Fabio

New Member

Download miễn phí Báo cáo Phân tích mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân và phát triển du lịch ở Hạ Long





Mục lục
 I. Đặt vấn đề
II.Giải quyết vấn đề
1. Khái quát về cảng Cái Lân
2. Khái quát về vịnh Hạ Long
3. Mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân với việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
4. Mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân với việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
III. Kết luận.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
BÁO CÁO THỰC ĐỊA
ĐỀ TÀI
Phân tích mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân và phát triển du lịch ở Hạ Long. Lấy ví dụ để chứng minh. Trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề trên.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Mai.
Lớp: Môi Trường.
Khóa: 48.
Hà Nội 05/2010
Mục lục
I. Đặt vấn đề
II.Giải quyết vấn đề
1. Khái quát về cảng Cái Lân
2. Khái quát về vịnh Hạ Long
3. Mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân với việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
4. Mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân với việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
III. Kết luận.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phát triển kinh tế của một quốc gia, một vùng cần biết phát huy những thế mạnh và hạn chế các điểm yếu của quốc gia, của vùng đó. Mở rông giao lưu kinh tế chính là một hình thức của việc phát triển lợi thế. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà có thể phát triển kinh tế theo các hướng khác nhau. Có vùng có lợi thế về sản xuất nông nghiệp thì sẽ tập trung sản xuất các sản phẩm nông nghiệp để trao đổi, có vùng có lợi thế về phát triển công nghiệp thì sẽ đẩy mạnh phát triển công nghiệp hay có những vùng được thiên nhiên ưu đãi có những thắng cảnh đẹp, những bãi biển đẹp thì sẽ phát triển dịch vụ du lịch…Tất cả các hoạt động đó đều nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người, thỏa mãn các nhu cầu của con người.
Quảng Ninh là vùng đất rất được thiên nhiên ưu ái, ở đây vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp như khai thác khoáng sản, có các cảng nước sâu để làm cảng biển phục vụ cho việc vận chuyển trao đổi hàng hóa giữa các vùng với nhau,…Lại vừa có cảnh quan thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch như phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long. Tận dụng lợi thế đó Quảng Ninh đã trở thành một thành phố phát triển, thu nhập và mức sống của người dân khá cao. Tuy nhiên, không phải chỉ có những thuận lợi mà không còn có nhiều vấn đề đáng phải bàn trong việc phát triển kinh tế ở Quảng Ninh. Phát triển kinh tế có mâu thuẫn với phát triển du lịch. Có thể kể đến như vấn đề mâu thuẫn giữa việc phát triển cảng Cái Lân và phát triển du lịch ở Hạ Long. Vấn đề này hiện nay đang là vấn đề được quan tâm và là vấn đề đang cần được xem xét trong kế hoạch phát triển kinh tế ở Quảng Ninh.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Khái quát về cảng Cái Lân.
Trong chiến lược phát triển cảng biển Việt Nam, cảng Cái Lân được xây dựng và vận hành theo quyết định 228/2003/QĐ – TTg của thủ tướng chính phủ, với mô hình thí điểm cho thuê quản lý và kết cấu hạ tầng. Cảng Cái Lân được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 1999, bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản. Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2004. Với chiều dài là 680 m, độ sâu trước bến 12m, cảng gồm có 8 cầu tàu, 2 bến bãi bốp xếp congtenơ và 2 bến nghiêng, kho chứa có diện tích 300.000 m2, bãi chứa hàng có diện tích 17.000 m2, khả năng cập tàu có trọng tải từ 1 đến 5 vạn tấn, khả năng xếp dỡ từ 5 đến 8 triệu tấn/ năm. Cảng được trang bị các thiết bị hiện đại như: cẩu khung ôm bánh lốp, cẩu tại bãi, cẩu bờ di động, đầu kéo,...
Cảng Cái Lân là trung tâm trong cụm cảng biến đông bắc. Cảng nước sâu này được nối mạng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng qua quốc lộ 18. Cảng có vị trí thuận lợi, có đường bộ ngắn nối khu vực bắc lào và tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nên có thể phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực này.
Năm 2009, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Cái Lân đạt 4.696.000 tấn vượt 16% kế hoạch năm, tăng 53% so với năm 2008; doanh thu 156,4 tỷ đồng tăng 64% so với năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người 4.300.000 đồng/ ngươi/ tháng, tăng 39 % so với năm 2008. Tính đến giữa tháng 3 năm 2010, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 1.250.000 tấn.
Như vậy, việc mở rộng cảng Cái Lân mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Giúp phát triển kinh tế của vùng cũng như nâng cao thu nhập cho người dân.
Khái quát về vịnh Hạ Long.
Nằm ở đông bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165 km, vịnh Hạ Long có diện tích 1553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo, 90% là đảo đá vôi. Phía Bắc và Tây Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần đảo huyện Vân Đồn, phía Đông Nam và phía Nam giáp với bờ tây vịnh Bắc Bộ, , phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà. Năm 1962 vịnh Hạ Long được bộ văn hóa thông tin xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia. Năm 2009, được nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đượt 1.
Khu vực trung tâm Vịnh Hạ Long với diện tích 434 m2 , 775 hòn đảo với các giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, năm 1994 về giá trị cảnh quan và năm 2000 là về giá trị địa chất – địa mạo. Hiện nay, Vịnh Hạ Long đang nằm trong danh sách bầu chọn trở thành 1 trong 7 kì quan thiên nhiên của thê giới.
Hạ Long thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Hết quý I, tổng khách du lịch đến thành phó Hạ Long là 691.980 lượt khách (tăng 110 % so với cùng kỳ), trong đó khách quốc tế là 364.390 ( tăng 122%), khách thăm vịnh Hạ Long là 588.185 lượt khách (tăng 105% so với cùng kỳ); doanh thi đạt 329 tỷ đồng (tăng 110% so với cùng kỳ).
Như vậy, vịnh Hạ Long cũng cũng là ưu thế trong phát triển kinh tế của Quảng Ninh, nó đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của vùng. Mang lại thu nhập cho người dân bản địa và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mâu thuẫn giữa việc mở rộng cảng Cái Lân với việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là ở Hạ Long. Ở đây có các cảng nước sâu có thể phát triển thành các cảng phục vụ cho các tàu cập bến đề trao đổi hàng hóa, lại vừa có lợi thế về cảnh quan để phát triển du lịch. Như đã nói ở trên thì việc phát triển cảng biển hay phát triển du lịch đều mang lại lợi ích kinh tế, mang lại thu nhập và nâng cao mức sống của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển này lại đang là vấn đề cần quan tâm. Nó tồn tại mâu thuẫn trong sự phát triển kinh tế của vùng đó là mở rộng cảng Cái Lân sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch ở vịnh Hạ Long.
Có thể nhận thấy với việc xây dựng và mở rộng cảng Cái Lân có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là môi trường biển. Mà ngành du lịch ở Hạ Long phát triển chủ yếu dựa vào môi trường tự nhiên. Một khi môi trường tự nhiên suy giảm, bị ô nhiễm thì sự thu hút của nó sẽ bị giảm sút, từ đó lượng khách du lịch sẽ giảm và ảnh hưởng đến ngành du lịch là tất yếu. Có thể kể đến những mâu thuẫn như sau:
Trong quá trình xây dựng mở rộng và hoạt động của cảng sẽ gây ra tác động tiêu cực đến môi trường không khí, môi trường biển và các sinh vật biển. Để các tàu có thể cập bến được thì cảng phải có độ sâu nhất định. Chính vì vậy, trong quá trình...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top