rongconmangkinh

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 4
1.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 4
1.1.1. Thời kỳ trước 1989 4
1.1.2. Thời kỳ từ năm 1989 đến năm 1999 6
1.1.3 Giai đoạn từ 1999 đến nay 10
1.2 ĐÁNH GIÁ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI DOÁI CỦA VIỆT NAM 19
1.2.1 Thời kỳ trước năm 1989 19
1.2.2 Thời kỳ từ 1989 đến nay 20
Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM 24
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 26
2.2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đại Dương 26
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đại Dương 32
2.2.3 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 39
2.2.3.1 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng 39
Chương 3 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA NHTM TRƯỚC BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HIỆN NAY 47
3.1 GIẢI PHÁP TỔNG THỂ 48
3.1.1. Giải pháp về tổ chức và nhân sự 48
3.1.1.1 Điều chỉnh lại chức năng của từng bộ phận của Phòng kinh doanh tiền tệ một cách hợp lý. 48
3.1.1.2 Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại tệ và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý. 49
3.1.2. Trang bị thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh ngoại tệ. 49
3.1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể 50
3.2 GIẢI PHÁP NGHIỆP VỤ 50
3.2.1 Quản lý ảnh hưởng biến động tỷ giá bằng công cụ hạn mức 50
3.2.1.1. Quy định hạn mức giao dịch đối với từng ngân hàng và từng giao dịch viên. 50
3.2.1.2. Quy định hạn mức lỗ khi giao dịch 51
3.2.1.3 Quản lý rủi ro tỷ giá thông qua hạn mức chịu rủi ro 51
3.2.2 Sử dụng hệ thống đánh giá lỗ lãi 52
3.2.3 Sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ hợp lý để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái và tăng lợi nhuận. 52
3.2.4. Tăng cường khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái 54
3.2.5 Giải pháp về nghiệp vụ kinh doanh 55
3.2.6 Xây dựng chương trình quản trị rủi ro. 55
3.2.6.1 Xác định hạn mức rủi ro. 56
3.2.6.2 Đánh giá rủi ro 57
3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 58
3.3.1 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng 58
3.3.2 Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ. 59
3.3.3 Hình thành công ty môi giới ngoại hối 60
3.3.4. Hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập thị trường thế giới 61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng thực, giúp thu hẹp khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do. Đồng thời, nắm bắt được cung – cầu ngoại tệ trên thị thị trường để có những biện pháp kịp thời thích hợp trong việc ổn định tỷ giá phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước. Sự ra đời của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là cơ hội để NHTM thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ trực tiếp với nhau, giảm được chi phí, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và tính thanh khoản trên thị trường. Nhờ vậy, tỷ giá hối đoái giai đoạn này khá ổn định, tạo tâm lý tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Từ năm 1999 đến 2009, NHNN liên tục điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá chính thức nhằm thực hiện tiến trình hội nhập Kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tỷ giá hối đoái ngày càng rõ nét hơn.
Thời điểm
03/1999
07/2002
12/2006
12/2007
03/2008
06/2008
11/2008
03/2009
Biên độ (%)
0,1
0,25
0,5
0,75
1
2
3
5
Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế IMF
Qua bảng trên có thể thấy rõ ràng những nỗ lực của NHNN trong vấn đề cải cách tỷ giá hối đoái được thể hiện qua một loại sự điều chỉnh về biên độ tỷ giá, và biên độ tỷ giá này đã được điều chỉnh theo hướng nới rộng dần so với giai đoạn trước.
Chính sách tỷ giá hối đoái được điều chỉnh một cách linh hoạt đã hạn chế được tác động của lạm phát, duy trì tỷ giá diễn biến thuận chiều trên thị trường. Nhờ đó mà hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng thành công vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Cán cân thanh toán năm 2007 đạt thặng dư lớn 10,2 tỷ đồng, năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng nên chỉ còn 0,5 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ nước ngoài theo đó cũng ở mức vừa phải và hoàn toàn có thể trả nợ.
Như vậy, trải qua các thời kỳ dưới tác động của nhiều yếu tố, tỷ giá hối đoái có những diễn biến đặc trưng riêng. Nhưng dưới sự can thiệp kịp thời của Chính phủ và NHNN đã hạn chế được những tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực góp phần đưa Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
b, Hạn chế
Mặc dù đã có những cố gắng trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái nhằm thực hiện đúng đường lối phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần điều chỉnh phù hợp.
