lucia_84

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:

TÓM TẮT LUÂN VĂN

Chương 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại

Khái niệm: Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hay cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Đối tượng xếp hạng tín dụng: Đối tượng xếp hạng tín dụng là người đi vay và khoản vay. Xếp hạng người đi vay có thể chia thành xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, xếp hạng khách hàng thể nhân, xếp hạng tổ chức tín dụng, xếp hạng các công ty chứng khoán và công ty phi tài chính. Xếp hạng đối với khoản vay, việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, ví dụ như: Căn cứ vào mục đích vay, căn cứ vào thời hạn cho vay, căn cứ vào xuất xứ tín dụng, căn cứ vào phương pháp hoàn trả…
Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng: Tín dụng ngân hàng là quan hệ giữa ngân hàng cho vay và đối tượng đi vay trên nguyên tắc hoàn trả. Tuy nhiên, đối với đối với một khoản vay, trong quá trình thực hiện, ngân hàng luôn phải trích lập một khoản dự phòng rủi ro khi có tín hiệu rủi ro từ phía đối tượng đi vay. Rủi ro tín dụng là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho Ngân hàng.
Phân loại rủi ro tín dụng: Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sử dụng vốn vay…
Vai trò của xếp hạng tín dụng: Xếp hạng tín dụng có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn đối với thị trường, đối với doanh nghiệp, đối với nhà đầu tư. Xếp hạng tín dụng giúp thị trường tài chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám sát của chính phủ. Xếp hạng tín dụng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng. Xếp hạng tín dụng còn là công cụ giúp các nhà đầu tư đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích, giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu, công cụ nợ.
Phương pháp xếp hạng tín dụng: Có 3 cách tiếp cận xếp hạng tín dụng là: phân tích định lượng, phân tích định tính và phương pháp kết hợp. Phương pháp định lượng là phương pháp chủ yếu dựa vào các số liệu thống kê và thông qua các công thức toán học được thiết lập để tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu, các phương pháp được sử dụng: kinh tế lượng, mô hình xác suất tuyến tính, mô hình Logit và Probit, phương pháp hồi quy… Phương pháp định tính (phương pháp chuyên gia) thường dựa vào việc lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực xếp hạng, đồng thời có kiến thức liên ngành rất tổng hợp. Phương pháp kết hợp dùng trọng số giản đơn để kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên gia với định lượng hóa một số chỉ tiêu.
Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của một số tổ chức trên thế giới: Nhắc đến các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới người ta thường nhắc đến các hãng như Standard&Poor’s, Moody’s và Fitch. Khi thị trường tài chính phát triển ngày càng phức tạp, ba hãng đánh giá xếp hạng tín nhiệm này với vai trò là những phân tích độc lập đã trở thành 1 phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Có 2 nhóm chỉ tiêu cơ bản trong quá trính XHTD đối với các doanh nghiệp đó là: chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính gồm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời; các chỉ tiêu về khả năng hoạt động như: Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định; chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: Hệ số lãi gộp, hệ số lãi ròng, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với lãi vay, hiệu suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu; và chỉ tiêu hệ số nợ. Chỉ tiêu phi tài chính như môi trường kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vấn đề quản lý doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu doanh nghiệp, khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, thị phần, thương hiệu của doanh nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp đối với ngân hàng,
Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại. Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại gồm: quy mô tín dụng của ngân hàng, trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng, ứng dụng công nghệ trong việc xếp hạng tín dụng. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp được xếp hạng như: nguồn thông tin doanh nghiệp cung cấp, đặc điểm của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một số nhân tố khác như: chính sách công khai thông tin, chính sách kiểm toán, chuẩn mực kế toán, các thông tin về ngành của doanh nghiệp vay vốn.
Chương 2: Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993, trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30% trong nhiều năm qua. Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 150.000 tỷ đồng. Với gần 300 chi nhánh/phòng giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và đội ngũ gần 7.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và hơn 1,3 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Tổng quan hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
T Tổng quan hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam Luận văn Kinh tế 0
T Hệ thống lọc và sắp xếp tin tức theo ngữ cảnh người dùng Công nghệ thông tin 0
V HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG GP BANK, PHÒNG Tài liệu chưa phân loại 0
K Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong c Tài liệu chưa phân loại 0
N Xây dựng hệ thống trợ giúp sắp xếp lịch sử dụng phòng Tài liệu chưa phân loại 0
S Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại TP Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top