Download miễn phí Đồ án Quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé – huyện Thuận An – Bình Dương



MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1 – MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.1 Đặt vấn đề 1
1.1.2 Tầm quan trọng 1
1.1.3 Ý nghĩa chọn đề tài 2
1.2. Tình hình nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu đề tài 3
1.4. Nội dung nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1. Phương pháp tiếp cận quá trình 3
1.4.2. Phương pháp khảo sát thực tế 4
1.4.3. Phương pháp thu thập thông tin 4
1.4.4. Phương pháp phân tích – so sánh 4
1.4.5. Phương pháp chuyên gia 4
1.6. Phạm vi nghiên cứu 4
1.7. Kết cấu đồ án 5
Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 6
2.1.1. Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO14000 6
2.1.2. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 6
2.1.3. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 7
2.2. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8
2.2.1. Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8
2.2.2. Mô hình ISO 14001 9
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001:2004 ở Việt Nam 10
2.3.1. Thuận lợi 10
2.3.2. Khó khăn 13
Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
3.1. Giới thiệu chung về Công ty 16
3.1.1. Vị trí, quy mô Công ty 16
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 16
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự 17
3.2. Hoạt động sản xuất 18
3.2.1. Sản phẩm và công suất 18
3.2.2. Thiết bị máy móc và nguyên liệu đầu vào của Công ty 19
3.2.3. Dây chuyền công nghệ sản xuất quần áo 23
3.2.4. Dây chuyền công nghệ giặt tẩy quần áo 24
3.3. Các nguồn phát sinh ô nhiễm tại Công ty 25
3.3.1. Nguồn gây ô nhiễm không khí 25
3.3.2. Nguồn phát sinh nước thải 28
3.3.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn 31
3.3.4. Các sự cố do hoạt động của Công ty 32
Chương 4 – KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
4.1. Khảo sát 33
4.2. Kết quả khảo sát 33
Chương 5 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
5.1. Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường 43
5.1.1. Phạm vi HTQLMT của Công ty 43
5.1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập ban môi trường 43
5.2. Xây dựng chính sách môi trường 44
5.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường 44
5.2.2. Xây dựng chính sách môi trường 45
5.2.3. Hình thức phổ biến 45
5.2.4. Kiểm tra lại chính sách môi trường 48
5.3. Xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường 48
5.3.1. Xác định khía cạnh môi trường 48
5.3.2 Đánh giá khía cạnh môi trường và xác định khía cạnh môi trường đáng kể 50
5.4. Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 60
5.5. Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 61
5.5.1. Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường 61
5.5.2. Phương pháp thiết lập 63
5.5.3. Triển khai thực hiện 63
5.5.4. Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý 64
5.6. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 64
5.7. Năng lực, đào tạo và nhận thức 64
5.7.1. Đào tạo nhận thức về HTQLMT 65
5.7.2. Đào tạo theo vị trí công việc 65
5.7.3. Đào tạo đáp ứng các tình trạng khẩn cấp 66
5.7.4. Đào tạo đánh giá viên nội bộ 66
5.7.5. Đào tạo cho cấp lãnh đạo 66
5.8. Thông tin liên lạc 67
5.8.1. Cách thực hiện 67
5.8.2. Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc 67
5.9. Hệ thống tài liệu 69
5.10. Kiểm soát tài liệu 70
5.11. Kiểm soát điều hành 70
5.11.1. Kiểm soát nguyên – vật liệu 70
5.11.2. Kiểm soát năng lượng điện 71
5.11.3. Kiểm soát chất thải rắn 72
5.11.4. Kiểm soát hóa chất 73
5.11.5. Kiểm soát nước thải 75
5.11.6. Kiểm soát khí thải và bụi 76
5.11.7 Kiểm soát tiếng ồn 76
5.11.8. Kiểm soát tai nạn lao động 77
5.12. Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó tình huống khẩn cấp 77
5.13. Giám sát 78
5.14. Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 79
5.15. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 79
5.16. Kiểm soát hồ sơ 79
5.17. Đánh giá nội bộ 80
5.18. Xem xét của lãnh đạo 81
Chương 6 – ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
6.1. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên yêu cầu của tiêu chuẩn 82
6.2. Đánh giá khả năng áp dụng dựa trên thực trạng của Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé 86
6.2.1. Giảm thiể ô nhiễm không khí 86
6.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải 88
6.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn 89
6.2.4. Các biện pháp an toàn lao động và ứng cứu sự cố 89
6.3. Nhận xét 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