Thứ nhất, chính sách tỷ giá hối đoái vẫn chưa theo kịp tín hiệu thị trường, tỷ giá do NHNN công bố thường biến động sau tỷ giá thị trường tự do. Điều này khiến cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc xác định tỷ giá để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
Thứ hai là việc quản lý tỷ giá mang tính chất hành chính có nhiều điểm chưa phù hợp với quy định của WTO. Được thể hiện rõ qua tình trạng các NH báo cáo kết quả tài chính không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề minh bạch hóa chính sách cũng cần được thực hiện nghiêm túc nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng.
Thứ ba là việc xác định tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để công bố làm tỷ giá tham chiếu cho các giao dịch ngoại tệ của NHTM không mang tính đại diện, chưa thực sự phản ánh nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế trong khi các giao dịch ngoại tệ vẫn được thực hiện trên cả hai thị trường: chính thức và tự do.
Vì thế, hoạt động thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa thực sự phát triển. Doanh số giao dịch hàng ngày chiếm chưa đến 1% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, trong khi tỷ trọng này ở thị trường ngoại hối là 90%, vì vậy tỷ giá trên thị trường này là chưa phản anh đúng sức mua của VND.
Thứ tư là thị trường ngoại tệ tự do vẫn đang hoạt động phổ biến và công khai. Theo ước tính, thị trường ngoại tệ tự do chiếm khoảng 20% thị phần, có tác động tiêu cực đến nền kinh tế như xảy ra tình trạng buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền, làm giảm hiệu quả quản lý tỷ giá hối đoái.
Thứ năm là tỷ giá hiện nay vẫn bị kiểm soát trong biên độ cho phép và tỷ giá có xu hướng neo vào đồng USD. Việc duy trì quá lâu tỷ giá gần như cố định giữa VND/USD bất chấp sự biến động tỷ giá khá mạnh của đồng USD trên thị trường Thế giới đã khiến cho VND luôn bị định giá cao gây áp lực phá giá VND.
Tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua đã có được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó còn rất nhiều mặt tồn tại đòi hỏi khắc phục.
Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
(Trường hợp Ngân hàng TMCP Đại Dương)
2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI DOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NHTM
Ngân hàng Thương mại là thành phần đông đảo và quan trọng nhất trên thị trường hối đoái, là thành phần chủ yếu tạo ra thị trường mua – bán ngoại tệ. NHTM mua – bán ngoại tệ để hỗ trợ cho khách hàng là những công ty hoạt động trong lĩnh vực mậu dịch Quốc tế. Nhằm hai mục đích chính sau:
Cung cấp dịch vụ mua – bán ngoại tệ một cách tốt nhất cho khách hàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu.
Quản lý và duy trì trạng thái ngoại hối ở vị thế chủ động nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong quá trình thực hiện hai mục đích trên NHTM đã tạo thêm phần lợi nhuận thông qua hoạt động mua – bán ngoại tệ. Việc tham gia vào các giao dịch ngoại hối ngày càng gia tăng đã đặt các NH trước nguy cơ rủi ro về tỷ giá và do các NH thường xuyên không cân bằng về trạng thái ngoại tệ.
Rủi ro do biến động tỷ giá là loại rủi ro chênh lệch giữa giá của các đồng tiền mang lại. Chênh lệch giá có thể hiểu đơn giản là chênh lệch giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Nếu tỷ giá bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi. Ngược lại thì bị lỗ. Lãi là do năng lực kinh doanh cũng có thể là do vận may. Trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối thì loại rủi ro tỷ giá là biển hiện điển hình nhất.
* Mức rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ phụ thuộc vào trạng thái ngoại tệ tăng giảm và mức độ biến động tỷ giá.
- Trạng thái ngoại hối:
Trạng thái ngoại hối là khoản chênh lệch giữa số lượng ngoại tệ mua vào và số lượng ngoại tệ bán ra trong tất cả các loại ngoại tệ được ngân hàng đang sử dụng.
Khi xem xét trạng thái ngoại hối cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vào trạng thái ngoại hối ngay khi phát sinh giao dịch.
Trạng thái ngoại hối
Biến động tỷ giá
Tỷ giá tăng
Tỷ giá giảm
Trạng thái ngoại hối dương
Ngân hàng có lãi
Ngân hàng lô
Trạng thái ngoại hối âm
Ngân hàng lỗ
Ngân hàng có lãi
Trạng thái ngoại hối cân bằng
Không ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng
Không ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng
Nếu trạng thái ngoại hối của ngoại tệ lớn hơn 0 thì ta gọi trạng thái này là trạng thái trường hay trạng thái dương, còn nếu nhỏ hơn 0 thì gọi là trạng thái ngoại hối đoản hay trạng thái âm. Trường hợp trạng thái ngoại hối bằng 0 thì gọi là trạng thái ngoại hối câ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top