Download miễn phí Đề án Nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
1.Các khái niệm 3
1.1. Khái niệm về đào tạo và phát triển. 3
1.2. Khái niệm hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 3
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 4
2.1. Ý kiến phản ánh của người tham gia khóa học 4
2.2. Mức độ ghi nhớ các kiến thức được đào tạo. 4
2.3. Sự thay đổi hành vi của người được đào tạo sau khóa đào tạo 4
2.4. Mức độ hoàn thành mục tiêu đã đề ra 5
2.5. Hiệu quả tài chính 5
3. Mục tiêu và vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp. 6
3.1. Mục tiêu của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh ngiệp. 6
3.2. Vai trò của đào tạo và phát triển 7
4. Các phương pháp đào tạo và phát triển 8
4.1. Đào tạo trong công việc 8
4.2. Đào tạo ngoài công việc 11
5. Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo và phát triển của doanh nghiệp 14
5.1. Xác định nhu cầu đào tạo 14
5.2. Xác định mục tiêu đào tạo 15
5.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo 15
5.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 15
5.5.Dự tính chi phí đào tạo 16
5.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 16
5.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo. 17
6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 17
ChươngII: Phân tích hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 17
1. Tình hình nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay 17
2. Thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 19
3. Đào tạo và phát triển trong công ty Địa chất mỏ 20
3.1. Giới thiệu sơ lược về công ti 20
3.2. Tình hình nguồn nhân lực của công ti 20
3.3. Các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ti 20
3.4 Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ty địa chất mỏ 23
4. Đào tạo và phát triển trong khách sạn Ngọc Khánh 24
4.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 24
4.2. Tình hình nguồn nhân lực của công ti 24
4.3. Các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ti 25
Xác định nhu cầu đào tạo- phát triển: căn cứ vào: 25
4.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong công ti 27
Chương III. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo và phát triển trong các doanh nghiệp Việt Nam 28
1.Nâng cao hiệu quả lập chiến lược đào tạo và phát triển. 28
2.Nâng cao hiệu quả xây dựng chương trình đào tạo- phát triển. 29
3.Nâng cao hoạt động thực hiện chương trình đào tạo 30
Kết luận 30
Danh mục các tài liệu tham khảo 32
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cùng làm việc với người quản lý giỏi hơn, có kinh nghiệm hơn, qua công việc người học có thể học hỏi được cách xử lý các tình huống, kĩ năng giao tiếp, ra quyết định…Phương pháp này thường được các doanh nghiệp sử dụng để đào tạo đội ngũ quản lý kế cận. Có 3 cách để kèm cặp:
- Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
- Kèm cặp bởi một cố vấn
- Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Tăng khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Tuy nhiên việc luân chuyển thường xuyên sẽ làm cho người học không có được những hiểu biết đầy đủ về một công việc và gặp nhiều khó khăn khi thay đổi vị trí làm việc. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo 3 cách:
- Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ
- Người quản lý được cử đến nhận công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn.
4.1.2. Những ưu- nhược điểm của đào tạo trong công việc
Ưu điểm:
Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù. Như vậy có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư thiết bị giảng dạy cho doanh nghiệp
Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học. Bằng cách thực hành ngay những gì đã học vào trong công việc, các học viên sẽ nhận thức được trực tiếp ý nghĩa của việc học tập và sẽ ghi nhớ tốt hơn những gì đã được học. Đồng thời chi phí cơ hội cho việc học tập và chi phí phụ cấp cho học viên được giảm bớt vì trong quá trình học tập người lao động vẫn có đóng góp cho tổ chức.
Đào tạo trong công việc mang lại một sự chuyển biến gần như ngay tức thời trong kiến thức và kĩ năng thực hành (mất ít thời gian đào tạo).
Đào tạo trong công việc cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc. Việc đào tạo là có ý nghĩa và cần thiết cho nhân viên.
Đào tạo trong công việc tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với các đồng nghiệp tương lai của họ. Giúp họ thích nghi và hòa nhập với môi trường làm việc sắp tới của của họ. Bồi dưỡng cho họ văn hóa làm việc theo nhóm.
Nhược điểm
Lý thuyết được trang bị không có hệ thống. Không thể áp dụng phương pháp đào tạo này với các nghề hiện đại.
Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm và thao tác không tiên tiến của người dạy.
Máy móc thiết bị có thể bị hư hỏng do sự thực hành thiếu kinh nghiệm của người học
4.1.3. Các điều kiện để đào tạo trong công việc đạt hiệu quả là:
Các giáo viên dạy nghề phải được lựa chọn cẩn thận và phải đáp ứng những yêu cầu chương trình đào tạo về trình độ chuyên môn, mức độ thành thạo công việc và khả năng truyền thụ. Đồng thời người dạy phải là người có uy tín trong tổ chức và là người muốn giảm dạy và muốn chia sẻ kiến thức.
Quá trình đào tạo phải được đào tạo phải được xây dựng có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và kiểm soát việc tổ chức đào tạo theo kế hoạch đặt ra.
4.2. Đào tạo ngoài công việc
Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó quá trình học tập của người học diễn ra tách biệt với sự thực hiện công việc thực tế.
4.2.1. các phương pháp thuộc nhóm đào tạo ngoài công việc
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Đối với các nghề nghiệp tương đối phức tạp, hay các công việc tương đối đặc thù, thì việc đào tạo bằng kèm cặp không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với các thiết bị dành riêng cho học tập. Trong phương pháp này gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng tập trung do các kĩ sư, cán bộ kĩ thuật phụ trách. Còn phần thực hành thì được tiến hành ở các xưởng thực tập do các kĩ sư và công nhân lành nghề hướng dẫn. Học viên học tập có hệ thống hơn.
Cử đi học ở các trường chính quy
Đây là phương pháp mà doanh nghiệp cử người lao động đến học tập ở các trường dạy nghề hay trường quản lý do các bộ ngành hay do trung ương tổ chức. Tại đó người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều thời gian cũng như kinh phí đào tạo.
Các bài giảng, các hội nghị hay các hội thảo
Doanh nghiệp tổ chức các buổi giảng bài, hội nghị, hội thảo tại doanh nghiệp cho người lao động hay cử người đi tham gia các buổi hội thảo do bên ngoài tổ chức. Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ thảo luận theo từng chủ đề dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm và qua đó họ học được các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực hiện được trong phạm vi hẹp
Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
Đây là phương pháp đào tạo kĩ năng hiện đại ngày nay mà nhiều công ty ở nhiều nước đang sử dụng rộng rãi và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang mở rộng việc sử dụng phương pháp đào tạo này. Trong phương pháp này các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính. Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kĩ năng mà không cần có người dạy, cung cấp chương trình học chất lượng cao,chi phí thấp, linh hoạt về thời gian và phản hồi kết quả học tập nhanh.
Đào tạo theo cách từ xa
Đào tạo từ xa là cách đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian mà thông qua phương tiện nghe nhìn trung gian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, băng hình, băng tiếng, đĩa CD,VCD, Internet (video conferencing). Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng. cách đào tạo này có ưu điểm là người học có thể chủ động bố trí lịch học tập cho phù hợp với kế hoạch của cá nhân, người học ở những địa điểm xa trung tâm đào tạo vẫn có thể tham gia khóa học, chương trình đào tạo có chất lượng cao.
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Phương pháp đào tạo này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó sử dụng các kĩ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hay các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay nhằm giúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống như trên thực tế. Phương pháp này trang bị cả kiến thức lý thuyết lẫn kĩ năng thực hành cho người học nhưng phương pháp này tốn kém về thời gian và tiền ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Các kiến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động môi giới cửa hàng cho thuê ở Việt Nam Kiến trúc, xây dựng 0
P Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tạ Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý các đề tài/ dự án Luận văn Sư phạm 0
B Xây dựng tiêu chí lựa chọn đề tài, dự án theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu k Kinh tế quốc tế 2
B Xây dựng quy trình quản lý đề tài/ dự án nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý nghiên cứu khoa h Kinh tế quốc tế 0
W Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng dự án xây Khoa học Tự nhiên 0
T Đề thi Trắc nghiệm môn cơ sở văn hóa Việt Nam 167 câu (cơ bản + nâng cao) có đáp án Văn hóa, Xã hội 7

Các chủ đề có liên quan khác

Top