CSMT còn phù hợp không?
Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ.
Kết quả thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
Trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả khiếu nại.
Các hành động khắc phục và phòng ngừa.
Các đề xuất cải tiến môi trường.
Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động môi trường trong thời gian tới.
Hiện tại, công ty đã thực hiện xem xét của lãnh đạo về vấn đề môi trường.
CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VÀ GIẶT TẨY BẾN NGHÉ
5.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN MÔI TRƯỜNG
5.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty
Phạm vi của HTQLMT bao gồm:
Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các phòng ban liên quan trong toàn Công ty.
Các vấn đề về nước thải, khí thải, rác thải sau khi đã ra khỏi phạm vi của công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường.
5.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban môi trường
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành. Do đó, công ty cần xây dựng một Ban môi trường để theo dõi, vận hành và duy trì HTQLMT.
Giám đốc sẽ chọn các thay mặt lãnh đạo về môi trường chịu trách nhiệm điều hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tuyển nhân viên có chuyên môn về môi trường làm việc tại phân xưởng để hỗ trợ cho ĐDLĐ. ĐDLĐ chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu quản lý môi trường cho toàn công ty trong đó xác định:
Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòng ban và bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Và vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về quản lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm, quyền hạn vốn có của các cá nhân, phòng ban trong phân xưởng.
Trình lên Giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản.
Các thành viên trong Ban môi trường phải có kiến thức về vấn đề môi trường, mỗi phòng ban và bộ phận phải có ít nhất một thành viên tham gia. Các thành viên trong ban môi trường phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa học cũng như cập nhật đầy đủ các thông tin về môi trường của Công ty, từ đó phổ biến đến các thành viên còn lại trong phòng ban và bộ phận của mình.
Ban môi trường gồm các thành viên:
ĐDLĐ có thể chọn từ 3 phó giám đốc.
Trưởng/ phó các phòng ban (phòng hành chính nhân sự, xưởng sản xuất, phòng quản an toàn lao động và quản lý môi trường, phòng tài chính – kế toán, phòng kinh doanh – kế hoạch).
5.2 XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG
5.2.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng chính sách môi trường
Khi tiến hành xây dựng CSMT cho Công ty, ban lãnh đạo công ty cần cân nhắc các vấn đề sau:
Bản chất, quy mô và các tác động đến môi trường của các hoạt động sản xuất tại Công ty.
Mức độ thỏa mãn khách hàng mà Công ty muốn hướng đến.
Chính sách thể hiện rõ cam kết tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường.
Chính sách thể hiện rõ cam kết thực hiện HTQLMT phù hơp tiêu chuẩn ISO 14001 và cải tiến liên tục hệ thống.
Chính sách phải rõ ràng, ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. CSMT là một phương tiện thông tin về HTQLMT của xưởng trong nội bộ cũng như bên ngoài cho nên chính sách không nên quá dài ( không quá một trang).
Chính sách nên cô đọng ở ba ý chính: tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng, ngăn ngừa ô nhiễm và cam kết cải tiến liên tục.
Chính sách phải được lãnh đạo cao nhất phê duyệt. Sự phê duyệt của lãnh đạo cao nhất sẽ đem lại hiệu lực cho CSMT, làm cho mọi người cùng tuân thủ và thực hiện. Ngoài ra, lãnh đạo cao nhất cần quy định thời điểm CSMT bắt đầu có hiệu lực.
Ban lãnh đạo cần xem xét lại CSMT theo định kỳ. Bởi lẽ, CSMT có thể chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định, khi có sự thay đổi về hoạt động sản xuất thì tình hình môi trường cũng sẽ thay đổi theo. Do đó, CSMT sẽ không còn phù hợp và cần xem xét, điều chỉnh lại.
5.2.2 Xây dựng chính sách môi trường cho Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé
Công ty TNHH May mặc và Giặt tẩy Bến Nghé là công ty chuyên hoạt động sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu với 100% vốn nước ngoài. Công ty nhận thức ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và cộng đồng về một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mình. Ban lãnh đạo công ty đã phối hợp với các xưởng thiết lập, thực hiện và duy trì những cam kết về môi trường như sau:
Luôn quan tâm và cải thiện những vấn đề môi trường trong phạm vi của Công ty.
Luôn cập nhật và tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến các khía cạnh môi trường của Công ty.
Sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu nhằm : giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, giảm các chất độc hại đối với môi trường, không sử dụng lãng phí nguyên liệu, điện, nước…
Áp dụng, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo vệ môi trường tại phân xưởng.
Liên tục cập nhật các thông tin về môi trường và phổ biến cho toàn phân xưởng.
Thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ – công nhân viên về bảo vệ môi trường.
5.2.3 Hình thức phổ biến
Đảm bảo tất cả cán bộ – công nhân viên trong Công ty đều được phổ biến và hiểu được CSMT. Hình thức phổ biến như sau:
Đối với cán bộ - công nhân viên trong toàn Công ty
Phổ biến CSMT cho toàn thể công nhân viên trong toàn Công ty.
Tổ chức các buổi họp công bố CSMT. Lãnh đạo cao nhất truyền đạt, giải thích CSMT cho thay mặt của các phòng/ban và bộ phận. Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm truyền đạt và giải thích lại cho nhân viên trong bộ phận của mình.
Quản đốc và nhân viên môi trường có trách nhiệm truyền đạt và giải thích CSMT đến toàn bộ công nhân trong công ty.
CSMT được đưa vào chương trình đào tạo khoảng 3 tháng/lần.
Dán nội dung CSMT, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi mà tất cả nhân viên đều có thể nhìn thấy như: xung quanh khu vực làm việc, căn tin, các bảng thông báo, cửa ra vào…
Công bố CSMT trên mạng nội bộ, internet hay ghi đính kèm với thư điện tử.
Phía sau thẻ nhân viên và phong bì phát lương có in nội dung CSMT của Công ty.
Cần kiểm tra nhận thức của nhân viên về CSMT của phân xưởng bằng cách đột xuất hỏi họ có biết CSMT hay không và nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của họ,…
Đối với nhân viên mới nhận vào cần đưa CSMT vào hợp đồng lao động và tổ chức cho họ học CSMT của Công ty trước khi ký hợp đồng.
Đối với các bên liên quan:
Đối với nhà thầu cần có cam kết thực hiện CSMT của Công ty trước khi ký hợp đồng.
Ngoài ra, CSMT cũng cần được công bố rộng rãi ra cộng đồng bằng cách đưa CSMT vào báo cáo cho các bên hữu quan, tài liệu quảng bá của Công ty, đưa lên trang web của Công ty hay in lên business card …
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Bạn download tại đây nhé

 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ thanhtam93:
http://ket-noi.com/forum/viewtopic.php?f=116&t=155593
bạn ơi giúp mình bài này với


Bạn download tại đây nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Ebook Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Trắc nghiệm ôn tập môn quản lý chất lượng thực phẩm ( có đáp án) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top