Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo cách Tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương I: Rủi ro trong TTQT theo cách Tín dụng chứng từ 4
1.1 TTQT của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.1 Khài niệm 4
1.1.2 Vai trò của TTQT 4
1.1.3 cách tín dụng chứng từ 6
1.1. Rủi ro trong TTQT theo cách Tín dụng chứng từ 13
1.2.1 Khái niệm rủi ro trong TTQT 13
1.2.2 Rủi ro trong cách tín dụng chứng từ 14
Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa 23
2.1 Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 26
2.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Đống Đa 27
2.2 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo cách Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 31
2.2.1 Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán Tín dụng chứng từ. 31
2.2.2 Tình hình thanh toán Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 42
2.2.3 Thực trạng rủi ro trong TTQT theo cách Tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 47
Chương III: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cách thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa 56
3.1 Giải pháp hạn chế rủi ro theo cách Tín dụng chứng từ 56
3.1.1 Giải pháp ở tầm vĩ mô 56
3.1.2 Giải pháp ở tầm vi mô 60
3.2 Một số kiện nghị 67
3.2.1 Kiến nghị với Ngân hàngNhà nước 67
3.2.2 Kiến nghị với Chính phủ 68
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kia.
a. Rủi ro đạo đức đối với nhà XK
Mặc dù trong thanh toán TDCT đã có sự cam kết của NH mở L/C nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán vẫn được coi là yếu tố quantrọng đảm bảo cho sự an toàn của TTQT. Khi người NK không thiện chí, cố ý không muốn thực hiện hợp đồng thì họ có thể dựa vào sai sót cho dù là rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian để chiếm dụng vốn của người bán, thậm chí từ chối thanh toán.
b. Rủi ro đạo đức đối với nhà NK
Với người mua sự trung thực của người bán là rất quan trọng bởi vì NH chỉ làm việc với các chứng từ mà không cần biết việc giao hàng có đúng hợp đồng hay không. Do đó nhà NK có thể gặp rủi ro nếu nhà XK có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc giao hàng như : cố tình giao hàng kém phẩm chất, không đúng số lượng…
Một nhà XK chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo, có bề ngoài phù hợp với L/C cho NH mà thực tế không có hàng giao, người NK vẫn phải thanh toán cho NH ngay cả trong trường hợp không nhận được hàng hay nhận được hàng không đúng theo hợp đồng.
Rủi ro đạo đức đối với ngân hàng
NH là người gánh chịu rủi ro đạo đức : NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người hưởng lợi theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp người NK chủ tâm không hoàn trả.
NH là người gây ra rủi ro đạo đức: NH mở L/C có thể vi phạm cam kết của mình như từ chối thanh toán hay trì hoãn thanh toán hay đứng về phía khách hàng gây khó khăn trong quá trình thanh toán.
Rủi ro chính trị
cách thanh toán tín dụng chứng từ là một trong các cách được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể tham gia trong cách TDCT ở nhiều quốc gia khác nhau và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó, cách TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị, xã hội của một quốc gia cũng sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghịêp…từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán. Rủi ro chính trị trong thanh toán quốc tế theo cách TDCT là những rủi ro bắt nguồn từ sự không ổn định về chính trị của các nước có liên quantrong quá trình thanh toán. Thông thường đó là rủi ro do thay đổi môi trường pháp lý như: thay đổi đột ngột về thuế XNK, hạn ngạch, cơ chế ngoại hối (hạn chế ngoại hối), luật XNK. Những thay đổi này làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước làm các bên tham gia XNK và ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ của mình, làm cho L/C có thể bị huỷ bỏ, gây thiệt hại cho các bên tham gia.
Bên cạnh đó, các cuộc nổi loạn, biểu tình, bạo động hay chiến tranh, đảo chính, đình công…hay những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn ở các nước tham gia, chứng từ bị thất lạc cũng có thể gây rủi ro trong quá trình thanh toán.
Rủi ro khách quan từ nền kinh tế
Một rủi ro mà các bên tham gia cách thanh toán TDCT hay gặp là sự khủng hoảng, suy thoái kinh tế và tình trạng công nợ nặng nề của các quốc gia. Khi nền kinh tế của một quốc gia bị suy thoái, khủng hoảng sẽ kéo theo các ngân hàng bị phong toả hay tạm ngưng hoạt động, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình thanh toán quốc tế. Nếu nợ nước ngoài của một quỗc gia là quá lớn thì các biện pháp như tăng thuế, phá giá nội tệ sẽ được áp dụng, từ đó làm giảm khả năng chi trả của người mua và ngân hàng có nguy cơ không đòi được tiền.
Ngoài ra, sự phong toả kinh tế của các quốc gia như trường hợp của Cuba, Iraq… cũng mang lại những rủi ro cho bất kì quốc gia, đơn vị kinh tế nào có hoạt động xuất nhập khẩu với các nước đó.
Chương II: Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Đống Đa
Tổng quan về Sacombank chi nhánh Đống Đa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Sacombank
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven TP.HCM.
Sau hơn 18 năm hoạt động, đến nay Sacombank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với: 
6.700 tỷ đồng vốn điều lệ, 9.498 tỷ đồng vốn tự có, 98.474 tỷ đồng tổng tài sản;  
Hơn 323 điểm giao dịch tại 45/63 tỉnh thành trong cả nước, 01 Chi nhánh tại Lào và 01 Chi nhánh tại Campuchia;  
6.180 đại lý thuộc 289 ngân hàng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới;   
Hơn 7.400 cán bộ nhân viên trẻ, năng động và sáng tạo;  
Hơn 81.000 cổ đông đại chúng;  
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được góp vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ International Finance Corporation (IFC) trực thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank);
Là Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài biên giới, thành lập Văn phòng thay mặt tại Trung Quốc, Chi nhánh tại Lào và Campuchia;
Là Ngân hàng tiên phong khai thác các mô hình ngân hàng đặc thù dành riêng cho phụ nữ (Chi nhánh 8 Tháng 3) và cho cộng đồng nói tiếng Hoa (Chi nhánh Hoa Việt). Sự thành công của các chi nhánh đặc thù là minh chứng thuyết phục về khả năng phân khúc thị trường độc đáo và sáng tạo của Sacombank;
Từ năm 2004, Sacombank đã được các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, FMO, ADB, Proparco... ủy thác các nguồn vốn có giá thành hợp lý để hỗ trợ các cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về minh bạch báo cáo tài chính, có chiến lược phát triển bền vững và năng lực quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro tốt, có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và mục đích sử dụng vốn hợp lý;
Với những nỗ lực phát triển và sự đóng góp tích cực cho nền tài chính Việt Nam, Sacombank đã nhận được rất nhiều các bằng khen và giải thưởng có uy tín trong nước và quốc tế, điển hình như:
"Ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối tốt nhất Việt Nam” do Global Finance bình chọn;
“Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2009” (Best Retail Bank in Vietnam 2009) do The Asian Banker bình chọn.
"Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007 và 2008” do Asian Banking & Finance bình chọn;
“Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do The Asset bình chọn;
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn;
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn;
“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn;
”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Cộng đồng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Châu Âu (SMEDF) bình chọn;
“Ngân hàng có hoạt động ngoại hối tốt nhất Việt Nam năm 2007” do Global Finance bình chọn;
Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đán...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top