Frederico

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam





Người lao động tham gia BHTN là những là công dân Việt Nam làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể; làm việc cho cơ quan, tổ chức, cho cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ ., có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12-36 tháng. Như vậy, chỉ những người lao động có các điều kiện trên mới được tham gia vào BHTN. Những người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc như trên với người sử dụng lao động sẽ không được tham gia BHTN. Ngoài ra, nhưng công chức, viên chức Nhà nước, những người lao động không có chủ, người làm thuê theo mùa vụ cũng không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Vì , hay là họ được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm lâu dài nên khả năng thất nghiệp thấp, hay là những người khó xác định thu nhập để xác định phí bảo hiểm, thời gian làm việc ngắn, công việc không ổn định, thời gian đóng phí bảo hiểm không đủ.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và cách đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.v
Các chế độ bảo hiểm xã hội :
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3.3 Bảo hiểm y tế :
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
Bảo hiểm y tế toàn dân là việc các đối tượng quy định trong Luật này đều tham gia bảo hiểm y tế.
3.4 Bảo hiểm thất nghiệp : ( Làm rõ ở phần sau )
II. Bảo hiểm thất nghiệp :
1.Thất nghiệp và phân loại thất nghiệp
khái niệm về thất nghiệp
Đã có nhiều khái niệm về thất nghiệp, song định nghĩa thất nghiệp của ILO được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành. Theo định nghĩa của tổ chức này thì: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được viêc làm ở mức lương thịnh hành.
Người thất nghiệp có thể là công nhân trong các doanh nghiệp, có thể là học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp đã tốt nghiệp ra trường hay là bộ đội xuất ngũ. Những người ngoài độ tuổi lao động hay trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng không lao động; không có nhu cầu làm việc thì không được coi là người thất nghiệp.
Phân loại thất nghiệp
Có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau, tuỳ theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chon tiêu thức phân loại.
Căn cứ vào tính chất thất nghiệp, người ta phân ra các loại sau:
- Thất nghiệp tự nhiên: Loại này xảy ra do quy luật cung cầu của thị trường sức lao động tác động.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi mất cân đối giữa cung và cầu về các loại lao động. Cầu của loại lao động này tăng lên, loại lao động khác lại giảm xuống, cung điều chỉnh không kịp cầu.
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển giữa các vùng, các miền, thuyên chuyển công tác giữa các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất. Loại này khá phổ biến và diễn ra thường xuyên. Thất nghiệp tạm thời còn được gọi là thất nghiệp bề mặt.
- Thất nghiệp chu kỳ: Loại này xảy ra do mức cầu về lao động giảm xuống. Loại thất nghiệp này diễn ra theo chu kỳ và vì thế mang tính quy luật.
- Thất nghiệp thời vụ: Phát sinh theo các chu kỳ sản xuất kinh doanh, loại này xảy ra rất phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp.
- Thất nghiệp công nghệ: Do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra, từ đó làm phát sinh thất nghiệp công nghệ.
b) Căn cứ vào ý chí người lao động, có thể phân thành 2 loại thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện: Là hiện tượng người lao động từ chối một công việc nào đó do mức lương được trả không thoả đáng hay do không phù hợp với trình độ chuyên môn, mặc dù họ vẫn có nhu cầu làm việc.
- Thất nghiệp không tự nguyện: Là hiện tượng người lao động có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc và chấp nhận mức lương được trả, nhưng người sử dụng lao động không chấp nhận hay không có người sử dụng nên trở thành thất nghiệp.
c) Căn cứ vào mức độ thất nghiệp, có thể chia ra:
- Thất nghiệp toàn phần: Có nghĩa là người lao động hoàn toàn không có việc làm hay thời gian làm việc thực tế mỗi tuần dưới 8 giờ và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
- Thất nghiệp bán phần: Có nghĩa là người lao động vẫn có việc làm, nhưng khối lượng công việc ít hay thời gian lao động thực tế trung bình chỉ đạt 3 đến 4 giờ trong một ngày làm việc và họ vẫn có nhu cầu làm thêm.
1.3 Nguyên nhân và hậu quả của thất nghiệp
1.3.1 Nguyên nhân
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều nguyên nhân gay ra thất nghiệp và kèm theo là những tác động xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đất nước. Dưới đây là một số nguyên nhân chính
- Chu kỳ kinh doanh: Khi mở rộng thì thu hút thêm lao động, nhưng khi thu hẹp thì lại dư thừa lao động, từ đó làm cho cung và cầu trên thị trường sức lao động co giãn, thay đổi phát sinh hiện tượng thất nghiệp.
- Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các nhà sản xuất luôn tìm cách mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, đưa những dây chuyền tự động hoá vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh. Một cỗ máy, một dây chuyền sản xuất tự động hoá có thể thay thế hàng chục, thậm chí hàng trăm công nhân. Số công nhân bị máy móc thay thế lại tiếp tục đựơc bổ sung vào đội quân thất nghiệp.
- Sự gia tăng dân số và nguồn lao động cùng với quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế cũng có những mặt tác động tiêu cực đền thị trường lao động.
- Do người lao động không ưa thích công việc đang làm hay địa điểm làm việc, họ phải đi tìm công việc mới, địa điểm mới.
1.3.2 Hậu quả
- Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển, làm khả năng sản xuất thực tế kém hơn tiềm năng. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái; khả năng phục hồi chậm. Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất đi dẫn đến đời sống khó khăn…
- Đối với xã hội: Thất nghiệp làm cho người lao động hoang mang, buồn chán và thất vọng, tinh thần luôn bị căng thẳng và dẫn tới khủng hoảng niềm tin. Về khía cạnh xã hội, thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên những hiện tượng tiêu cực, đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỷ cương, luật pháp và đạo đức để tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, tiêm chích ma tuý…
- Thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn, hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ, khả năng lãnh đạo của người cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền.
1.4 Biện pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp
1.4.1 Chính sách dân số
Đây là chính sách mang tính chiến lược lâu dài, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số cũng có nghĩa là giảm đựoc tỷ lệ tăng lực lượng lao động từ đó tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm. Chính sách này đã và đang áp dụng ở nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam
1.4.2 Ngăn cản di cư từ nông thôn ra thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thưòng cao hơn ở nông thôn, nhưng một bộ phận dân cư nông thôn vẫn có xu hướng di cư ra thành th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top