vothi_quynhyen

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam





 Kinh tế tư bản quốc gia là thành phần kinh tế do nhà tư bản ( kể cả trong nước và ngoài nước) và Nhà nước “ hùn vốn” với nhau để kinh doanh trong đó Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo. Đây là thành phần kinh tế mà Lênin rất coi trọng trong điều kiện của một nước kém phát triển đi lên. Theo Lênin, thành phần kinh tế này là “ nửa Xã hội chủ nghĩa” và sẽ còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Ở đó giai cấp công nhân phải chấp nhận để giai cấp tư sản bóc lột đến một mức độ nào đó để học hỏi kinh nghiệm của nó. Lênin coi đó là “trả học phí” cho tư sản. Ở nước ta, Hồ Chí Minh rất coi trọng thành phần kinh tế này. Theo Người “Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột công nhân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân”



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng, tức là mối quan hệ thống nhất của hai xu hướng có khả năng vận động trái ngược nhau. Sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thổng nhất đến những khác biệt căn bản và dẫn đến sự xung đột giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển đó, khi đó bắt đầu nhu cầu những cuộc cải cách, hay cao hơn là một cuộc cách mạng, nhằm thực hiện sự cải biến những quan hệ sản xuất hiện thời theo hướng làm cho nó phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, nhở đó tái thiết lập một sự phù hợp mới. Sở dĩ mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là mối quan hệ thống nhất của các mặt đối lập vì lực lượng sản xuất có xu hướng “động”, còn quan hệ sản xuất có xu hướng “tĩnh”. Như vậy sự vận động của mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là đi từ sự thống nhất đến mâu thuẫn và một khi mâu thuẫn được giải quyết thì lại tái thiết lập một sự thống nhất mới; quá trình này lặp đi lặp lại trong lịch sử tạo ra quá trình vận động và phát triển của cách sản xuất – của nền sản xuất xã hội và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.
Thực tiễn kinh nghiệm của Liên Xô với chính sách kinh tế mới NEP:
Hoàn cảnh lịch sử:
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong hoà bình. Do đó chính sách “ Kinh tế cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép nó dẫn đi xa hơn nữa vì nông dân quá nhiều nơi tỏ ra bất mãn với chính sách cộng sản thời chiến( thể hiện ở các cuộc bạo loạn Cron-stat gần Lêningrat); khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ; nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Do đó cần trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội do Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Do những yêu cầu đó, Đại hội X Đảng cộng sản Bônsêvich Nga( họp từ ngày 8 đến 16/3/1921) đã chủ trương thay “Chính sách cộng sản thời chiến” bằng chính sách “Kinh tế mới” – NEP.
Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới – NEP mà Lênin thực hiện:
Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực của nông dân thay vào đó là thuế lương thực.
Chủ trương thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Những xí nghiệp nhỏ trước đây bị quốc hữu hoá, nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tự do( chủ yếu là các xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng).
Cho phép mở rộng trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động – chủ yếu trên lĩnh vực bán lẻ - để góp phần khôi phục kinh tế, củng cố lại lưu thông tiền tệ trong nước.
Thực hiện chính sách hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh.
Kêu gọi nước ngoài đầu tư.
Qua các nội dung trên, chính sách kinh tế mới NEP đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất ở cả thành thị và nông thôn, vì nó đáp ứng được yêu cầu của quy luật kinh tế của nến sản xuất xã hội chủ nghĩa còn có nhiều tính chất hàng hoá và có nhiều thành phần.
Thành tựu mà chính sách kinh tế mới NEP đã đạt được:
Về thực tiễn, nhờ việc thực hiện chính sách kinh tế mới NEP cùng với việc vận dụng nguyên tắc liên minh công nông, quan hệ hàng hoá tiền tệ và sử dụng nền kinh tế hàng hoá nhiều hành phần mà trong một thời gian ngắn, Nhà nước Liên Xô đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một nhà nước công nông nhiều dân tộc lần đầu tiên trên thế giới được thành lập – Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (30/12/1922).
Đến cuối năm 1922, Liên Xô đã vượt qua được nạn đói và đến mức trước chiến tranh. Tổng sản lượng lương thực của Liên Xô đã tăng từ 41,2 triệu tấn (năm 1921) lên đến 74,6 triệu tấn (năm 1925). Tổng sản lượng công nghiệp tăng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 1926 đã bằng 2 lần năm 1924. Mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước – thực hiện nguyên tắc độc quyền ngoại thương…
Về lý luận, nó phát triển nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa xã hội, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự đúng đắn áp dụng nhiều thành phần trong cơ cấu kinh tế. Ở nước ta từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, những quan điểm kinh tế của Đảng ta đã thể hiện sự nhận thức và vận dụng “ chính sách kinh tế mới” của V.I.Lênin phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Tình hình thực tiễn ở Việt Nam khi Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đó.
Kinh tế Việt Nam trước năm 1954
Giai đoạn trước 1945
Trước năm 1945, sau khi xác lập được hệ thống cai trị, thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai thác qui mô nhằm vơ vét khoáng sản và nhân công rẻ mạt ở Việt Nam. Kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của những chính sách khai thác bóc lột của Pháp. Nền nông nghiệp nhỏ bé, manh mún, lạc hậu; công nghiệp kém phát triển, thực dân Pháp chỉ tập trung vào phát triển những nngành công nghiệp khai khoáng nhằm phục vụ cho mục đích vơ vét tài nguyên của chúng. Tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp hầu như không được quan tâm phát triển. Do đó cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và các dịch vụ xã hội cũng vô cùng thiếu thốn và lạc hậu.
Từ năm 1930 - 1945, thực dân Pháp đã tập trung khai thác tài nguyên của nước ta: 2765,7 nghìn tấn than, 217,3 nghìn tấn kẽm, chì; 598 nghìn tấn sắt, măng gan, 1384 kg vàng, 315,5 nghìn tấn phốt pho.
Trong nông nghiệp, năng suất lúa bình quân 1 ha thời kỳ 1930 - 1944 là 12 tạ, trong khi đó Thái Lan là 18 tạ, Nhật Bản là 34 tạ.
Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cuốc mướn. Nghịch cảnh sâu sắc diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm 1945 ở miền Bắc có trên 2 triệu người chết đói.
Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số nước ta bị mù chữ. Thời kỳ 1931 - 1940 trong 100 người dân chưa được 3 người đi học, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao đẳng hay đại học.
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954
Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng tháng 8 (19/8/1945), sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, dân tộc Việt Nam tập trung xây dựng đất nước trong tình hình mới. Năm 1946, tiến hành bầu cử toàn dân trong cả nước, chứng minh đất nước là của nhân dân. Tuy nhiên với mưu toan...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao thuộc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn tại Thành phố Hồ Chí Văn hóa, Xã hội 0
V Thực trạng kinh doanh du lịch MICE tại một số khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
B Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
N Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá Tài liệu chưa phân loại 0
R Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trong thời kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ Tài liệu chưa phân loại 2
C Tại sao Hồ Chí Minh trủ trương cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ Tài liệu chưa phân loại 0
A Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá Tài liệu chưa phân loại 0
B Tại sao Hồ Chí Minh lại chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top