hanji_l0el0et

New Member

Download miễn phí Đề tài Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế





Mục lục
Lời mở đầu 2
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 4
I. Quan niệm về rủi ro 4
1. Khái niệm 4
2. Tính chất 4
II. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 4
1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 4
2. Rủi ro trong hoạt động TTQT 8
PHẦN II: MỘT SỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 9
I. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh 9
1. Rủi ro thương mại 9
2. Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu 10
3. Rủi ro tỷ giá 11
4. Rủi ro quốc gia 13
5. Rủi ro đạo đức 14
6. Rủi ro pháp lý 15
7. Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp 15
II. Phân loại theo các cách thanh toán quốc tế 17
1. Rủi ro trong cách chuyển tiền 17
2. Rủi ro trong cách ghi sổ 18
3. Rủi ro trong cách nhờ thu 18
4. Rủi ro trong cách tín dụng chứng từ 19
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC 22
I. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với chủ thể là các Ngân hàng Thương mại. 22
1. Đối với bản thân mỗi Ngân hàng thương mại cần thực hiện: 22
2. Đối với NHNN 25
II. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với các nhà xuất nhập khẩu 27
1. Giải pháp chung đối với cả hai bên. 27
2. Những giải pháp hạn chế rủi ro đối với nhà nhập khẩu: 28
3. Những giải pháp hạn chế rủi ro với nhà xuất khẩu: 29
III. Đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hợp giữa thực hiện nghiệp vụ TTQT của cán bộ đối với những dịch vụ thanh toán cung ứng tín dụng. đó là các vấn đề về điều kiện thanh toán, sửa đổi L/C, ký hậu và bảo lãnh vận đơn nhận hàng..
Nguyên nhân khách quan: Đối với các cách thanh toán, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh toán của khách hàng và ngân hàng nước ngoài đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác như: Đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển do khách hàng xuất – nhập khẩu đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, đối tác không có khả năng thanh toán, ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình sát nhập giải thể, phá sản.. Riêng đối với cách tín dụng chứng từ thì rủi ro tín dụng là đặc thù vì theo cách này:
+ Ngân hàng phát hành thực sự bị ràng buộc vào cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ phù hợp được xuất trình, nên kể cả khi ngân hàng thông báo cung cấp tín dụng cho người mở thì ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
+ Ngân hàng thương lượng khi đã chiết khấu, ứng trước bộ chứng từ có sai sót hay không bảo lưu quyền truy đòi nhà xuất khẩu thì có thể nhận lấy rủi ro không được thanh toán của ngân hàng phát hành hay ngân hàng hoàn tiền.
3. Rủi ro tỷ giá
- Khái niệm:
Rủi ro tỷ giá là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng ngoại tệ của một nước nào đó. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nếu ngoại tệ lên giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại và ngược lại nếu ngoại tệ mất giá thì người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro.
Một cách chung nhất, rủi ro hối đoái tồn tại khi biến động tỷ giá ảnh hưởng tới từng nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ luồng tiền mặt của công ty.
Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến.
- Tác động của rủi ro tỷ giá:
Rủi ro hối đoái cũng có thể coi như rủi ro suy đoán và tác động của nó đối với các khoản phải thu, phải trả là trái ngược nhau, và tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà tác động của rủi ro hối đoái cũng khác nhau.
+ Đối với nhà xuất khẩu, tỷ giá biến động sẽ phá vỡ kế hoạch tính toán của nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho kinh doanh xuất khẩu có thể bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.
+ Đối với nhà nhập khẩu, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi ro cho nhà nhập khẩu khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động tăng (giá cả đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm) sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ hay nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù đắp nổi với biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng thêm tỷ lệ tỷ giá hối đoái tăng.
+ Đối với các ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cơ sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên. Chẳng hạn khi trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ không hiệu quả, hay khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ giá.
4. Rủi ro quốc gia
- Khái niệm:
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. Loại rủi ro này là do những nguyên nhân khách quan gây nên:
Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước
Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính – tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.
Những cấm vận trong thanh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngoài chưa trả, hay do quan hệ không bình thường giữa hai nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chừng.
Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hay chuyển ngoại hối ra nước ngoài.
Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những biến động hay biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu khiến cho chính phủ của nước nhập khẩu cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hay hàng hóa nhập khẩu thuộc diện cấm nhập khẩu nên không được làm thủ tục thông quan.
Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xuất hiện khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do thuế xuất khẩu tăng hay hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Cũng có khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia chưa được bình thường hóa nên gây khó khăn cho việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu.
Rủi ro quốc gia cũng có thề xảy ra đồng thời với nhà xuất khẩu và nhập khẩu nếu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương chính phủ nước nhập khẩu và xuất khẩu đều không cho phép nhập khẩu và xuất mặt hàng đó nữa.
Trong kinh doanh quốc tế, việc phòng tránh rủi ro quốc gia là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác, các nhà quản trị cần nhận dạng và phân tích kỹ cấu trúc rủi ro quốc gia để từ đó xây dựng các chính sách đề phòng, bảo hiểm.
5. Rủi ro đạo đức
Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình khôn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn tĩnh Vĩnh Phúc Luận văn Kinh tế 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0
O Công tác đánh giá rủi ro trong hoạt đông kinh doanh ở Bảo Việt nhân thọ Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Phương pháp thống kê đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng thương mại - Ứng dụn Luận văn Kinh tế 0
C Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VP Bank Luận văn Kinh tế 3
A Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập k Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP An Bình - PGD Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
F Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam chi Kiến trúc, xây dựng 0
T Hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh NHCT quận Luận văn Kinh tế 0
C Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng công thương Thanh Hoá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top