Lash.
- Triền đóng mới và sửa chữa tàu đẩy, sà lan Lash.
- Tàu hút công xuất 300m3/h.
- Cầu cảng, đà đóng mới tàu 3.000tấn.
1.000
500
1.500
7
Khu CNTT Hậu Giang.

- Đóng mới và sửa chữa tàu 10.000 tấn.
- Cảng Lash, Container.
300
250
550
Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân
2.1.2 Kế hoạch quản lý dự án trong giai đoạn 2009-2015
Bên cạnh việc thực hiện các hợp đồng đóng tàu đã được ký kết thi Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục phát triển ngành công nghiệp phụ trợ với định hướng đầu tư phát triển đã được đề cập ở trên. Phải nhanh chóng thi công xây dựng đưa các dự án đang thực hiện của công ty hoàn thành đưa vào sử dụng, nhất là các dự án thuộc khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.
Tình hình thế giới đang từng bước khắc phục tình trạng khủng hoảng, Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp kích cầu đầu tư nhằm thúc đẩy đầu tư trong nước như các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất…Tuy nhiên, vơi tình trạng khủng hoảng lơn hiện nay hầu hết các công ty đều tiến hành giảm biên chế để kiểm soát sự suy thoái của công ty. Toàn bộ tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đang phải giảm biên chế hàng loạt. Công ty TNHH một thành viên CNTT Cái Lân trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 đã tiến hành giảm biên chế đồng loạt các phòng ban hiên nay công ty chỉ còn hơn 60 công nhân viên (giảm biên chế gần một nửa) Đồng thời chuyển toàn bộ chi nhánh của công ty ở Hà Nội về Quảng Ninh, Công ty đang tiến hành cơ cấu lại công ty với đội ngũ công nhân viên được giữ lại là những người có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm.
Đây là một cách để công ty đối phó với tình hình khủng hoảng hiện nay, tuy nhiên cùng với việc giảm biên chế này thì đội ngũ quản lý dự án của công ty cũng tương ứng giảm đi. Công ty đang nhanh chóng tiến hành các biện pháp để nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức quản lý

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng fast việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại Công Ty xây dựng số 1 Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Take Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất tại công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel Khoa học kỹ thuật 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top